Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

Nước là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong 04 tiêu chí “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để có được một mùa màng bội thu. Do đó, ngoài việc chọn giống, chọn phân và bỏ công chăm sóc, bà con nên chú ý đến việc tưới nước cho cây.

Bởi vai trò của tưới nước cho cây đúng kỹ thuật, đúng phương pháp sẽ giúp vận chuyển được chất dinh dưỡng để nuôi cây, cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. GFC tổng hợp các biện pháp tưới nước dưới đây để bà con đánh giá và lựa chọn hình thức tưới cho phù hợp với cây trồng sao cho mang lại năng suất cao, tiết kiệm chi phí kinh tế.

#1/ Tưới ngập:

Cho 1 lượng nước nhất định vào ruộng vườn, trong một thời gian xác định để cung cấp cho cây. Nhằm duy trì một lượng nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

+ Vừa tưới nước vừa tiêu diệt được một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất (như: dế cắn rễ, nhộng, các loài ruồi, sâu đục hạt…)

+ Điều hòa nhiệt độ của cây trồng

+ Giảm bớt nồng độ của các chất có hại

+ Tốn nhiều nước, gây khó khăn để cơ giới hóa đồng ruộng

+ Giảm thoáng khí và hoạt động của các vi sinh vật trong đất

+ Đất bị dính chặt, kết cấu đất bị phá vỡ

+ Dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước

+ Chỉ áp dụng được nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt

+ Cho cây ưa nhiều nước: lúa, rau muống…

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

#2/ Tưới rãnh/ theo luống: 

Để nước chảy theo các rãnh giữa các hàng cây. Nước sẽ thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

+ Tiết kiệm nước

+ Chủ động nước tưới cho vườn cây,

+ Lớp đất mặt vẫn tơi xốp, kết cấu đấu không bị phá vỡ, không bị dính chặt, đất không bị bào mòn

+ Chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

+ Chỉ áp dụng được cho những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc <500).

+ Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới,

+ Tốn chi phí khá nhân công và thời gian cải tạo các rãnh nước.

+ Thích hợp với các cây trồng hàng rộng như: ngô, mía, khoai, rau, đậu và cây ăn quả.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

#3/ Tưới ngầm: 

Cây được tưới nước qua hệ thống máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất.

+ Tưới ngầm tiết kiệm nước,

+ Đất không bị dính chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn

+ Phân bón không bị rửa trôi.

+ Chi phí cho hệ thống bơm và ống dẫn tốn kém nhiều

+ Chỉ áp dụng được với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng.

#4/ Tưới phun: 

Nước được phun từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống: máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định.

Các vòi phun có thể tự động xoay được với góc 3600, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5 – 1 m (dưới dạng phun sương hay phun mù) hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay

Đây được xem là phương pháp tưới hoàn thiện và hiện đại

+ Tiết kiệm nước (40 – 50%) so với các phương pháp tưới mặt

+ Khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp),

+ Đảm bảo năng suất, chất lượng quả

+ Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).

+ Kỹ thuật phúc tạp đòi hỏi trình độ cao

 + Vốn đầu tư cho hệ thống tưới phun ban đầu tương đối lớn

+ Qúa trình vận hành hệ thống tốn điện,

+ Khó châm phân qua đường tưới

+ Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động hạt nước to, mặt đất cũng bị gí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất.

+ Các loại rau màu, cây trong con trong vườn ươm

+ Vòi phun hạt to di động: dùng để tưới cây ăn quả những ngày nắng nóng, oi bức (phun vào 16 – 18 giờ chiều để tăng độ ẩm không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt).

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

#5/ Tưới nhỏ giọt:

Tưới nước cho cây trồng bằng cách nhỏ giọt trực tiếp đến rễ cây mà không thông qua đất.

+ Tiết kiệm lượng nước tưới tối đa, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi

+ Có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác

+ Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

+ Yêu cầu đầu tư lớn, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.

+ Chất lượng nguồn nước, hệ thống lọc và chất liệu đường ống không tốt sẽ dẫn đến hiện tượng tắc ngẽn

+ Xảy ra hiện tượng tích tụ muối nếu dùng nguồn nước mặn, nên có thể gây xót rễ hại cây

Vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

#6/ Tưới dải: 

Tưới tạo nên một lớp nước mỏng khoảng 5 -6 cm chảy men theo chiều dốc mặt đất và thấm dần vào đất.

