Nối dung nào đánh giá đúng về mối quan hệ

Triết học Mác – Lênin là nền tảng và là kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam, việc nắm bắt và hiểu những quy luật này sẽ giúp cá cá nhân góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

 Triết học Mác – Lênin có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đời sống con người, đến tự nhiên, xã hội như vật chất, ý thức, mối quan hệ biện chứng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm… Và một trong số những nội dung phổ biến nhất trong môn học này là Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất:

– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.

– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;

– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;

– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.

Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.

Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức [bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ], hoặc là chính bản thân thế giới vật chất [thế giới khách quan], hoặc là những dạng tồn tại của vật chất [bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ] đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.

Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.

Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn [hoạt động vật chất] của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.

Ý nghĩa phương pháp luận

– Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.

Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.

Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.

– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.

Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.

Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.

Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.

Liên hệ bản thân với mối quan hệ vật chất và ý thức

Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.

Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.

Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.

Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Cảm ơn Quý khách hàng đã theo dõi bài viết.

Mối quan hệ là gì? Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều đối tượng trong một vấn đề nào đó với nhau. Giá trị của mối quan hệ? Các loại mối quan hệ?

Trong xã hội không thể nào thiếu các mối quan hệ với nhau, nó chính là một trong những quyết định đến sự phát triển của một đất nước. Để một đất nước có thể phát triển và ổn định thì cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp về kinh tế, chính trị, ngoại giao…

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Mối quan hệ là gì?

Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều đối tượng trong một vấn đề nào đó với nhau. Trong một mối quan hệ có thể có phát sinh nhiều mối quan hệ nhỏ, liên kết với nhau.

2. Giá trị của mối quan hệ:

Hiện nay, trong xã hội có rất nhiều mối quan quan hệ và có sự liên kết với nhau. Để  xác định được tất cả các mối quan hệ là cả một quá trình lâu dài và khó xác định được.

Tuy nhiên, dù xuất phát và bản chất như thế nào thì nhìn chung tất cả các mối quan hệ đều mang lại những ưu và nhược điểm khác nhau và tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người mà có thể coi đó là một mối quan hệ tốt hoặc xấu.

Việc xây dựng các mối quan hệ cũng được xem là một trong những công việc quan trọng đối với nhiều người. Trong cuộc sống của mỗi người dường như không thể thiếu mối quan hệ. Từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ gần gũi nhất đó chính là quan hệ gia đình và sau đó là mối quan hệ với pháp luật. Hai mối quan hệ này xuất phát cùng lúc và tồn tại song song với nhau, là một phần không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, cha mẹ sinh ra chúng ta đây chính là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sau đó là quan hệ anh chị em ruột, giữa ông bà với cháu,…Đối với quan hệ pháp luật thì chính là mối quan hệ giữa cá nhân với luật pháp thể hiện qua việc cá nhân đó mang quốc tịch, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, …

Chính vì vậy, việc xác định giá trị của mối quan hệ sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân có chức năng, vai trò gì trong một mối quan hệ. Nhìn chung, việc xây dựng mối quan hệ đa phần mang lại nhiều giá trị lợi ích. Đối với bản thân thì giúp tạo dựng được mối quan hệ ban bè, đồng nghiệp và đối tác… để từ đó có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vui chơi giải trí, giúp đỡ nhau trong công việc, tìm kiếm được đối tác tiềm năng mang lại năng suất lao động và sự nghiệp thăng tiến.

Hoặc đối với mối quan hệ lao động cũng mang lại nhiều giá trị cho người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động vừa có thể có công việc làm và người sử dụng lao động thì cần người làm việc, chính vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ tốt với nhau mang lại lợi ích cho đôi bên, như có thể tăng năng suất, tạo dựng được mối quan hệ tốt có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống ngoài công việc.

Chính vì vậy, giá trị của mối quan hệ mang lại thường không thể đo đếm được nhưng lợi ích nó mang lại cho cá nhân mỗi người rất nhiều và được thể hiện dưới nhiều giá trị khác nhau, việc xây dựng các mối quan hệ chính là một bài học và cũng là cơ hội của mỗi người. Khi bản thân một người có thể xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp thì chắc chắn khoảng cách đến sự thành công của họ đã hơn nhiều người, đa phần những người này đều là người có sự thu hút trong lời nói, tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của người khác dành cho mình. Đối với trong kinh tế thì nghệ thuật xây dựng mối quan luôn được đề cao và xem trọng, cách mở rộng mối quan hệ luôn là một chủ để có sức hút mạnh mẽ trong các cuộc khảo sát tại cộng đồng.

3. Các loại mối quan hệ:

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã kéo theo nhiều mối quan hệ được phát sinh. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy những mối quan hệ phổ biến sau đây:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội

Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể trong cộng đồng, là một hệ thống những đặc điểm cụ thể không thể lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ…Một xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân này sẽ sống và làm việc hoạt động dựa theo cơ chế hoạt động của cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau.

Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động nhau qua lại với nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định. Nền tảng của quan hệ này là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế, xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao hơn. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội [gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân]. Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá nhân chỉ được hình thành phát triển trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau.

Thứ hai, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Pháp luật được biết đến là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan bởi vì pháp luật ra đời do nhu cầu đòi hỏi khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định; Bên cạnh đó, pháp luật phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nước, do nhà nước đặt ra trên cơ sở khái quát những quy định của đời sống xã hội thông qua lăng kính chủ quan của nhà cầm quyền.

Nhà nước sẽ sử dụng công cụ pháp luật để có thể thực hiện chức năng của mình với xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh…Và chúng ta sẽ thấy đa phần những lĩnh vực trên đều liên quan đến vấn đề đạo đức của mỗi người trong việc thực hiện hành vi.

Chính vì vậy, pháp luật và đạo đức đều là công cụ điều chỉnh xã hội, là chuẩn mực, khuôn mẫu cho hành vi của các cá nhân, tổ chức, trong nhiều trường hợp cả pháp luật và đạo đức đều vừa phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền vừa phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung

Thứ ba, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động

Đây là mối quan hệ không thể thiếu trong xã hội phát triển, để có thể tạo ra sự bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật nước ta cũng đã ban hành rất nhiều văn bản để quy định quyền lợi của người lao động.

Đối với người sử dụng lao động và người lao động thì mối quan hệ của hai đối tượng này xuất phát từ lao động. Giữa họ có những quyền lợi và nghĩa vụ với nhau. Thông thường, nghĩa vụ của người này sẽ là quyền của người khác, từ đó phát sinh các thỏa thuận thông qua hợp đồng lao động để ràng buộc với nhau để họ có thể thực hiện đúng những nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao động. Trong quá trình Trong quá trình lao động ngời sử dụng lao động không đợc đòi hỏi ngời lao động làm những vệc không ghi trong hợp đồng, không đợc bắt buộc ngời lao động làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động.

* Các yếu tố giúp cho mối quan hệ được tốt đẹp hơn

Thứ nhất, quan tâm đến nhau

Bản thân mỗi người đều muốn được người khác lắng nghe và được tôn trọng. Chính vì vậy, muốn ai đó yêu mến bạn hơn, trước tiên hãy cho họ biết bạn cũng rất yêu mến họ, tôn trọng họ, mong đợi được nghe họ chia sẻ.

Thứ hai, tạo được sự tin tưởng

Giá trị cốt lõi này đứng trên tất cả những giá trị khác. Để tạo được một mối quan hệ tốt đẹp với người khác trước hết bạn phải thể hiện bản thân là một người có thể giúp đối phương tin tưởng mình là có uy tín, vì nó là nền tảng của mối quan hệ, nếu không có lòng tin, về cơ bản không có gì cả.  Sự tin tưởng sẽ giúp cho bản thân bạn và người khác có liên kết vô hình với nhau, từ đó giúp tạo được sự thiện ý và cách nhìn tốt đẹp cho bạn.

Thứ ba, trò chuyện với nhau thường xuyên hơn

Không có mối quan hệ nào có thể phát triển nếu những mắt xích ở trong đó không trò chuyện, chia sẻ cùng nhau hay tần suất trò chuyện chỉ vài ba lần, mỗi lần vài phút trong một năm. Đơn giản chỉ là vài phút điện thoại hỏi thăm sức khỏe, một tấm thiệp cùng vài lời chúc tự viết bằng tay mỗi dịp lễ, tết, hay vào một ngày kỷ niệm đặc biệt, hay thậm chí là những email/ tin nhắn chia sẻ cùng nhau những điều bình dị trong cuộc sống. Đó chính là yếu tố quan trọng để duy trì một quan hệ tốt đẹp với nhau.

Thứ tư, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.

Nhiều người thường hay lạm dụng việc giúp đỡ từ người khác, lợi dụng để có thể đạt được những mục đích của bản thân. Đây chính là một sai lầm nghiêm trọng khiến cho mối quan hệ ngày càng tội tệ hơn. Trước khi “nhận lấy” hãy tập cách “cho đi”. Một sự có mặt, sự trợ giúp đúng lúc ý nghĩa hơn vạn lời hoa mỹ mà sáo rỗng. Quan tâm vừa đủ, tinh tế vừa đủ là nguyên liệu cần thiết cho công thức này.

Thứ năm, giữ lời hứa

Giữ lời hứa chính là nhân tố giúp xây dựng nên thương hiệu cá nhân của mỗi người được vững chắc. Giữ lời hứa giúp hình thành sự tin tưởng – thứ mà con người ở xã hội hiện đại rất dè chừng, đề phòng khi muốn trao cho ai, bởi vì, không nhiều người coi trọng cam kết, coi trọng lời hứa của mình. Và còn sai lầm hơn nữa, không ít người xem nhẹ việc giữ lời hứa với gia đình, người thân chỉ vì suy nghĩ “người thân nên sẽ thông cảm cho mình”.

Video liên quan

Chủ Đề