Nêu quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước 1975 1976

Lý thuyết:

Mục 1

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Sau chiến thắng 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Điều này trái với nguyện vọng của nhân dân cả nước là được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện chung cho nhân dân cả nước.

- Tháng 9/1975, Hội nghị Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Từ 15 đến 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn, nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Mục 2

b] Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước

- Ngày 25/4/1976, Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

Hình 84. Nhân dân thành phố Huế bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa VI

- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

+ Lấy tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thủ đô là Hà Nội; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca.

+ Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

- Ngày 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam - Bắc họp tại TP. Hồ Chí Minh quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Ngày 18/12/1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ngày 20/9/1977. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc.

Mục 3

3. Ý nghĩa

- Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.

- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.       

- Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.

- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Nội dung chính:

Hoàn cảnh, quá trình và ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước [1975-1976].

1. Yêu cầu về việc hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước - Nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước [1954 - 1975] là giành độc lập, chu quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, đồng thời chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt.   - Về mặt lãnh thổ. Tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất từ sau chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, song ở mỗi miền lại tồn tại một tổ chức Nhà nước khác nhau.   + Ở miền Bắc có Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.   + Ở miền Nam, có Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, ủy ban nhân dân cách mạng là chính quyền các cấp.   - Từ thực tế đó, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, một trong những nguyện vọng tha thiết trước mắt, đồng thời là tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Nam – Bắc là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một Chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung của nhân dân cả nước.

2. Quá trình thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước

- Để đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử của dân tộc “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.   Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 9/1975, đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.   - Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền đi tham dự Hội nghị. Hội nghị đã đi đến nhất trí hoàn toàn các vấn đề thuộc chủ trương và biện pháp nhằm thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.   - Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trong cả nước. Đây là lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước sau lần đầu tiên tổ chức ngày 6/1/1946. Đây là Quốc hội khoá VI.   - Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên, với 5 quyết định:   + Quốc hội thông qua chính sách đổi nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định chuyển cách mạng Việt Nam sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa...   + Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [2/7/1976] quyết định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca” quyết định Quốc huy, quyết định Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.   + Quốc hội bầu các cơ quan, các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Quốc phòng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.   + Ở địa phương tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và cấp thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và cấp tương đương, cấp xã và cấp tương đương. Ở mỗi cấp chính quyền đều có Hội đồng nhân dân được bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. + Quốc hội bầu ủy ban dự thảo Hiến pháp và quyết định khi chưa cỏ Hiến pháp mới thì nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18/12/1980. Đây là Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước.  

3. Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.

  - Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển của dân tộc, là ý chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất.  

- Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước để thể chế hóa thống nhất lãnh thổ và tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực khác, tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước và để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Skip to content

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước diễn ra trong hoàn cảnh nào? Được tiến hành như thế nào?

* Hoàn cảnh lịch sử:

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứư nước thắng lợi, nước ta đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Nhân dân hai miềnc ó nguyện vọng đất nước phải được thống nhất về mặt nhà nước.

* Tiến hành :

– Tháng 9/1975: Hội nghi Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 24 họp đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

– Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975: Hội nghi hiệp thương chính trị thống nhất đất nước về mặt nhà nược họp tại Sài gòn, hội nghị hòan toàn nhất trí với chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước của Đảng. – Ngày 25/4/1976 Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước.

– Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 Quốc hội họp phiên thứ nhất bầu các cơ quan và thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

READ:  Phân tích thời cơ chủ quan và khách quan trong Cách mạng tháng Tám

Tại kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa VI đã quyết định:

– Quốc hội thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định chuyển hướng cách mạng Việt Nam sang giai đoạn cách mạng XHCN. – Quyết định đổi tên nước là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kể từ ngày 2/7/1976. Quýêt định Quốc Kỳ, Quốc ca, Quốc huy. Quyết định thủ đô nước CHXHCN Việt Nam là Hà Nội. Thành phố Gài gòn- Gia định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. – Bầu các cơ quan và các chức lãnh đạo cao cấp của nhà nước: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chủ tịch Quốc hội….. – Ở Điạ phương tổ chức thành ba cấp chính quyền: Cấp Tỉnh- Thành phố trực thuộc TW; Cấp Huyện- Thị xã; Cấp xã – Thị trấn.

– Quốc hội bầu Ủy ban dự thảo hiến pháp và quyết định khi chưa có hiến pháp mới thì nước CHXHCN Việt Nam tổ chức các hoạt động dựa trên cơ sở hiến pháp 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam chính thức được quốc hội thông qua vào ngày 18/12/1980. Đay là hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề