Răng nhạy cảm như thế nào

Bạn đã bao giờ cảm thấy đau hoặc khó chịu sau khi cắn một miếng kem hoặc một thìa súp nóng? Răng nhạy cảm có gây nhiều phiền toái? Cần tìm cách khắc phục ngay tình trạng này để thoải mái trong ăn uống và sinh hoạt.

Răng nhạy cảm như thế nào

Răng nhạy cảm ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống

Răng nhạy cảm là gì?

Nhạy cảm răng, hay quá cảm ngà là tình trạng đau hoặc khó chịu ở răng như một phản ứng với một số kích thích nhất định, chẳng hạn như nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm.

Răng nhạy cảm như thế nào

Ngà răng bị lộ khiến răng bị kích thích với các yếu tố bên ngoài

Các triệu chứng răng nhạy cảm

Những người có răng nhạy cảm có thể bị đau, ê buốt hoặc khó chịu do phản ứng với một số tác nhân gây ra. Các triệu chứng có thể đến và biến mất theo thời gian mà không có lý do rõ ràng. Tình trạng đau, ê buốt có thể từ nhẹ đến dữ dội.

Răng nhạy cảm như thế nào

Răng nhạy cảm gây đau buốt ở chân răng

Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm

Một số người bẩm sinh có răng nhạy cảm hơn những người khác do có men răng mỏng hơn. Men răng là lớp ngoài cùng bảo vệ răng. Trong nhiều trường hợp, men răng có thể bị mòn do:

  • Đánh răng quá mạnh
  • Sử dụng bàn chải đánh răng cứng
  • Nghiến răng ban đêm
  • Thường xuyên ăn hoặc uống thực phẩm và đồ uống có tính axit.

Đôi khi, các tình trạng khác có thể dẫn đến ê buốt răng. Ví dụ, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày thực quản lên miệng và làm mòn men răng theo thời gian. Các tình trạng gây nôn mửa thường xuyên như chứng liệt dạ dày và ăn vô độ cũng có thể khiến axit ăn mòn men răng. Tình trạng tụt nướu có thể khiến các phần của răng bị lộ ra ngoài và không được bảo vệ, cũng gây ra ê buốt.
 

Sâu răng, gãy răng, sứt mẻ có thể khiến ngà răng bị lộ ra ngoài, gây ê buốt. Khi đó, bạn có thể chỉ cảm thấy ê buốt ở một răng hoặc vùng cụ thể trong miệng thay vì phần lớn các răng.

Răng có thể nhạy cảm tạm thời sau khi làm răng như lấy cao răng nhiều,  trám răng hoặc tẩy trắng răng. Trong trường hợp này, độ nhạy cảm cũng sẽ giới hạn ở một răng hoặc các răng xung quanh răng đã được làm răng. Điều này sẽ giảm dần sau vài ngày.
 

Khi men răng bị mòn, ngà răng bị lộ thì sẽ dễ bị ê buốt, đau khi gặp các yếu tố như: Thực phẩm và đồ uống nóng/lạnh, ngọt, có tính axit, nước súc miệng có chứa cồn…

Điều trị răng nhạy cảm như thế nào?

Các phương pháp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng răng nhạy cảm. 

Nếu các tình trạng bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm, bạn nên điều trị triệt để các bệnh lý này. Trào ngược dạ dày thực quản có thể được điều trị bằng thuốc giảm tiết axit và chứng cuồng ăn nên được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ tâm thần.

Tình trạng tụt lợi nặng có thể được điều trị bằng cách chải răng nhẹ nhàng hơn và giữ vệ sinh răng miệng tốt. Trong trường hợp ê buốt và khó chịu do tụt nướu nghiêm trọng, nha sĩ có thể khuyên bạn nên ghép nướu. Quy trình này bao gồm việc lấy mô từ vòm miệng và đặt nó lên chân răng để bảo vệ răng.
 

Quy trình chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng nên được thay đổi. Bạn nên chọn kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Những loại kem đánh răng này sẽ không có bất kỳ thành phần gây kích ứng nào và có thể có các thành phần giải mẫn cảm giúp ngăn chặn cảm giác khó chịu di chuyển đến dây thần kinh của răng.
 

Bạn cũng nên chọn bàn chải đánh răng mềm hơn và chải răng một cách nhẹ nhàng. Sau khi đánh răng thì sử dụng nước ngậm răng miệng thành phần thảo dược để bảo vệ răng miệng tối ưu.

Nước ngậm răng miệng dùng để ngậm trong miệng 5-10 phút giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, hỗ trợ làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, giảm chảy máu chân răng, răng lung lay…

Răng nhạy cảm như thế nào

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Răng nhạy cảm như thế nào

Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.

- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.

*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.

*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn

Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.

Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.

Răng bị nhạy cảm phải làm sao?

Để điều trị răng nhạy cảm, cách chủ yếu chăm sóc răng miệng, tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên bạn: Dùng kem đánh răng giảm ê buốt: Kem đánh răng giảm ê buốt có tác dụng điều trị răng nhạy cảm, ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh giúp giảm ê buốt.

Răng nhạy cảm uống thuốc gì?

Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có tác dụng giảm ê buốt răng nhanh chóng. Aspirin và nhóm kháng sinh: Gồm Amoxicilin, Spiramycin, Tetra,… hỗ trợ giảm đau nhức. Thuốc kháng sinh Metronidazole: Giảm đau răng, ê buốt tạm thời, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

Tại sao răng bị đau khi có kích thích?

Tóm lại, răng nhạy cảm là khi ăn một số loại thực phẩm hay khi thay đổi thời tiết gây răng ê buốt và đau. nhiều nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm như: tụt nướu, ăn nhiều thực phẩm chua, lạnh, sâu răng, vỡ răng,...

Đau răng thì phải làm thế nào?

2.1. Chườm lạnh. Nhiệt độ thấp bằng việc chườm lạnh tác dụng lên vùng răng bị đau nhức có tác dụng hạn chế lưu lượng máu dồn vào, cũng làm tê liệt các dây thần kinh. ... .
2.2. Súc miệng nước muối. ... .
2.3. Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương. ... .
2.4. Chữa đau răng tại nhà với tỏi..