Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống là gì năm 2024

Phương pháp lãnh đạo hàng ngày

Phương pháp lãnh đạo hàng ngày bao gồm phương pháp vận trù thời gian, chủ trì hội nghị, xử lý công văn.

Phương pháp vận trù thời gian

Công việc của người lãnh đạo hành chính rất nhiều. Nếu muốn nâng cao hiệu quả hành chính thì phải biết vận trù thời gian. Thí dụ chia công việc hàng ngày thành ba loại A,B, C theo tầm quan trọng và cấp bách, dành thời gian, tâm sức giải quyết các việc loại A, loại B, còn loại C không quan trọng lắm thì giao cho cấp dưới giải quyết, tập trung thời gian giải quyết những công việc lãnh đạo chủ yếu, biết dùng điện thoại, email, nối mạng để xử lý công văn, tiết kiệm thời gian.

Phương pháp chủ trì hội nghị

Khi chủ trì hội nghi, người lãnh đạo hành chính phải chú ý những điểm sau đây:

- Xác định mục đích hội nghị, làm tốt công tác chuẩn bị

- Sắp xếp chương trình nghị sự, xác định những vấn đề cần bàn

- Chú ý kỹ xảo ngôn ngữ, tập trung vào vấn đề chính, khêu gợi tư duy tích cực, nhiệt tình của người tham gia.

- Biết phá vỡ tình trạng im lặng, khéo léo kết thúc những tranh chấp, cãi vã tạm thời xuất hiện trong quá trình hội nghị

- Nắm vững thời gian hội nghị, điều khiển quá trình hội nghị.

- Đã họp thì phải có nghị quyết, hình thành nhận thức chung.

- Kịp thời tiếp thu những thông tin, tư tưởng, sáng kiến có ích trong hội nghị, phát triển thành quả hội nghị.

- Thông qua hội nghị để trao đổi ý kiến, kịp thời phát hiện nhân tài, bồi dưỡng nhân tài.

Phương pháp xử lý công văn

Công văn là một phương pháp hữu hiệu để truyền đạt thông tin, thực hiện công tác lãnh đạo. Trong việc xử lý công văn, người lãnh đạo hành chính phải chú ý mấy vấn đề:

- Kiểm tra việc gửi công văn đi.

- Sàng lọc công văn đến.

- Quy định thời hạn giải quyết công văn

- Đôn đốc việc hoàn thành công văn

- Việc ghi lời phê vào công văn phải rõ ràng, thiết thực và hạn định thời gian giải quyết

Phương pháp tư vấn, đánh giá công tác lãnh đạo hành chính hiện đại

So với trước kia, công tác lãnh đạo thời nay phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều, nếu chỉ dựa vào năng lực, kinh nghiệm cá nhân là không đủ. Do đó, trước khi quyết định một vấn đề quan trọng, người lãnh đạo hành chính cần tranh thủ ý kiến chuyên gia.

Việc đánh giá hiệu quả lãnh đạo, hiệu quả thực hiện quyết sách là rất cần thiết. Sự đánh giá này có thể là đánh giá định tính, có thể là đánh giá định lượng, tự mình đánh giá, mời người khác đánh giá, đánh giá trong quá trình thực hiện, đánh giá sau khi xong việc. Trên cơ sở đánh giá mới có thể xác định công việc đã hoàn thành hay chưa, nếu chưa hoàn thành thì nên tiếp tục hay cần điều chỉnh.

Phương pháp làm việc qua mạng và lãnh đạo qua mạng

Người lãnh đạo hành chính phải biết sử dụng máy tính và mạng Internet để thu thập thông tin, xử lý công việc, trao đổi ý kiến với cấp trên, đồng cấp và cấp dưới. Thông qua việc sử dụng Internet để đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa, quy phạm hóa hoạt động hành chính, nâng cao hiệu quả hành chính, tổ chức đối thoại giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, nhanh chóng trả lời yêu cầu của quần chúng, thích ứng với sự thay đổi của tình hình.

Như vậy, xét về mặt tổng thể, việc lãnh đạo trong quản lý hành chính cần vận dụng những phương pháp cơ bản trên để đạt được hiệu quả tối ưu, thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước.

Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích và có thể có của người lãnh đạo lên nhu cầu và động cơ làm việc của con người cùng với các nguồn lực khác của doanh nghiệp.

Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống là gì năm 2024

Hình minh hoạ (Nguồn: storia)

Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp

Khái niệm

Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích và có thể có của người lãnh đạo lên nhu cầu và động cơ làm việc của con người cùng với các nguồn lực khác của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu quản trị đề ra.

Vai trò

Phương pháp lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quản trị. Quá trình quản trị là quá trình thực hiện các chức năng quản trị theo những nguyên tắc quản trị.

Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp lãnh đạo nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp lãnh đạo là một nội dung cơ bản của hoạt động quản trị.

Mục tiêu, nhiệm vụ của quản trị chỉ được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp lãnh đạo.

Trong những điều kiện nhất định, các phương pháp lãnh đạo có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ.

Vai trò quan trọng của các phương pháp lãnh đạo còn ở chỗ nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của con người và tiềm năng của doanh nghiệp cũng như các tiềm năng, các cơ hội có lợi bên ngoài.

Đặc điểm

Phương pháp lãnh đạo là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống.

Vì vậy, các phương pháp lãnh đạo mang tính chất hết sức đa dạng và phong phú, đó là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý trong quản trị, vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản trị.

Phương pháp lãnh đạo thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như năng lực, kinh nghiệm của người lãnh đạo.

Căn cứ, yêu cầu lựa chọn phương pháp lãnh đạo

Việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo tuỳ thuộc vào bản thân các nhà lãnh đạo, nhưng đó không phải là việc lựa chọn tuỳ tiện mà nó tuỳ thuộc vào các căn cứ, ràng buộc nhất định.

1. Trước tiên phương pháp lãnh đạo tuỳ thuộc khả năng chấp thuận của người chịu sự tác động của phương pháp.

Nếu các phương pháp lãnh đạo đưa ra khiến người phải thực hiện các tác động của các phương pháp đó không đồng thuận, không ưa thích thì sẽ khó có tác động tích cực cho việc quản trị.

2. Các phương pháp lãnh đạo phải hướng người bị tác động vào việc thực hiện tốt mục tiêu chung của tổ chức cũng như của mỗi cá nhân, nhờ đó đem lại hiệu quả cao, đáp ứng tốt các mong muốn của con người trong tổ chức.

3. Các phương pháp lãnh đạo phải căn cứ vào thực trạng hiện hữu của tổ chức, nhờ đó nó trở thành hiện thực thực tế trong quá trình quản trị, chứ không phải là các việc làm chủ quan, không tưởng chỉ có giá trị nhất thời.

4. Các phương pháp lãnh đạo phải phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử, đó là quá trình kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hóa, đó là các thông lệ quốc tế mà mọi quốc gia đều đã cam kết.

(Tài liệu tham khảo: Tâm lí học lãnh đạo và quản lí, PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)