Răng miền trung là gì

“Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” – đúng như vậy, dù là người Việt Nam chính gốc nhưng cũng khá nhiều từ ngữ của các vùng miền khiến chúng ta không thể hiểu. Đặc biệt, các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Huế có những từ thoạt nghe thì thấy rất lạ và nếu nghe nhiều thì vô cùng dễ thương như “mô, tê, chi, răng, rứa,…” Vậy rứa là gì? “Rứa” được sử dụng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết hôm nay nhé!

Rứa là gì? Giải thích một số cụm từ đi với “rứa”

Mục lục

  • 1 Rứa là gì?
  • 2 Chi mô răng rứa, mô tê răng rứa là gì?
  • 3 Giải đáp một số từ khác hay đi cùng “rứa”
    • 3.1 “Gan rứa” có nghĩa là gì?
    • 3.2 “Chắc rứa” có nghĩa là gì?
    • 3.3 “Kinh rứa” có nghĩa là gì?
    • 3.4 “Rứa hè” có nghĩa là gì?
  • 4 Bật mí một số cách dùng từ địa phương của miền Trung
    • 4.1 Đại từ tiếng miền Trung
    • 4.2 Danh từ tiếng miền Trung
    • 4.3 Chỉ từ, thán từ trong tiếng miền Trung

Rứa là gì?

Từ “rứa” không còn quá xa lạ với những người có gốc miền Trung hoặc Bắc Trung Bộ. Theo đó, “rứa” là một từ ngữ địa phương có nghĩa là “thế” được sử dụng phổ biến ở một số tỉnh như Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

“Rứa” là từ thường sử dụng ở các tỉnh miền Trung

Nhiều người thường thắc mắc là tại sao mấy bạn miền Trung lại không thường hay nói từ này. Lý do được đưa ra là bởi đây là từ ngữ địa phương và nó chỉ được dùng nhiều ở các địa phương. Còn khi giao tiếp bên ngoài thì họ sẽ dùng từ ngữ phổ thông, dạng phổ biến để người đối diện có thể hiểu được vấn đề nhanh chóng và dễ dàng. 

Chi mô răng rứa, mô tê răng rứa là gì?

Với “chi mô răng rứa”, chúng ta có thể cắt nghĩa theo từ để hiểu như sau:

Chi mô răng rứa, mô tê răng rứa là gì?

  • “Chi”: Từ này được hiểu tương đương với chữ “gì”. Ví dụ bạn có thể hỏi người khác đang làm gì bằng tiếng miền Trung là “Mi đang làm cái chi rứa?”
  • “Mô”: Được hiểu là “đâu”, thường được dùng trong các câu hỏi nhưng trong một vài ngữ cảnh thì từ “mô” lại được hiểu theo một nghĩa khác. Ví dụ như câu “Hôm nay mi tổ chức tiệc liên hoan ở mô rứa?” tức là người ta đang hỏi bạn “Hôm nay mày tổ chức tiệc liên hoan ở chỗ nào thế?”. Khi đó, chữ “mô” được dùng trong câu trên để chỉ địa điểm. Bên cạnh đó, nếu đặt ở một ngữ cảnh khác thì từ “mô” có thể đóng vai trò là thán từ như trong câu “Sao mày gặp tao mà lại lơ đi thế?”; nếu câu trả lời là “Mô mà!” thì bạn phải hiểu câu đó là “Đâu có!”. 
  • “Răng”: Từ “răng” được hiểu nghĩa là từ “sao”, được sử dụng trong câu hỏi và một số trường hợp thì có thể biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ trong câu “Răng mà mi nói lạ rứa?” thì nghĩa là “Sao mà mày nói lạ thế?” hoặc câu “Ui chao, răng rứa?” nghĩa là “Ôi, sao thế?”,… Trong trường hợp, từ “răng” nằm đơn độc một mình thì nó giống một câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ như một người đang hối hả chạy vào và hỏi bạn “Răng?” thì có nghĩa là “Gì thế?” hoặc “Sao thế?” hay “Sao mà lại vội thế?”.
  • “Rứa”: Được hiểu là từ “thế”, thường đặt ở cuối câu để làm câu hỏi và mang một số nghĩa khác khi nằm ở vị trí khác. Ví dụ khi hỏi “Răng rứa?” nghĩa là “Sao thế?”, hay “Rứa hôm qua bác đi mô?” nghĩa là “Thế hôm qua bác đi đâu?”. Ở vai trò là thán ngữ thì từ “rứa” cũng có nghĩa là “thế” như khi bạn hiểu ra một vấn đề nào đó thì có thể nói là “Rứa à!” hoặc “Té ra là rứa!”, nghĩa sẽ tương đương với “Thế à!” – “Hóa ra là thế!”.
  • “Tê”: Được hiểu là từ “kia”, dùng để chỉ địa điểm. Ví dụ như “Nó ở bên tê tề” có nghĩa là “Nó ở bên kia kìa”.

Giải đáp một số từ khác hay đi cùng “rứa”

Các cụm từ đi cùng từ “rứa” được người dân miền Trung sử dụng phổ biến phải kể đến đó là:

Cách sử dụng từ “rứa”

“Gan rứa” có nghĩa là gì?

“Gan rứa” chính là gan dạ, dũng cảm,… dùng để chỉ người có tính cách mạnh mẽ, cứng rắn. Người miền Trung khi giao tiếp thường bất chợt thốt lên từ này. “Gan rứa” sẽ đồng nghĩa với các câu:

  • Dũng cảm vậy?
  • Gan dạ vậy?
  • Lì vậy?

“Chắc rứa” có nghĩa là gì?

Đây là một từ ghép khá ngắn nên nghĩa của nó cũng khá đơn giản. Cụ thể, đây là câu trả lời mang ý nghĩa khẳng định một vấn đề đang nói hoặc đang được thảo luận. Bạn có thể hiểu cụm từ “chắc rứa” với ý nghĩa tương tự như:

  • Chắc là vậy
  • Chắc là thế
  • Có lẽ là thế
  • Đúng vậy

“Kinh rứa” có nghĩa là gì?

Đây là một câu cảm thán, dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên khi được thốt lên. Theo đó, “kinh” có nghĩa là “ghê”, “ghê gớm”, “đáng sợ” nên mỗi hoàn cảnh khác nhau thì bạn có thể hiểu theo mức độ khác nhau. 

“Rứa hè” có nghĩa là gì?

Cụm từ “rứa hè” được hiểu là “thế à” hoặc “thế ư”. Khi đó, từ “hè” chỉ có tác dụng tăng sức biểu cảm cho câu mà thôi.

Bật mí một số cách dùng từ địa phương của miền Trung

Dưới đây bạn có thể tham khảo một số cách dùng từ địa phương của người miền Trung để giúp bản thân tự tin hơn trong giao tiếp cũng như nâng cao kiến thức về từ ngữ của bản thân.

Bài thơ về thú vị về cách dùng từ miền Trung

Đại từ tiếng miền Trung

  • Tau = Tao
  • Mi = Mày
  • Choa = Chúng tao
  • Bây = Các bạn
  • Ci, cấy = Cái
  • Hấn = Hắn, nó

Danh từ tiếng miền Trung

  • Con du = con dâu
  • Chạc = Dây
  • Con me = Con bê
  • Chủi = Chổi
  • Nạm = Nắm
  • Tru = Trâu
  • Trốc gúi = Đầu gối
  • Mấn = Váy
  • Đọi = [cái] Bát
  • Trốc = Đầu
  • Trốc tru = Đồ ngu
  • Khu = Mông, đít

Chỉ từ, thán từ trong tiếng miền Trung

  • Mồ = Nào
  • Tề = Kìa
  • Nỏ = Không
  • A ri = Như thế này
  • Ri = Thế này
  • [Bây] Giừ = [Bây] Giờ
  • Chư = Chứ
  • Đại = Khá, Bừa
  • Nớ = Ấy
  • Hầy = Nhỉ
  • Rành = Rất
  • Nhứt = Nhất

Trên đây là các thông tin giải đáp về rứa là gì và một số kiến thức liên quan. Mong là đã bạn đọc hiểu được phần nào về cách giao tiếp của người dân miền Trung. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về từ ngữ địa phương khác, hãy truy cập website chính thức của chúng tôi thường xuyên nhé!

Chủ Đề