+ Sử dụng một lượng nước khá an toàn,

+ Giảm thiểu công lao động và thời gian,

+ Cung cấp nước đồng đều và hiệu quả sử dụng nước cao.

+ Ruộng phải thật bằng phẳng, do vậy chi phí đầu tư san mặt bằng ruộng lúc đầu cao

+ Có nguồn nước dồi dào.

Được sử dụng để tưới cho các loại cây trồng hàng hẹp như: lạc, đậu, đỗ, vừng.

                                                                                                                         – GFC tổng hợp-

Phương pháp tưới tiêu đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động canh tác cây trồng nông nghiệp nào. Chúng ta nên biết về các kiểu tưới khác nhau phù hợp với từng loại cây trồng để đặt năng suất cao nhất của cây trồng. 

Bạn có thể chọn các cách tưới cho cây trồng sao cho phù hợp dựa trên loại đất, khí hậu tại địa phương, cách quy hoạch ruộng vườn và nguồn nước sẵn có. Có thể chia cách tưới tiêu thành hai kiểu chính đó là: tưới theo cách truyền thống và phương pháp tưới hiện đại.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

Đây là phương pháp có từ lâu đời và phổ biến nhất, được sử dụng ở hầu hết các quốc gia từ nhiều thế kỷ trước. Tưới truyền thống bao gồm 4 loại phương pháp để cung cấp nước cho cây trồng được liệt kê dưới đây.

Đây là cách tưới này bao gồm việc mở một kênh dẫn nước đến đồng ruộng để nước chảy tự do theo mọi hướng của khu đất. Nước chảy tràn và bao phủ toàn bộ bề mặt đất.

Phương pháp này là phương pháp kém hiệu quả nhất vì chỉ khoảng 20 đến 25% lượng nước được cây trồng sử dụng. Phần còn lại của nước sẽ mất đi khi nguồn nước chảy tràn ra khỏi khu đất, nước bị thấm và bay hơi.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

Tưới ngập chỉ phù hợp với các loại cây trồng ưa nước như lúa nước, đậu hà lan, cỏ linh lăng… Phương pháp này không phù hợp với các loại cây nông nghiệp nhạy cảm với điều kiện ngập úng.

Ưu điểm:

  • Đất nông, trũng là thích hợp nhất cho phương pháp này.
  • Chi phí thiết lập và chi phí vận hành thấp hơn khi so sánh với các phương pháp khác.

Nhược điểm:

  • Một lượng nước rất lớn bị lãng phí khi sử dụng phương pháp này.
  • Điều này sẽ gây xói mòn đất quá mức trên những vùng đất dốc hoặc khu ruộng cao.
  • Sẽ thường xuyên bón phân cho khu đất do đất bị xói mòn thường xuyên.
  • Phương pháp này khuyến khích sự phát triển của cỏ dại.

Trong kỹ thuật tưới này, khu ruộng được san bằng và chia thành các luống nhỏ có độ cao từ 20cm đến 30cm. Các kênh tưới nhỏ được thiết kế giữa 2 hàng luống liền nhau. 

Phương pháp tưới này có thể được dùng với nhiều loại đất khác nhau ngoại trừ đất cát và thích hợp với nhiều loại cây loại rau và cây ăn trái.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới


Ưu điểm:

  • Với phương pháp này, có thể mang lại nhiều diện tích canh tác hơn với chi phí tưới tiêu thấp hơn.
  • Kỹ thuật tưới này cần ít nhân công cho việc tưới nước cho cây trồng hơn.
  • Kỹ thuật tưới này ít gây xói mòn hơn so với tưới ngập.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này cũng cần nguồn cung cấp nước lớn.
  • Đất phải được san phẳng để phân phối nước đồng đều.
  • Chi phí ban đầu của phương pháp này khá cao vì nó đòi hỏi phải san lấp mặt bằng.
  • Hệ thống thoát nước nên được quan tâm và thực hiện trước trong phương pháp này.

