Phát hiện có thai sớm nhất bằng cách nào năm 2024

Bên cạnh việc sử dụng que thử thai để chẩn đoán thì còn có một vài phương pháp xét nghiệm có thai khác. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về các phương pháp thường được sử dụng cũng như lợi ích của từng phương pháp.

1. Xét nghiệm có thai là gì?

Trong suốt quá trình thai kỳ, nhau thai thường sẽ tạo thành một loại hormone được gọi là Beta-hCG. Vì vậy mà xét nghiệm có thai là xét nghiệm được tiến hành để kiểm tra nồng độ Beta-hCG có trong nước tiểu hoặc trong máu.

Không chỉ được sử dụng để chẩn đoán việc mang bầu hay không, xét nghiệm này còn giúp xác định và tìm ra dị tật bẩm sinh của thai nhi. Ngoài ra, khối tăng sinh bất thường trong thai trứng, tử cung cũng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm Beta-hCG.

Phát hiện có thai sớm nhất bằng cách nào năm 2024

Xét nghiệm có thai giúp chẩn đoán mẹ có mang bầu hay không một cách chính xác nhất

2. Các phương pháp phổ biến được sử dụng để chẩn đoán có thai hay không?

2.1. Que thử thai

Đây được coi là một trong những phương pháp phổ biến mà nhiều người lựa chọn sử dụng bởi tính nhanh chóng và tiện lợi của nó. Que thử thai giúp chẩn đoán việc có thai thông qua hàm lượng Beta-hCG có trong nước tiểu.

Thông thường, que thử thai đều đưa ra kết quả chính xác (tới 97%) nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Thời điểm thử có thể quyết định ít nhiều đến độ chính xác. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên thử bằng que thử thai trong vòng 7 - 14 ngày sau thời điểm quan hệ tình dục. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì có thể thử sau 1 tuần trễ kinh.

Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy được cho thời điểm tốt nhất để thử thai.

Khi sử dụng que thử thai sẽ có 2 kết quả được đưa ra. Nếu trên que thử hiện 1 vạch có nghĩa là bạn không mang thai. Ngược lại, nếu hiện 2 vạch thì đồng nghĩa với việc bạn đã có thai.

Mặc dù có độ chính xác khá cao, nhưng cũng có một số trường hợp mà que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác như:

  • Thời điểm thử thai.
  • Thời điểm đọc kết quả.
  • Chất lượng que thử thai.
  • Một số biến chứng của thai kỳ như thai chết lưu, mang thai ngoài tử cung,...
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc, kháng sinh đang sử dụng.

.jpg)

Que thử thai được sử dụng để biết có thai hay không một cách nhanh chóng

2.2. Xét nghiệm máu

Bên cạnh que thử thai, xét nghiệm máu cũng là phương pháp chẩn đoán có thai phổ biến với độ chính xác lên tới 100%. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ và kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu, từ đó cho ra kết quả. Mặc dù không được nhanh và chủ động như việc sử dụng que thử thai, nhưng xét nghiệm máu cũng chỉ mất 90 phút để trả kết quả tính từ lúc nhận mẫu xét nghiệm.

Sau khi quan hệ tình dục từ 7 - 14 ngày, người mẹ có thể đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tiến hành Xét nghiệm có thai. Sau 48h, lượng Beta-hCG có trong máu sẽ tăng gấp đôi và thường đạt mức cao nhất vào tuần thai thứ 15 - 16, giảm dần sau đó và một vài tuần sau khi sinh sẽ biến mất.

Đối với phương pháp xét nghiệm có thai này, chỉ cần dựa vào nồng độ Beta-hCG để đưa ra chẩn đoán chính xác. Cụ thể như:

  • Nồng độ Beta-hCG <5mIU/ml: tại thời điểm xét nghiệm, chưa đủ căn cứ để kết luận mang thai.
  • Nồng độ Beta-hCG >25mIU/ml: chắc chắn người mẹ đã mang thai
  • Nồng độ Beta-hCG nằm trong khoảng từ 5 - 25mIU/ml: có thể cần tiến hành xét nghiệm lại sau 48h để theo dõi và có kết luận chính xác.

.jpg)

Xét nghiệm máu đưa ra kết quả chính xác đến 100%

Trong trường hợp xét nghiệm có thai lần đầu cho ra kết quả dương tính nhưng lần xét nghiệm bổ sung nồng độ Beta-hCG trong máu quá thấp hoặc không tương thích với tuổi thai thì có thể đây là thai ngoài tử cung hoặc có thể đã xảy thai, thai chết lưu.

