Nồi Ceramic là gì

Chảo chống dính ceramic được người dùng ưa chuộng thay thế cho những chảo chống dính thông thường, bởi sự thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng, ngoài ra chảo chống dính còn được mệnh danh là dụng cụ nấu nướng xanh. Vậy chảo chống dính ceramic là gì? Chảo chống dính ceramic có chưa PFOA không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Chảo chống dính ceramic là loại chảo kim loại [thông thường là chảo nhôm hợp kim] được phủ lớp Ceramic chống dính cao cấp. Lớp phủ được làm từ cát và có bề mặt bóng chống dính tốt, giúp cho việc nấu nướng của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn. 

Chảo chống dính Ceramic có chưa PFOA không?

Giải thích một số thuật ngữ trong chảo chống dính:

PTFE là chất tự phân hủy khi đến  nhiệt độ 260 – 350 độ C. Sau đó thôi nhiễm hóa học vào thức ăn gây nên các bệnh về phổi và ung thư.

PFOA được sinh ra do quá trình tự nóng chảy nhiệt độ >40, 50 độ C sẽ thôi nhiễm vào thức ăn và cũng gây nên nhiều bệnh về phổi và ung thư tương tự như chất PTFE. Chúng đều là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.

Chất chống dính Ceramic là loại vật liệu được chế tạo từ khoáng chất vô cơ, chịu được nhiệt độ lên tới 450 độ C, nó rất khó phân hủy và không phản ứng với thức ăn, khả năng chống dính rất tốt.

Ceramica là sản phẩm của hãng vật liệu Cuisinart, đây là 1 loại gốm không dính không chứa chất PTFE hoặc PFOA  ngay cả khi bạn sử dụng chảo đến nhiệt độ 450 độ C chảo này cũng không sinh ra 2 chất độc hại này.

Với nhu cầu nấu nướng hiện nay, nhiệt độ thông thường ở múc 230 độ C, Chất chống dính Ceramic có thể chịu được nhiệt độ lên đến 450 độ C cho thấy đây là loại chảo an toàn nhất cho đến thời điểm hiện nay và đã được các chuyên gia đánh giá. Bởi vì khi sử dụng, chảo sẽ không tạo ra các chất độc hại như PTFE, PFOA gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của người sử dụng.

Xem thêm:

So sánh nồi chiên không dầu và lò nướng.

Các chất chống dính cho chảo phổ biến hiện nay.

Chất chống dính Teflon cho chảo:

Teflon tên hóa học là Politetra Floetylen [PTFE] là chất chống dính xuất hiện sớm nhất,  nó ra đời từ quá trình nghiên cứu của nhà khoa học Roy Plunkett vào những năm 1938, nó có chứa 2 nguyên tố C và F liên kết với nhau cực kỳ chặt chẽ, phân hủy ở nhiệt độ cao lên đến trên 300 – 400 độ C, nhiệt độ phân hủy này cao hơn hẳn so với nhiệt độ đun nấu thông thường dao động từ mức 130 – 190 độ C, thậm chí là  có thể chịu được đến 250 độ C, nên Teflon chống dính tốt, rất bền bỉ, khó phân hủy, không phản ứng với thức ăn. Ngay cả khi nó đã đi vào cơ thể bạn, cũng tự thải ra ngoài nên người dùng không lo Teflon tích tụ và gây hại cho sức khỏe.

Chất chống dính Whitford cho chảo:

Chất chống dính Whitford có thành phần của hợp chất PTFE, nó phân hủy ở nhiệt độ trên 440 độ C và không chứa các chất PFOA, APEO. Whitford  cho độ chống dính cao, có khả năng chống chịu tốt với môi trường axit, kiềm, dung môi hữu cơ, và dầu ăn. Tuy nhiên khi dùng nồi chảo có lớp chống dính Whitford, người dùng có thể nấu ăn lâu với mức nhiệt không quá 230 độ C và chỉ nấu trong thời gian 15 – 20 phút nếu nấu ở nhiệt độ 230 – 250 độ C.

Chất chống dính Greblon cho chảo:

Greblon là chất chống dính có chứa hợp chất cao phân tử PTFE, có khả năng chống chịu tốt trong môi trường kiềm, axit, chịu được nhiệt độ đến 440 độ C, ma sát thấp và không chứa chất PFOA, APEO. Nồi, chảo sử dụng lớp phủ chống dính Greblon có thể đun nấu liên tục với mức nhiệt không quá 230 độ C, từ mức nhiệt 230 – 250 độ C chỉ đun nấu trong 15 – 20 phút.

Chất chống dính đá hoa cương cho chảo:

Là loại chảo mà mặt chảo được ép đúc với 1 lớp thép cứng, có phủ thêm chất Nano-silver kháng khuẩn. Mặt nấu in hoa văn dạng đá hoa cương cực nổi bật, đẹp mắt, tiếp diện bóng loáng, độ chống dính cao. Chất chống dính đá hoa cương không chứa PTFE/ PFOA, nấu ăn ít tốn dầu và thậm chí không cần thêm dầu khi chiên xào.

XEM CHẢO CHỐNG DÍNH CERAMIC ƯU ĐÃI

Cách sử dụng chảo chống dính an toàn.

Về mặt lý thuyết trước khi chảo chống dính Ceramic ra thị trường thì người tiêu dùng cũng đã sử dụng chảo bằng các chất chống dính khác. Vấn đề là người dùng sử dụng đúng cách thì sẽ hạn chế được những rủi ro gặp phải. Sau đây là những chia sẻ về cách sử dụng chảo chống dính đảm bảo  vừa bền lâu, vừa an toàn cho sức khoẻ nhé!

