Quy trình đánh giá thầu phụ gia công cơ khí

Vừa qua Công ty Điện lực Quảng Ngãi tổ chức đấu thầu 3 gói thầu cung cấp vật tư và thi công xây dựng đường dây điện và trạm biến áp. Trong quá trình xét thầu, bên mời thầu thấy hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu liên danh giữa hai Công ty A và B có tương đối đầy đủ các thông tin, đặc biệt có giá dự thầu là thấp nhất và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật.

Tuy nhiên, trong thỏa thuận liên danh của thầu A (đứng đầu liên danh) và B không ghi rõ nội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện, chỉ nêu chung là cung cấp vật tư và thi công công trình và đưa ra tỷ lệ phân chia là 60% và 40% giá dự thầu, không có trách nhiệm, nghĩa vụ chung của nhà thầu liên danh và riêng của từng thành viên.

Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá như sau:

Trong Hồ sơ mời thầu quy định trong thỏa thuận liên danh phải ghi rõ nội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện và ước tính giá trị mà từng thành viên phải thực hiện nhưng nhà thầu đã không ghi nội dung này.

Đồng thời, thỏa thuận liên danh lại không thuộc danh sách tài liệu mà nhà thầu được bổ sung sau khi mở thầu, trong quá trình đánh giá HSDT vì không thuộc nội dung về tư cách hợp lệ, về năng lực và về kinh nghiệm của nhà thầu.

Về cán bộ chủ chốt, hồ sơ yêu cầu nhà thầu bố trí 1 chỉ huy trưởng công trình, 1 cán bộ kỹ thuật, 1 trung cấp xây dựng và 20 công nhân thi công. Thành viên A bố trí đủ cán bộ chủ chốt và công nhân, nhưng thành viên B chỉ bố trí công nhân.

Về năng lực thiết bị xe máy, hồ sơ yêu cầu nhà thầu phải bố trí đầy đủ, có số lượng và chủng loại cụ thể. Thành viên A có bố trí đầy đủ còn thành viên B không bố trí thiết bị xe máy thi công.

Tổ chuyên gia đã đánh giá HSDT của liên danh nêu trên không hợp lệ và bị loại, không được đánh giá tiếp.

Đại diện Công ty Điện lực Quảng Ngãi, ông Quách Phạm Cường đề nghị giải đáp, Tổ chuyên gia không chấp nhận HSDT của nhà thầu liên danh A và B trong trường hợp này có vi phạm Luật Đấu thầu không? Bên mời thầu có được phép cho nhà thầu làm rõ thỏa thuận liên danh hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, nhà thầu có tư cách hợp lệ được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Theo hướng dẫn tại Điểm h, Mục 1.2 Chương III của Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ (Mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hồ sơ dự thầu được đánh giá hợp lệ khi có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính tỷ lệ % giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV — Biểu mẫu dự thầu.

Đối với câu hỏi của ông Quách Phạm Cường, nếu trong thỏa thuận liên danh có phân công trách nhiệm cho từng thành viên liên danh thực hiện công việc theo tỷ lệ phần trăm giá dự thầu (60% và 40%) mà không nêu cụ thể nội dung công việc thì trong quá trình đánh giá, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ để có cơ sở đánh giá.

  1. Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
  1. Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị E-HSDT cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;
  1. Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

4.4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

  1. Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
  1. Cá nhân trực tiếp đánh giá E-HSDT, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;
  1. Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong E-HSDT;
  1. Nhà thầu sử dụng chứng thư số của nhà thầu khác để tham dự đấu thầu qua mạng;

đ) Bên mời thầu cố tình cung cấp thông tin sai lệch khi thông báo và phát hành E-HSMT trên Hệ thống so với E-HSMT được phê duyệt;

  1. Bên mời thầu cung cấp thông tin sai lệch của E-HSDT so với bản gốc E-HSDT trên Hệ thống cho Tổ chuyên gia.

4.5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

  1. Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;
  1. Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;
  1. Các hành vi tấn công vào Hệ thống nhằm phá hoại và cản trở các nhà thầu tham dự.

4.6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

  1. Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của Bên mời thầu, Chủ đầu tư;
  1. Tham gia đánh giá E-HSDT đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;
  1. Là cá nhân thuộc Bên mời thầu, Chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người đứng đầu Chủ đầu tư, Bên mời thầu đối với các gói thầu do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu tham dự thầu;
  1. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hoá do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

đ) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do Chủ đầu tư, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

  1. Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong HSMT

4.7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 Điều 92 của Luật đấu thầu:

  1. Nội dung E-HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định;
  1. Nội dung E-HSDT, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng E-HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
  1. Nội dung yêu cầu làm rõ E-HSDT của Bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá E-HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
  1. Báo cáo của Bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;

  1. Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

4.8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

  1. Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;
  1. Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

4.9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.