Số sánh các chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Các câu hỏi tương tự

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

AGiữ quan hệ hòa hảo, thân thiết với các nước láng giềng.

BĐẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

CLiên kết với các nước trong khu vực cùng phát triển.

DChinh phục các nước thông qua đường biển.

Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Những câu hỏi liên quan

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

AGiữ quan hệ hòa hảo, thân thiết với các nước láng giềng.

BĐẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

CLiên kết với các nước trong khu vực cùng phát triển.

DChinh phục các nước thông qua đường biển.

Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?

 A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng

 B. Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

 C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”

 D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu

Nhà Tần: gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam

Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 12 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 11, 12 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Các chính sách đối nội của nhà Tần:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

+ Bắt hàng triệu nhân dân đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn,…

- Các chính sách đối nội của nhà Hán:

+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Tác động:

- Nhờ những chính sách trên mà nền kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Với những người tìm kiếm lời giải cho câu hỏi trên, trong lịch sử, Trung Quốc từ lâu đã là một cường quốc, và những chính sách đối ngoại cũng như thực tiễn của các triều đại phong kiến Trung Quốc có thể là chỉ dấu để đánh giá về cách các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đại sử dụng sức mạnh của mình vào thời điểm hiện tại và tương lai. Tất nhiên, xã hội Trung Quốc ngày nay không giống như 100 năm, chưa kể là 1.000 năm trước. Tuy nhiên, với nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu chính sách đối ngoại của Trung Quốc phong kiến, ông Michael Schuman, tác giả bài viết này [tác giả cuốn Superpower Interrupted: The Chinese History of the World] cho rằng, thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Trung Quốc sẽ không phải là cường quốc hoà bình

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định chính sách của Trung Quốc là phát triển hòa bình. Đúng là các triều đại của Trung Quốc đã có quan hệ ổn định trong thời gian dài với một số nước láng giềng ở Đông Á - không như Châu Âu, nơi các đế chế gần như thường xuyên trong tình trạng tranh đấu. Người Trung Quốc hiện đại thường thích so sánh các cuộc chinh phạt thuộc địa của Châu Âu vào thế kỷ 15 với hành trình ra Đại Tây Dương của tướng Trung Quốc Trịnh Hòa cùng hạm đội của mình, những người đã đi qua Ấn Độ Dương nhưng không thâu tóm bất cứ nước nào. Tuy nhiên, bức tranh về một Trung Quốc ưa chuộng hòa bình này đã phớt lờ một thực tế rằng, các triều đại Trung Quốc gần như luôn trong tình trạng chiến tranh. Vào thời điểm đỉnh cao quyền lực, các hoàng đế Trung Quốc cũng là những người mang tư tưởng bành trướng. Nhà Hán và nhà Đường đã cho quân hành quân từ Trung Á đến bán đảo Triều Tiên. Nhà Tống phát động chiến tranh và tranh giành lãnh thổ với các nước đối thủ. Triều đại bành trướng nhất của Trung Quốc là nhà Thanh với sự chiếm giữ Tây Tạng và Tân Cương. Các hoàng đế nhà Thanh là người Mãn Thanh, một tộc người phương bắc, nhưng những vùng đất họ chiếm được giờ đây được coi là một phần không thể tranh cãi của đại lục.

Dư luận quốc tế ngày càng lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là việc gia tăng sức mạnh quân sự [Ảnh: Tân Hoa xã].

