Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Xây dựng 2003 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện qua các Luật Xây dựng sau này. Khảo sát xây dựng là hoạt động thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng, hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công trình. Vì tính chất quan trọng của dự án đầu tư xây dựng nên Luật Xây dựng đã quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng.

Như vậy, khi tiến hành xây dựng thì chủ đầu tư cần phải khảo sát để đảm bảo tính khả thi của dự án, họ là người bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, quyền lợi của chủ đầu tư phải cân bằng với việc đảm bảo tính hiệu quả của dự án đối với xã hội.

Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

b] Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;

c] Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;

d] Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;

đ] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;

b] Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

c] Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d] Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;

đ] Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;

e] Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

g] Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;

h] Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Vậy chủ đầu tư có các quyền và nghĩa vụ gì trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng như xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Điều 68, Luật Xây dựng năm 2014 quy định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập, quản lý thực hiện dự án đầu tư, cụ thể như sau: 

1. Quyền của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý dự án 

Trong giai đoạn lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư có các quyền sau:

+ Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014

Điều kiện năng lực của chủ đầu tư khi lập, quản lý dự án được quy định cụ thể, chi tiết tại Chương VIII, Luật Xây dựng năm 2014 về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo. 

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;

+ Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;

+ Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của các chủ đầu tư trong việc lập và quản lý dự án 

Trong giai đoạn lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

+ Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;

+ Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

+ Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;

+ Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các nội dung quy định tại Điều 66 của Luật Xây dựng năm 2014;

Cụ thể, nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 66, Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng ?
  • 1.1Chủ đầu tư có các quyền sau:
  • 1.2Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
  • 2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình ?
  • 2.1Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:
  • 2.2Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:

Luật sư tư vấn:

1. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng ?

1.1Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;

b] Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c] Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế hoặc lựa chọn nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đẩu từ chổi thực hiện công việc này;

d] Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;

đ] Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

1.2Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế xây dựng;

b] Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

c] Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế xây dựng;

d] Thực hiện đúng hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;

đ] Trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng;

e] Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;

g] Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;

h] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình ?

2.1Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:

a] Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;

b] Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài họp đồng thiết kế xây dựng;

c] Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;

d] Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng;

đ] Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

2.2Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a] Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù họp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghê thiết kế xây dựng;

b] Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

c] Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ [nếu có]. Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

d] Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

đ] Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài Đầu tư công;

e] Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;

g] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, nhà ở -Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đất đai,tư vấn luật xây dựngtrực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê[tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề