Phong trào đập phá máy móc và bãi công của công nhân diễn ra như thế nào

Câu 1 : Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc [vệ sinh môi trường, an toàn lao động...], giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn [ốm đau, tai nạn, thất nghiệp]...

Câu 2 :

Năm 1870 chiến tranh Pháp- Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho Pháp

– Ngày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.

– Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập [chính phủ vệ quốc].

– Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc.

Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.

–  Sáng ngày 18/3/1871. Chi-e cho quân tấn công đồi Mông-mác, nhưng thất bại. Quần chúng nhân dân làm chu Pa-ri.

–  Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng công xã.

–  Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập
Câu 3 :

Vì cuộc Cm này diễn ra với mục tiêu giải phóng dân tộc mở đường cho CNTB phát triển, lãnh đạo là giai cấp TS và chủ nô, lực lượng tham gia là toàn thể nhân dân Bắc Mĩ[ nô lệ, công nhân], hình thức là 1 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

=> Là cuộc CMTS

=> Chưa triệt để vì: chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, chưa xóa bỏ được chế độ nô lệ ở đây [ phải đến CM Mĩ lần 2 vào năm 1862 tuyên ngôn về thủ tiêu chế độ nô lệ được ban ra -> chế độ nô lệ ở Bắc Mĩ chấm dứt]Câu 4 : Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được gọi là Đảng vô sản kiểu mới vì nó: - Triệt để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân. - Tuyệt đối trung thành và tuân theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác. - Dựa vào nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.

Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX. 1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh. rồi ớ các nước khác. Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

Năm 1833, một “công nhân” nhỏ tuổi đã kể :
“Tôi năm nay 12 tuổi, đã làm việc trong xưởng dệt từ năm ngoái. Bình quân mỗi ngày làm việc 12 giờ 30 phút. Thỉnh thoảng còn phải làm thêm giờ”.

Một người khác kể :
Tôi đã làm việc hai năm ở đây, từ lúc 12 tuổi; hàng ngày phải làm việc 16 giờ. Giờ đây tôi không chịu được nữa, bị ốm nên đã đề nghị rút xuống 12 giờ. Ông chủ bảo tôi: Nếu vậy thì mày ra khỏi nhà máy, đừng quay lại nữa”.

Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc [vệ sinh môi trường, an toàn lao động…], giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn [ốm đau, tai nạn, thất nghiệp]…

Quảng cáo

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Từ những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông [Pháp] khởi nghĩa đòi tăng :ương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din [Đức] khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là “Phong trào Hiến chương”.

Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị [có hàng triệu chữ kí] đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.
Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức. Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX

Mục 1

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

a] Nguyên nhân

- Thời gian làm việc của công nhân từ 14 – 16 giờ/ngày.

- Đồng lương chết đói.

- Điều kiện làm việc rất tồi tàn.

=> Công nhân >< tư sản.

b] Các hình thức đấu tranh đầu tiên

- Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh.

- Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

- Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

Mục 2

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

* Ở Pháp:

- Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa.

* Ở Đức:

- Năm 1844, công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiên sau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm máu.

* Ở Anh:

- Từ năm 1836 đến năm 1847, “phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.

Công nhân Anh đưa Hiến Chương đến Quốc hội

* Kết quả:

- Các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.

- Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.

ND chính

Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX

- Phong trào đập phá máy móc và bãi công

- Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840

Sơ đồ tư duy Chủ nghĩa Tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

Loigiaihay.com

  • Sự ra đời của chủ nghĩa Mác

    Tóm tắt mục II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác

  • Lý thuyết phong trào công nhân và sự ra đời chủ nghĩa Mác

    Lý thuyết phong trào công nhân và sự ra đời chủ nghĩa Mác

  • Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 29 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 29 SGK Lịch sử 8

  • Trình bày các sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 30 SGK Lịch sử 8

  • Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

    Giải bài tập 1 trang 17 SGK Lịch sử 8

  • Lập niên biểu về cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

    Giải bài tập 1 trang 9 SGK Lịch sử 8

  • Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh của người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 11 SGK Lịch sử 8

  • Sự phát triển của cách mạng

    Tóm tắt mục III. Sự phát triển của cách mạng

Video liên quan

Chủ Đề