Trung Quốc sẽ muốn tạo ra trật tự thế giới của riêng mình

Những quốc gia mà Trung Quốc không hoặc không thể chiếm đóng thường bị hấp thụ vào thế giới của Trung Quốc thông qua một hệ thống ngoại giao, thương mại do các hoàng đế Trung Quốc kiểm soát. Những chính phủ khác phải cống nạp lễ vật cho Trung Quốc như một hình thức để thừa nhận vị thế của Trung Quốc, để sau đó các hoàng đế Trung Quốc coi họ là chư hầu. Việc hệ thống chư hầu đó có phải là nghi thức lỏng lẻo hay là chính sách đối ngoại nhất quán hiện vẫn đang là chủ đề bàn cãi của các nhà sử học. Nhưng có thể thấy rõ rằng, Trung Quốc thường muốn áp đặt các quy tắc và thực tiễn ngoại giao của mình lên những nước mong muốn có quan hệ chính thức với Trung Quốc. Nên coi đây là luật chơi trong quan hệ quốc tế ở Đông Á, do Trung Quốc chỉ định. Trật tự này không gặp phải nhiều sự kháng cự, chí ít là bởi những quốc gia lớn ở Đông Á. Không như Châu Âu, nơi các nước có sức mạnh ngang bằng nhau thường tranh giành lãnh thổ, thương mại và ảnh hưởng, Trung Quốc không có một đối thủ thực sự nào. Nhìn chung, các nước láng giềng chấp nhận vị thế của Trung Quốc và tuân theo các quy tắc hành xử do Trung Quốc đặt ra.

Tuy nhiên, khi phải đối mặt với thách thức, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng đến vũ lực. Ví dụ, nhà Tùy và nhà Đường đã bỏ ra hàng chục năm để cố gắng đánh bại vương quốc Koguryo hùng mạnh ở Triều Tiên. Zhang He, vị tướng được coi là chuộng hòa bình của Trung Quốc, đã phát động cuộc chinh phạt tới đảo Sumatra [nay là một phần của Indonesia] để chống lại đối thủ của một tiểu vương chư hầu. Khi Nhật Bản xâm chiếm bán đảo Triều Tiên vào năm 1592, nhà Minh đã cử quân tới viện trợ cho Triều Tiên. Người Trung Quốc cũng áp đặt hệ thống của mình bằng những hình thức ép buộc khác - chẳng hạn như cấm giao thương đối với những người ngoại quốc bất tuân. Vì vậy, cho dù Tập Cận Bình tuyên bố hồi tháng 9 rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền, bành trướng hay phạm vi ảnh hưởng, lịch sử cho thấy rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực hay biện pháp ép buộc đối với các nước khi những nước này phản đối quyền lực của Trung Quốc. Điều này sẽ có hệ lụy đối với Việt Nam và những nước Đông Nam Á đang tranh chấp yêu sách chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, và cả với Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh của mình.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ khôi phục một số khía cạnh của trật tự phong kiến cũ khi nước này mở rộng tầm ảnh hưởng. Trung Quốc sẵn sàng trừng phạt các nước nếu làm "phật ý". Trung Quốc đã cấm nhập khẩu từ Canada và Australia trong bối cảnh các cuộc tranh chấp gần đây; còn 3 năm trước, Trung Quốc đã trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc khi Seoul đồng ý triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, điều mà Trung Quốc coi là mối đe dọa về an ninh.

Trung Quốc sẽ xuất khẩu giá trị của mình

Một lý do củng cố cho lập luận rằng Trung Quốc sẽ là một cường quốc hòa bình là chính sách đối ngoại không mang tính luân lý của nước này. Người ta lập luận rằng, không như Mỹ, một nước muốn các nước phải đi theo con đường tự do của mình, Trung Quốc dường như không quan tâm tới việc làm thay đổi thế giới, mà chỉ muốn kiếm tiền từ thế giới. Điều này phần nào là đúng. Trung Quốc sẵn sàng bán công nghệ 5G của Hoa Vi cho cả những nước chuyên chế như Nga lẫn những nền dân chủ như Đức. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lịch sử, người Trung Quốc tin rằng, văn hóa của mình có khả năng chuyển hóa - có thể biến người man rợ thành người văn minh. Bản thân Khổng Tử cũng nghĩ vậy. Trên thực tế, các vĩ nhân Trung Quốc không kỳ vọng các nước sẽ đi theo con đường của Trung Quốc, nhưng họ cũng đã quảng bá giá trị văn hóa tới các nước trên thế giới. Người Trung Quốc cũng hiểu mối liên hệ giữa văn hóa và quyền lực. Những dân tộc khác đã ngưỡng mộ Trung Quốc, xã hội hiện đại nhất Đông Á, khi nước này tự xây dựng vương quốc của mình, và họ đã vay mượn các quy định pháp luật, thể chế quản trị, phong cách nghệ thuật, văn học và cả ký tự từ Trung Quốc. Hiện tượng văn hóa này đã giúp Trung Quốc duy trì được tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực kể cả khi bị suy yếu về chính trị.

Chủ tịch Tập Cận Bình hiểu điều này rất rõ, và ông muốn đẩy mạnh sức mạnh mềm của Trung Quốc bằng cách thúc đẩy giá trị của Trung Quốc, cả cũ lẫn mới. Ông từng nói, thực tế cho thấy con đường và chế độ của Trung Quốc đã thành công. Đây là mục đích của các Viện Khổng Tử, một chương trình của chính phủ nhằm quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc. Khi đã thành công trong việc khống chế dịch Covid-19, các quan chức và giới truyền thông Trung Quốc đã không ngừng quảng bá mô hình quản trị của Trung Quốc, trong khi chỉ trích cách một nền dân chủ như Mỹ ứng phó với dịch bệnh. Ý nghĩa của việc này là, Trung Quốc hiện đại sẽ muốn các nước giống mình, cũng không khác với tư duy của các hoàng đế khi xưa. Có nghĩa là, Trung Quốc sẽ ủng hộ các thể chế giống với mình. Trên thực tế, Trung Quốc đã làm điều này: kết giao với những chính phủ không tự do mà bị nước khác quay lưng như Triều Tiên, Iran, Belarus và Venezuela.

Trung Quốc chỉ chấp nhận những mối quan hệ trong đó mình là bề trên

Kể từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã tự coi mình là hơn người khác vì họ tin rằng nền văn minh của họ là tối thượng. Điều này đã định hình nên thế giới quan mà theo đó Trung Quốc ở vị trí trên cùng về thứ bậc. Họ không tin vào các mối quan hệ bình đẳng, ít nhất là về mặt chính thức hay ý thức hệ. Trật tự thế giới của Trung Quốc, với những quy tắc và quy phạm của Trung Quốc, được dựa trên nguyên tắc về sự tối thượng của Trung Quốc và việc các nước chấp nhận vị thế đó. Về truyền thống, khi Trung Quốc bị buộc phải chấp nhận vị trí yếu kém, hay thậm chí là ngang bằng một cường quốc khác, người Trung Quốc thường bất mãn và cố gắng giành lại vị thế bế trên của mình một khi đã đủ sức mạnh để đảo ngược tình thế.

Ngày nay, điều đó lại đang xảy ra. Khó chịu bởi những gì họ coi là sỉ nhục từ các thế lực phương Tây - từ cuộc chiến thuốc phiện cho tới những hiệp ước "bất bình đẳng" làm Trung Quốc mất đi chủ quyền - Trung Quốc đang nỗ lực để đạt lại thế thượng phong. Như Tập Cận Bình đã nói, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bị một nước nào ức hiếp. Đó chính là mục tiêu của các chính sách hiện nay của ông, từ việc phát triển năng lực quân sự cho tới các dự án nhà nước nhằm giúp Trung Quốc vượt qua phương Tây về công nghệ. Ngoại giao của Trung Quốc ngày càng có hướng đe dọa khi phải đối mặt với thách thức từ các nước khác như Mỹ, Ấn Độ hay Úc.

Điều có thể thấy rõ từ nghiên cứu lịch sử Trung Quốc là, Trung Quốc không chỉ muốn trở thành cường quốc - họ tin rằng, họ xứng đáng làm cường quốc. Trong những thế kỷ trước, người Trung Quốc tin rằng hoàng đế của mình có quyền cai trị tuyệt đối. Do thực tế về công nghệ và khoảng cách, tầm với của Trung Quốc thường bị giới hạn trong khu vực. Nhưng giờ đây, trong thời đại toàn cầu hóa, tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh có thể sẽ đạt được mục tiêu đó./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo

Video liên quan

Chủ Đề