Cách tưới này này phù hợp cho các loại cây ăn quả hoặc cây trồng lâu năm, cây có bộ rễ lớn. Trong kỹ thuật tưới này, chúng ta sẽ tạo một bệ nâng được gọi là “bồn” được tạo hình vòng tròn hoặc hình vuông… xung quanh gốc cây. 

Bồn đất có công dụng giữ nước để cung cấp cho cây trồng, độ cao của bồn đất phụ thuộc vào lượng nước cần cung cấp cho từng loại cây trồng.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới


Phương pháp này thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, các khu vực địa hình đất bằng phẳng và thích hợp với các loại đất khác nhau.

Ưu điểm:

  • Với phương pháp này, có thể chủ động lượng nước tưới cho cây tùy vào điều kiện thời tiết.
  • Phương pháp này giúp tiết kiệm và tránh lãng phí lượng nước tưới.
  • Sẽ không có hiện tượng xói mòn đất.

Nhược điểm:

  • Phương pháp tưới này không phù hợp với tất cả các loại cây trồng.
  • Với cách tưới này có thể khuyến khích bệnh lây lan trên cây.
  • Dự kiến ​​chi phí làm bồn đất chứa nước ban đầu sẽ cao.

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360o , được đặt cao khỏi mặt đất 0,5-1,0m, thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm dưới dạng phun sương hay phun mù.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới


Tưới phun cũng có thể dưới hình thức vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây ăn quả vào những ngày nắng nóng (phun vào 16-18 giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.

Ưu điểm:

  • Hệ thống tưới phun giúp phân phối nước đồng đều trên toàn cây trồng.
  • Bạn có thể thực hiện hệ thống này ở hầu hết các loại đất khác nhau.
  • Hệ thống này giúp tiết kiệm lượng nước tưới so với các phương pháp truyền thống.
  • Lượng nước tưới từ vòi phun có thể được kiểm soát theo từng nhu cầu của các loại cây trồng khác nhau hoặc theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng.

Nhược điểm:

  • Chi phí thiết lập ban đầu rất cao.
  • Hệ thống tưới phun có thể cần tiêu thụ một lượng điện năng nhất định.
  • Bạn có thể gặp vấn đề với đầu phun bị tắc, điều này cần phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên.
  • Chi phí vận hành và bảo trì trong tưới phun mưa rất cao.
  • Kỹ thuật tưới này chỉ phù hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Đây là một hệ thống tưới tiêu được phát triển và sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Tưới nhỏ giọt còn được gọi là “Trickle Irrigation” ban đầu được phát triển ở Israel, nơi phát triển nông nghiệp ở những khu vực khan hiếm nước. 

Trong hệ thống tưới này, một ít nước được tưới đều đặn dưới dạng các giọt nước thông qua các vòi phun nối với các ống rải trên đất để tưới cho một khu vực diện tích rất nhỏ xung quanh gốc cây trồng.

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới


Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới. Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. 

Ưu điểm:

  • Bạn có thể tiết kiệm tối đa lượng nước cần cung cấp cho cây trồng trong hệ thống nhỏ giọt.
  • Sử dụng phương pháp này, bạn có thể kiểm soát lượng nước và khoảng thời gian tưới cho cây.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt cho phép bạn có thể bón phân với hình thức hòa vào nước tưới trực tiếp vào vùng rễ cây.
  • Hệ thống nhỏ giọt có thể kiểm soát rất tốt sự phát triển của cỏ dại, và duy trì độ ẩm thấp trong đất.

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp tưới này chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Chỉ phù hợp với những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc quy mô trồng trọt lớn để đảm bảo lợi nhuận mang lại trong hoạt động canh tác.

Trên đây là một số phương pháp tưới tiêu cho cây thường được áp dụng ở Việt Nam. Tùy vào điều kiện kinh tế đầu tư và quy mô cũng như điều kiện khí hậu thổ nhưỡng mà bà con có thể lựa chọn một phương pháp tưới tối ưu nhất cho hoạt động trồng trọt của mình. Tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp sạch nhé!

Những loại cây thích hợp trồng trên đất cát

Những loại cây thích hợp trồng trên đất thịt

Phương pháp tưới nước nào dưới đây có ưu điểm là ít tốn công tiết kiệm lượng nước tưới

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.