Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào

Quả chôm chôm là một loại trái cây ngọt ngào, có hương vị đặc biệt và được rất nhiều người yêu thích. Loại quả này còn được biết đến như là một nguồn dinh dưỡng và có tác dụng lợi cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và các công dụng của quả chôm chôm.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hi vọng qua bài viết về công dụng của quả chôm chôm, các bạn sẽ hiểu thêm về loại quả này.

Chôm chôm chứa nhiều vitamin C, giàu chất đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng có tác dụng dinh dưỡng và làm thuốc chữa bệnh.

Chôm chôm là một trong những trái cây phổ biến trong mùa hè. Rất nhiều người thích ăn chôm chôm nhưng ít người biết giá trị dinh dưỡng, bên cạnh đó có tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh rất có lợi với sức khỏe. Chôm chôm có nhiều chất xơ giúp bổ sung năng lượng, ngừa ung thư và loại bỏ các độc tố trong thân, kích thích tế bào máu…

Chôm chôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe [Ảnh minh họa]

Ngừa ung thư

Chôm chôm có hàm lượng vitamin C dồi dào và còn có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, hoạt chất axít trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư.

Kích thích tế bào máu

Quả chôm chôm cũng chứa chất đồng và sắt, rất cần thiết để kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Từ đó, giúp cơ thể kiểm soát các cơn chóng mặt và mệt mỏi do thiếu máu. Ngoài ra, chất mangan trong loại trái cây này cũng còn giúp cơ thể sản xuất ra các enzym có lợi cho sức khỏe.

Trị huyết áp cao và tiểu đường

Ngoài quả ra thì thân cây, hạt chôm chôm làm thuốc để chữa một số căn bệnh như huyết áp cao, tiểu đường… Bởi lẽ, chôm chôm rất giàu protein, chất béo tốt, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, đồng, mangan, kali, sắt…

Loại bỏ độc tố trong thận

Các chất thải và độc tố trong thận có thể được loại bỏ dễ dàng nhờ vào lượng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm. Chất phốt pho này cũng rất cần thiết cho việc sửa chữa, bảo trì và kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển. Không chỉ vậy, hàm lượng canxi rất đáng kể trong quả chôm chôm kết hợp với phốt pho còn giúp củng cố răng và xương thêm chắc khỏe.

Bổ sung năng lượng

Vì quả chôm chôm chứa nhiều nước và protein với chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hơn nữa, chôm chôm cũng làm cho bạn đỡ mệt mỏi và phòng ngừa đầy hơi.

Chôm chôm nhiều chất xơ bổ sung năng lượng [Ảnh minh họa]

Tiêu diệt ký sinh trùng

Ăn nhiều chôm chôm cũng là cách làm để giúp cơ thể tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy và sốt. Bởi lẽ, các hoạt chất trong quả chôm chôm cũng có tính sát trùng rất cao.

Làm đẹp da

Do chôm chôm chứa nhiều nước, chất chống ôxy hóa nên cũng có tác dụng làm da mềm, mịn và khỏe đẹp hơn.

Làm đẹp tóc

Khi mái tóc của bạn thiếu sức sống, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách nghiền lá chôm chôm rồi pha ít nước, thoa hỗn hợp này lên tóc khoảng 15 phút. Các hoạt chất trong lá chôm chôm sẽ giúp mái tóc của bạn khỏe đẹp lên mỗi ngày nếu dùng thường xuyên.

Chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn không đúng cách chẳng khác nào "rước độc" vào người.

Chôm chôm là loại quả được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa

Những lợi ích sức khỏe từ chôm chôm

Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể.

- Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6.

100g thịt quả chôm chôm chứa khoảng 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin

- Công dụng chữa bệnh

Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng [nhiễm trùng nấm men]. Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi

- Công dụng thực phẩm

Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.

- Công dụng làm đẹp

Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.

- Công dụng khác

Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm [xanh và vàng]. Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn chôm chôm.

Những người nên "tránh xa" chôm chôm:

- Người mắc bệnh tiểu đường

Chôm chôm là loại quả có vị ngọt cao, nhiều đường. Vì thế những người có bệnh tiều đường không nên ăn loại quả này để tránh bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

- Người bị nóng trong hay "bốc hỏa"

Quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, kiali, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chôm chôm có thể ngăn ngừa các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, ung thư ruột già hay bệnh trĩ...

Hàm lượng carbohydrat và protein trong chôm chôm cao đóng vai trò đáng kể trong việc tăng cường năng lượng. Vitamin B có trong chôm chôm giúp hỗ trợ và tăng chuyển hóa năng lượng, nhờ đó chuyển carbohydrat thành năng lượng cỏ thể được cơ thể sử dụng...

Loại quả này cũng sẽ gây nhiệt cho cơ thể, kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy đặc biệt là ở những người bị nóng trong.

- Người đang giảm cân

Những người béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân cũng nên tránh xa chôm chôm bởi đây là loại hoa quả nhiều đường, ăn nhiều sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả, thậm chí còn tăng cân.

- Người nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy

Chôm chôm chứa nhiều đường nên ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nổi mụn nhọt, rôm sảy.

- Người hay bị đầy bụng khó tiêu

Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.

Kể cả khi không thuộc 4 nhóm người cần kiêng kị chôm chôm, bạn cũng nên cẩn trọng khi ăn loại quả nhiệt đới này. Bạn nên hạn chế ăn chôm chôm vào ngày nắng nóng, bức bối và mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400-500g.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi biết được tại sao nên chà xát 2 đầu dưa chuột, chị em hãy trổ tài ngay món dưa chuột xào thịt cực ngon này.

1 ngày nên ăn bao nhiêu quả chôm chôm?

Cung cấp nhiều dinh dưỡng và chất chống oxy hóa Vitamin C: Vitamin C có trong chôm chôm giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm dễ dàng hơn. Vitamin này cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào cơ thể bạn khỏi nguy cơ hư hại. Ăn 5-6 quả chôm chôm sẽ đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.

Ăn nhiều chôm chôm có tác hại gì?

Việc tiêu thụ quá nhiều chôm chôm mang đến rủi ro tăng đường huyết, có hại cho người có cholesterol cao, bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, đường từ trái cây tự nhiên trong chôm chôm có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích [IBS].

Ăn chôm chôm có lợi ích gì?

Chôm chôm có lượng calo thấp và chứa nhiều chất xơ nên có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý. Phốt pho trong quả chôm chôm còn có tác dụng hỗ trợ thận loại bỏ chất thải, giúp giảm áp lực cho thận. Tuy nhiên để đạt được lợi ích kể trên, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn vượt quá 6 trái chôm chôm/ngày.

100g chôm chôm bao nhiêu quả?

Nghiên cứu đã chỉ ra 100g thịt chôm chôm sẽ tương đương với 4-5 quả và cung cấp cho cơ thể khoảng 82 kcal, thấp hơn nhiều so với các loại quả mọng nước khác.

Chủ Đề