Ngược lại, nếu nồng độ Beta-hCG quá cao thì có thể do tính tuổi thai bị non tháng hoặc sản phụ mang đa thai, thai trứng,...

Xét nghiệm có thai bằng phương pháp xét nghiệm máu này là dựa vào nồng độ Beta-hCG tại một thời điểm nhất định, chỉ số này có thể biến động do những tác nhân khác. Chính vì vậy, để tính chính xác tuổi thai và sức khỏe của thai nhi thì cần kết hợp siêu âm đầu dò.

Bên cạnh việc chẩn đoán có thai hay không, xét nghiệm máu còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Phát hiện sớm và kịp thời virus có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh.
  • Giúp sản phụ xác định được nhóm máu của mình.
  • Giúp mẹ bầu kiểm tra những dưỡng chất thiếu cần được bổ sung như sắt, canxi,...
  • Phát hiện sớm CMV (tác nhân gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, thậm chí sảy thai) và kháng thể HIV.
  • Chẩn đoán viêm gan B.
  • Trong giai đoạn thai kỳ, xét nghiệm máu giúp sản phụ phát hiện bệnh tiểu đường để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

3. Nên xét nghiệm có thai ở đâu Hà Nội?

Tại hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước hiện này đều cung cấp dịch vụ xét nghiệm. Tuy nhiên, sản phụ nên lựa chọn những nơi uy tín để có thể nhận được kết quả chính xác nhất, đồng thời tránh “tiền mất tật mang”.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong các đơn vị xét nghiệm uy tín, tại đây có đầy đủ các loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu của các chuyên khoa.

Đội ngũ y bác sĩ của MEDLATEC đều là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành, luôn làm việc với chữ tín và đặt lợi ích của khách hàng lên đầu.

Ngoài ra, giá cả luôn là vấn đề được cân nhắc nhưng bạn không cần quá lo lắng vì tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn có bảng giá niêm yết để bệnh nhân có thể lựa chọn dịch vụ với giá cả phù hợp cho mình.

.jpg)

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn và đầy kinh nghiệm

Hơn hết, MEDLATEC hiện có triển khai chương trình xét nghiệm lấy mẫu tại nhà. Việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức đi lại đồng thời kết quả cũng sẽ được trả trong thời gian sớm nhất.

Sau khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại MEDLATEC, bạn có thể chờ để nhận kết quả trực tiếp sau 1 tiếng hoặc nhận kết quả thông qua tin nhắn từ tổng đài.

Làm thế nào để phát hiện có thai sớm nhất?

Dùng que thử thai Thông thường, khi trứng đã làm tổ và nhau thai bắt đầu phát triển, nồng độ hCG được tiết vào máu và nước tiểu, tăng dần lên ở những tuần thai tiếp theo. Do đó khi sử dụng que thử thai có thể giúp phát hiện có thai sớm nhờ việc phản ứng với nồng độ hCG trong nước tiểu.

Làm sao để biết mình có thai hay không?

Các dấu hiệu có thai bạn có thể tự nhận biết.

Đau ngực. Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức. ... .

Chậm kinh. ... .

Chứng chuột rút. ... .

Xuất hiện các vết máu báo thai. ... .

Mệt mỏi. ... .

Đầu vú thâm quầng. ... .

Đầy hơi, khó tiêu. ... .

Đi tiểu nhiều hơn..

Sau khi sảy thai bao lâu thì trứng rụng?

Sau khi sảy thai thường khoảng 2 tuần trứng sẽ rụng và sau đó khoảng 14 ngày thì bạn sẽ có kinh trở lại. Bởi sau thời gian này các hormone trong cơ thể của người phụ nữ sẽ hoạt động trở lại trạng thái như trước lúc mang thai. Bình thường, cơ thể người phụ nữ cần 4 - 6 tuần để bắt đầu cân bằng hormone.

Khi nào nên xét nghiệm máu để biết có thai?

Xét nghiệm máu có thể đo được lượng tăng khối lượng rất nhỏ của hormone hCG trong vòng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai nên đây là xét nghiệm có khả năng dự đoán mang thai rất sớm, ngay từ những tuần đầu tiên.