Những việc làm gây suy giảm hệ đa dạng sinh học

126 Lượt xem - Update nội dung: 05-09-2022 10:31

Theo số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay, tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu đang ở mức đáng báo động. Cụ thể là các dự báo cho thấy trong khoảng 30 năm tới sẽ có khoảng 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của con người đã “bào mòn” hệ sinh thái nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây suy thoái sự đa dạng sinh học.

1. Bức tranh đa dạng sinh học tại nước ta

Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật và giữa các loài có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, nước ta là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, và được đánh giá là một trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, nhờ sở hữu nguồn gen quý hiếm với 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không có xương sống và cá nước ngọt và hơn 11.000 loài sinh vật biển.

Tuy nhiên, những năm qua, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học do nhiều nguyên nhân.

2. Những nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học

Dưới đây là TOP 5 nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học mà ai cũng cần biết:

2.1. Ô nhiễm môi trường

- Có thể thấy, ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học nghiêm trọng. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất, nước, không khí.

- Điển hình là hoạt động nuôi cá tra ở ĐBSCL theo môi hình công nghiệp đã gây ô nhiễm nhiều vùng nước và tác động không ít đến hệ sinh thái.

- Các ngành sản xuất công nghiệp, kim loại nặng với lượng nước thải chứa nhiều chất độc hại xả ra môi trường đã làm suy giảm khả năng sinh sống, sinh trưởng và phát triển của động thực vật trong nước.

- Ở quy mô toàn cầu, biến đổi khí hậu đã làm nhiệt độ nóng lên, thúc đẩy tốc độ băng tan nhanh chóng làm thu hẹp hoặc mất đi môi trường sinh sống của nhiều loài.

Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học [ảnh minh họa]

Rừng là nơi sinh sống của nhiều động vật, rừng bị suy thoái đồng nghĩa với việc nguồn thức ăn, nơi trú ngụ của nhiều loại động vật bị cạn kiệt.

Khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích rừng nguyên sinh ở nước ta bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Lâm nghiệp, trong khoảng thời gian 5 năm [từ năm 2012 – 2017], diện tích từng tự nhiên do nạn chặt phá rừng trái pháp luật bị đến 11% , còn 89% rừng bị chặt phá do phục vụ các dự án được duyệt.

Khai thác gỗ quá mức làm mất đa dạng sinh học và thu hẹp môi trường sống của sinh vật [ảnh minh họa]

Buôn bán trái phép các loài động thực vật hoang dã là ngành kinh doanh béo bở của nhiều người. Mặc dù Chính phủ và các tổ chức có nhiều nỗ lực ngăn chặn, tuy nhiên hoạt động buôn bán động vật trái phép vẫn diễn ra tràn lan khiến cho động vật quý hiếm đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng và gây mất đa dạng sinh học ở Việt Nam, trở thành gánh nặng cho hệ sinh thái.

Săn bắn động vật tría phép để buôn bán là tội ác, là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học [ảnh minh họa]

Sự suy giảm liên tục nguồn tài nguyên do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ đến sự mất đa dạng sinh học. Gia tăng dân số gây áp lực nặng nề với môi trường mà cụ thể là vấn đề phá vỡ đa dạng sinh học. Tài nguyên thủy khoáng sản bị khai thác cạn kiệt. Ở một số địa phương, nghề khai thác thủy hải sản tự nhiên là ngành kinh tế then chốt và hoạt động đánh bắt thủy hải sản diễn ra với tần số dày đặc, thường xuyên. Điều này đã khiến cho nguồn tài nguyên bị suy giảm nghiêm trọng.

Chạy theo đồng tiền, khai thác quá mức tài nguyên làm mất đa dạng sinh học [ảnh minh họa]

- Sự du nhập của các loài động thực vật ngoại lai vào nước ta. Tình trạng tạp giao đã khiến cho các giống loài không còn thuần chủng như trước kia. Hơn nữa, các sinh vật ngoại lai có khả năng sinh trưởng và thích ứng cao hơn so với các loại sinh vật bản địa. Vì vậy chúng dễ dàng phát tán, tạo ra các quần thể và đẩy cho các loại động, thực vật bản địa đi vào con đường diệt vong.

- Sự di dân: Từ năm 1960 ở miền Bắc nước ta có khoảng 1 triệu người từ đồng bằng lên vùng núi khai hoang, lập địa. Sự đại di dân này đã làm mất cân bằng dân số sinh sống ở vùng núi phía Bắc, làm tăng dân số đáng kể ở những vùng dân cư di chuyển đến ở và gây ảnh hưởng không ít đến tài nguyên khoáng sản.

Nhiều loài sinh vật ngoại lai làm mất cân bằng sinh học tại địa phương [ảnh minh họa]

Con người, cây cối và động vật cùng nhau cấu thành một hệ cộng đồng sinh thái, có qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Một khi sự đa dạng sinh học bị phá vỡ sẽ khiến cho cộng đồng sinh thái phải gánh chịu hậu quả. Mất đa dạng sinh học cũng là một vấn đề môi trường toàn cầu cần được quan tâm.

Trên đây Công ty môi trường Hợp Nhất đã tổng hợp một số thông tin về thực trạng và nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học. Chúng tôi vô cùng hoan nghênh các đóng góp từ quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện hơn.

Nguồn: tổng hợp

II. Suy giảm đa dạng sinh vật:

- Biểu hiện:  

    + 7.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật [số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới [IUCN]].

    + Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm loài. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, loài Linh miêu Iberia [Lynx pardinus] đặc hữu hiện giảm xuống còn 84-143 cá thể - đang ở mức “cực kỳ nguy cấp”. Còn loài mèo bắt cá [Prionailurus viverrinus] ở Nam Á từng được Sách đỏ của IUCN xếp ở mức “dễ bị tổn thương” nay đã nằm trong danh sách loài “nguy cấp” do các mối đe dọa tới môi trường sống như ô nhiễm, sản xuất nông nghiệp, săn bắn quá mức và khai thác gỗ. Tồi tệ hơn, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, loài người sẽ không có cơ hội nhìn thấy cá trong các đại dương vào năm 2050. Theo điều tra, năm 1995 toàn quốc có tới 39.671 khẩu súng các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu [Đỗ Tước, 1997]. 

    + Với số lượng người đi săn với những thứ vũ khí kể trên chưa kể đến các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng, lưới...nên số lượng cá thể động vật rừng bị săn bắt khá cao. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quí hiếm đã ghi trong sách đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995, đã có tới 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt [Đỗ Tước, 1997]. 


- Nguyên nhân
    + Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng [kể cả rừng ngập mặn], đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. 

    + Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. 

    + Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. 

    + Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổnơi sinh cư với các loài bản địa. 

Ô nhiễm môi trường - một tác nhân gây suy giảm đa dạng sinh học


- Hậu quả: mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều nghành sản xuất,...

Video liên quan

Chủ Đề