Không đun chảo không trên bếp: Theo thí nghiệm, tất cả các loại chảo chống dính đều có thể lên đến 300 độ C trong vòng 5 phút,  nếu để chảo không ở trên bếp với mức nhiệt độ cao  ngay cả khi có dầu. Khi đạt đến nhiệt độ 300 độ C thì những chất chống dính thông thường sẽ sinh ra PTFE.


Không nấu trên bếp ở mức nhiệt quá cao: Đa số hãng sản xuất nồi chảo chống dính giờ đều khuyến cáo người sử dụng chỉ nên dùng chảo ở mức nhiệt từ thấp đến vừa. Tuyệt đối tránh để chảo lên bếp từ ở mức siêu tốc cho công suất bếp đến 2400W. Với mức nhiệt này thì nhiệt độ trong chảo sẽ nhanh chóng vượt ngưỡng 250 độ C.

Bật hút mùi làm thông thoáng bếp: Khi chiên rán với nồi chảo chống dính, hãy luôn bật máy hút mùi và mở cửa sổ bếp để thông thoáng và hút khói bốc ra khỏi chảo.Trường hợp nhiệt trong chảo cao, khói sẽ bay lên và được hút đi.

Không làm món áp chảo: Những món ăn kiểu ròn ròn ai cũng thích, nhưng không lên làm áp chảo giòn hoặc làm xém thịt trên chảo. Để đạt mức xém và lớp vàng giòn trên thịt trên chảo chống dính, thường bạn sẽ cần phải để chảo nóng hơn mức cho phép và do đó sẽ dẫn đến phân huỷ chất chống dính trong lúc nấu.


Tránh làm sứt xước lớp chống dính: Bạn không nên dùng thìa phíp và đũa sừng với chảo vì sẽ làm cụt dần nó khi nấu. Cũng không nên dùng thìa inox hay rác cọ rửa làm xước lớp chống dính trên chảo. Bởi khi làm sứt mẻ lớp chống dính, sẽ tăng khả năng phân huỷ chất chống dính vào thức ăn hơn.

Nói tóm lại chảo chống dính Ceramic là chảo tốt nhất hiện nay. Nếu gia đình bạn hay sử dụng chảo để chiên rán các món Cá hay KFC cần nhiều mỡ và nhiệt độ cao thì nên sử dụng loại chảo này. Bởi chảo Ceramic loại chảo thân thiện, dụng cụ xanh không chứa các chất độc hại PTFE và PFOA. Còn nếu gia đình bạn vẫn đang sử dụng loại chảo có công nghệ cũ thì thật lưu ý theo khuyến cáo bên trên nhé.

tiki.vn

Xoong Nồi luộc gà Inox, OEM

Bổ sung trái cây hằng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể. Bởi trái cây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Sau đây sẽ là 4 nhóm người cẩn thận với trái cây.

Tuy nhiên đối với 4 nhóm người sau cần phải cẩn thận khi bổ sung trái cây vào thực đơn.

Kiểu người này nên chú ý ăn ít các loại quả có hạt bé như: kiwi, thanh long, dâu tằm, hồng, dâu tây, chuối, dưa hấu, nho…

Hạt trái cây của các loại này chủ yếu là chất xơ, không thể được tiêu hóa và hấp thụ. Từ đó, chúng sẽ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy sự tiêu hóa, bài tiết nhanh hơn. Ngược lại đối với những người thường xuyên bị táo bón, thiếu chất xơ trong cơ thể, những loại quả này rất thích hợp.

Những người này không nên ăn các loại hoa quả có mùi vị chua, chứa nhiều axit. Các loại quả này thúc đẩy sự tiết axit của dạ dày và enzyme tiêu hóa. Điều đó làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Những loại quả nên hạn chế, tránh ăn là: mận, thanh mai [bayberry], sơn tra, chanh… Bên cạnh đó, những người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày cũng không nên ăn các loại quả trên để tránh gây khó chịu cho dạ dày.

Nếu muốn giảm cân thành công, cần hạn chế ăn các loại quả có chứa lượng calo cao như: dừa, bơ, sầu riêng, xoài, mận, cam… Trong đó thì có 3 loại trái cây có lượng calo cao hơn cả thịt đó là dừa, bơ, sầu riêng.

Hàm lượng chất béo của dừa cao tới 12%, tỉ lệ chất béo bão hòa [không phải loại chất béo tốt] khá cao. Trong bơ, lượng chất béo chiếm 15,3%, nhưng trong đó có đến 70% là chất béo không bão hòa [chất béo “lành mạnh” cho cơ thể].

Không giống như hai loại trái cây trên, lượng calo của sầu riêng chủ yếu có nguồn gốc từ hàm lượng đường cao đến 27%. Ngoài ra, chất béo chiếm khoảng 5%. Nếu muốn giảm cân hiệu quả, chúng ta cần tránh tiêu thụ những “cám dỗ ngọt ngào” kể trên.

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường lầm tưởng rằng việc ăn trái cây sẽ làm tăng đường huyết nên loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bệnh nhân tiểu đường vẫn cần bổ sung trái cây hằng ngày, nhưng với một số loại quả hàm lượng đường cao thì số lượng nên hạn chế.

Họ nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường [GI] thấp như: táo, cam, dâu tây, chanh, mận. Bên cạnh đó, hạn chế ăn các loại hoa quả như: dứa, xoài, dưa hấu, chuối, kiwi… vì chúng có hàm lượng đường cao.

Video liên quan

Chủ Đề