Quy trình đánh giá ngược đấu thầu năm 2024

Theo dự thảo, đấu giá ngược là quá trình lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian nhất định việc các nhà thầu đưa ra mức giá dự thầu mới, các yếu tố khác ngoài giá có thể định lượng được làm cơ sở cho việc xếp hạng hoặc xếp hạng lại hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Các yếu tố khác ngoài giá được phép thay đổi phải định lượng được và được quy định trong hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu được so sánh, xếp hạng theo các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm tiêu chuẩn đánh giá cho các yếu tố ngoài giá này.

Đấu giá ngược bao gồm đấu giá ngược theo quy trình thông thường và đấu giá ngược theo quy trình rút gọn.

Điều kiện áp dụng đấu giá ngược

Đấu giá ngược theo quy trình thông thường áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản, đã được tiêu chuẩn hóa; Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó có thông số kỹ thuật cụ thể, rõ ràng; hàng hóa được tiêu chuẩn hóa, đơn giản và thường có sẵn trên thị trường, có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp; tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời.

Nhóm hàng hóa, dịch vụ có thể áp dụng đấu giá ngược bao gồm: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng cơ bản (quặng sắt, cốt liệu đường, vật liệu xây dựng, ống đồng và các nguyên liệu khác); Thiết bị công nghệ thông tin đã được chuẩn hóa gồm máy tính, hộp mực, các modem và các thiết bị khác; Giấy in, giấy photocopy, thiết bị y tế đơn giản, bóng đèn; Năng lượng, điện, than hoặc khí đốt; Hóa chất; Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bảo trì.

Đấu giá ngược theo quy trình rút gọn được áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu đối với dự toán mua sắm có giá trị không quá 300 triệu đồng; Gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu phi tư vấn, hàng hóa có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

Nguyên tắc đấu giá ngược

Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) của mình trong thời gian đấu giá ngược. Mức giá các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhưng tên nhà thầu không được công khai. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu trong thời gian đấu giá ngược; số lượng nhà thầu tham gia; thời gian còn lại của quá trình đấu giá ngược.

Trường hợp giá dự thầu là yếu tố duy nhất được phép chào lại và gói thầu đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất mà có nhiều nhà thầu cùng chào giá thấp nhất thì nhà thầu chào giá đầu tiên thấp nhất trúng thầu.

Trường hợp không sử dụng phương pháp giá thấp nhất, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu mà có nhiều nhà thầu cùng xếp hạng thứ nhất thì nhà thầu xếp hạng thứ nhất đầu tiên trúng thầu.

Thời gian đấu giá ngược tối thiểu là 03 ngày làm việc, thời điểm kết thúc đấu giá ngược phải nằm trong khung giờ hành chính.

Mua sắm trực tuyến (e-shopping)

Mua sắm trực tuyến (e-shopping) là việc mua trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ nhà thầu đã trúng thầu mua sắm tập trung trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Dự thảo đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Mua sắm trực tuyến (e-shopping) áp dụng trong trường hợp cơ quan có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đã có kết quả đấu thầu mua sắm tập trung.

Phương án 2: Mua sắm trực tuyến (e-shopping) áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu phi tư vấn, hàng hóa có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

Bài viết hôm nay chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thực hiện theo dạng quy trình ngược, các mốc thời gian sẽ được liệt kê theo thứ tự số ngày từ thấp đến cao, kèm theo các mốc thời gian sẽ là những công việc phải làm. Do có một số mốc là cố định nên cách thực hiện này có thể giúp ích cho quý độc giả dễ dàng tra cứu hơn.

02 ngày làm việc

  • Là thời gian tối thiểu để Bên mời đăng tải văn bản làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển trên Hệ thống.

03 ngày làm việc

  • Là thời gian tối thiểu để Bên mời thầu sửa đổi hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu trước ngày có thời điểm đóng thầu (đối với đấu thầu trong nước), như vậy Nhà thầu cũng sẽ có 03 ngày để kịp thời sửa đổi những nội dung hồ sơ dự thầu để phù hợp với hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu sửa đổi trước khi gói thầu đó đóng thầu.
  • Là thời gian tối thiểu để nhà thầu có thể gửi yêu cầu làm rõ E-HSMT tính đến thời điểm đóng thầu.

(Lưu ý: 2 trường hợp trên không áp dụng đối với gói thầu thực hiện theo quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng)

  • Là thời gian tối thiểu mà bên mời thầu phát hành E-HSMT đối với gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.

05 ngày làm việc

  • Là thời gian tối thiểu để Bên mời thầu sửa đổi hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu trước ngày có thời điểm đóng thầu (đối với đấu thầu quốc tế), như vậy Nhà thầu cũng sẽ có 05 ngày để kịp thời sửa đổi những nội dung hồ sơ dự thầu để phù hợp với hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu sửa đổi trước khi gói thầu đó đóng thầu.

Là thời gian tối thiểu phát hành E-HSMT đối với gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng. Vậy đây cũng là thời gian tối thiểu để nhà thầu có thể chuẩn bị E-HSDT kể từ ngày phát hành E-HSMT trên mạng.

Ai đánh giá hồ sơ dự thầu?

(Chinhphu.vn) - Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo hồ sơ mời thầu, tuân thủ quy định tại Điều 15, 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu.

Quy trình tổ chức đấu thầu có bao nhiêu bước?

Quy trình, trình tự các bước tổ chức đấu thầu bao gồm 5 bước:.

– Mời thầu;.

– Dự thầu;.

– Mở thầu;.

– Chấm thầu;.

– Ký kết hợp đồng..

Quy trình 1 đánh giá hồ sơ dự thầu là gì?

Đánh giá hồ sơ dự thầu là một bước quan trọng trong phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ. Khoản 2 Điều 11 Nghị định 63/2014/NĐ-CP nêu đánh giá hồ sơ dự thầu gồm kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu.

Ê hồ sơ dự thầu là gì?

E-HSDT là gì? Theo quy định tại điểm o khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì E-HSDT là hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng theo quy trình thông thường, báo giá đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng.