Phương pháp dạy học trải nghiệm ở mầm non

Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan [nghe, nhìn, chạm, ngửi…] để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.


Quan sát “Cất vó” của Trường Mầm non Long Hưng A, H. Lấp Vò
 

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại các trường mầm non trong tỉnh, các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,…Xin giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm do các trường mầm non  tỉnh Đồng Tháp tổ chức:


Cô và trò Trường Mầm non Tổ Ong vàng, TP. Cao Lãnh cùng “đi siêu thị”


Cô và trò Trường Mầm non Hồng Gấm, TP. Cao Lãnh cùng “Gói bánh tét”
 

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như:Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm - môi trường là cuộc sống thực của trẻ.Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.

Nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc - giáo dục, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non [GDMN], ngay từ đầu năm học 2016 -2017, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thành phố triển khai tới các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại trên cơ sở kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Cùng với đó, việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động thực hành, trải nghiệm phải được đảm bảo, cụ thể hóa tại các văn bản hướng dẫn, đợt bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn trong năm học; một trong những yêu cầu xuyên suốt đối với hoạt động giáo dục trẻ đã được Sở GD&ĐT xác định đó là phải bám sát, đảm bảo mục tiêu chương trình GDMN; mỗi hoạt động dạy học dù trong lớp học hay trải nghiệm thực tế cũng đều hướng đến mục đích trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ; các nhà trường cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để các bé có những buổi học vui - khỏe - an toàn.

 

Để thực hiện được mục tiêu trên, năm học 2016-2017 công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở GDMN đã được chú trọng cả về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lý, cho tới việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN; chủ động xây dựng kế hoạch tăng cường giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm phương pháp GDMN lấy trẻ làm trung tâm của các trường chất lượng cao; nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường hoạt động trải nghiệm của trẻ.

Một buổi sinh hoạt chuyên môn trong năm học 2017-2018.

Tăng cường các hoạt động giáo dục thực hành, trải nghiệm

 

Bằng trải nghiệm thực tế “học bằng chơi - chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của mình - điều mà khi học trong môi trường lý thuyết, sách vở rất ít khi có được. Hoạt động thực hành, trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học.

 

Trẻ được thực hành trải nghiệm trong các giờ học có chủ đích, giờ chơi

 

Khác với những hoạt động khám phá trước kia chỉ tổ chức trong lớp học, hiện nay những hoạt động lên lớp của giáo viên đã có nhiều thay đổi, linh hoạt và phong phú hơn. Trẻ được học ngay tại sân trường, khám phá những hiện tượng, sự vật có ngay trong khuôn viên của nhà trường, như hoạt động khám phá về nước, sỏi, cát - giáo viên sử dụng ngay khu vui chơi cát sỏi, trẻ học được qua chơi, thực hành, quan sát mình làm, bạn làm.

Hoạt động khám phá nước, sỏi tại trường MN Hoa Sen - Lục Nam.

Thấy được sự kì diệu của gió...

Trải nghiệm nhận biết về gió của bé trường MN TT Cao Thượng - Tân Yên.

Ý thức được việc bảo vệ môi trường sống

Chăm sóc cây xanh.

Hiểu biết về một số nghề trong xã hội

Các bé 5 - 6 tuổi trường MN Hoa Sen tập làm bác sĩ.

...qua các hoạt động giáo dục đó, kiến thức về những đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, những hiểu biết sơ đẳng về cuộc sống xung quanh được trẻ tiếp thu một cách tự nhiên và khắc sâu.

 

Những hoạt động trải nghiệm trong các giờ chơi các bé thực sự được thỏa mãn với nhu cầu khám phá, được chơi theo hứng thú, được đóng vai tham gia vào cuộc sống thu nhỏ của người lớn như:

 

Bé bán hàng, mua hàng

Bé làm chú bộ đội ở trường MN Bắc Lý

Bé tập làm bánh

Trong các giờ hoạt động ngoài trời bé được quan sát sự lớn lên của cây, thấy được sự khác nhau của các loài hoa trong khuôn viên trường...

Sự chìm nổi của vật:

Trường MN Ngọc Thiện số 2 - Tân Yên.

 

Những trải nghiệm thực tế ngoài trường đáng nhớ ở tuổi mầm non

 

Những nội dung cho trẻ khám phá xã hội về lễ hội, truyền thống văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thường khó đối với giáo viên, theo cách tiếp cận dạy học xưa giáo viên thường chú trọng đến tranh ảnh, sưu tầm video cho trẻ xem và học thụ động. Nhưng với việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường môi trường xã hội, cho trẻ được cảm nhận thông qua thực tế. Năm học này, nhiều trường mầm non trong tỉnh đã tổ chức các hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa. Trẻ được sống trong khung cảnh của lễ hội, được tận mắt nhìn và sờ vào những di sản của quê hương, được tham gia các hoạt động văn hóa của địa phương như hoạt động ngày hội văn hóa quê em ở Lục Ngạn được mô phỏng trong khuôn viên trường mầm non thị trấn Chũ, lễ hội Xương Giang ở thành phố Bắc Giang, di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế. Chắc hẳn trong các bé không thể quên được ấn tượng của những buổi học đó.

Bé tham gia hát đối đáp tại “Ngày hội văn hóa quê em” - trường MN Chũ huyện Lục Ngạn.

Các bé 5 - 6 tuổi trường MN Cầu Gồ thăm quan di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám.

Bé trường MN Tiên Lục -Thăm cây dã hương nghìn năm tuổi.

Các bé trường MN Đào Mỹ thăm bảo tàng Quân đoàn 2.

 

Với những lợi ích trong rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, phương pháp học này đã nhận được phản ứng tích cực từ phụ huynh cũng như trẻ và xã hội. Hầu hết trẻ đều rất hào hứng và phấn khởi khi kể chuyện cùng ông bà, bố mẹ những điều chúng được trải nghiệm. Phụ huynh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con hòa nhập, trải nhiệm thực tế.

 

Một phụ huynh trường mầm non Hoa Sen, thành phố Bắc Giang [có con học lớp 5 - 6 tuổi] chia sẻ: “Tôi vừa cùng con tham gia chuyến thực tế tại siêu thị Big C Bắc Giang. Lần đầu tiên các con được tận mắt nhìn thấy cách làm bánh, đóng gói, trưng bày, được tự tay làm những chiếc bánh xinh xắn các con phấn khích vô cùng, về đến nhà không ngừng bi bô kể chuyện. Thú thật, khi tham gia hoạt động này, ngoài mục đích cùng con trải nghiệm thì còn một lý do nữa là tôi có chút lo lắng cho sự an toàn của cháu khi sinh hoạt ở một môi trường bên ngoài lớp học. Mặc dù, nhà trường tổ chức khá chu đáo, nhưng ở lứa tuổi của các bé, vấn đề an toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh”.

 

Ý kiến của phụ huynh trên cũng là tâm trạng của không ít phụ huynh khi đề cập đến vấn đề này.

 

Trao đổi kinh nghiệm tổ chức những buổi học ngoài trời, cô Mỹ Vượng - trường MN Hoa Sen, TP Bắc Giang chia sẻ: “Lợi ích mà phương pháp này mang lại cho trẻ không phải bàn cãi nhưng vấn đề an toàn phải là trên hết. Môi trường bên ngoài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn, bởi vậy, trước mỗi chuyến tham quan, nhà trường phải lên kế hoạch tỉ mỉ, khảo sát địa hình, phối hợp đơn vị sở tại để họ hỗ trợ khi cần; đồng thời, tập huấn cho giáo viên, huy động đội ngũ nhân viên phục vụ, nhân viên y tế cùng tham gia; trẻ được đeo bảng tên có số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm đề phòng trường hợp đi lạc. Trong thời gian hoạt động diễn ra, giáo viên luôn phải bao quát, kiểm soát trẻ, thiết lập hàng rào an ninh và đảm bảo các bé luôn nằm trong tầm kiểm soát”.

 

Năm học 2016 -2017 đã khép lại, nhưng chắc hẳn trong tâm trí các bé, đặc biệt là các bé chuẩn bị vào lớp Một sẽ không thể quên những trải nghiệm trong tuổi thơ của mình. Còn các phụ huynh vẫn tin tưởng rằng, các hoạt động trải nghiệm cho con em mình vẫn tiếp tục diễn ra trong một môi trường giáo dục lành mạnh của năm học mới 2017 - 2018.

 

Hải Thanh - CV, Phòng GDMN

Sở GD&ĐT Bắc Giang
25/08/2017

Video liên quan

Chủ Đề