Những người phụ nữ quyền lực nhất châu á

Tiếp theo danh sách phụ nữ quyền lực châu Á, Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2019. Và đại diện duy nhất của Việt Nam, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục có tên trong danh sách. Đây là năm thứ 3 liên tiếp CEO Vietjet có tên trong danh sách này.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet năm thứ 3 liên tiếp có tên trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất Thế giới của Forbes.

Theo thống kê của Forbes, tại thời điểm 13-12-2019, tổng tài sản của CEO Vietjet đạt 2,7 tỷ USD, là tỷ phú nữ duy nhất của Việt Nam trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes. Nữ tỷ phú đứng đầu tập đoàn đầu tư đa ngành Sovico, ngân hàng HDBank và những bất động sản đắt giá.

Hãng hàng không Vietjet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang dẫn đầu thị trường bay nội địa. Mục tiêu của Vietjet hiện tại là vươn ra khu vực khi hãng này mở rộng không ngừng các đường bay quốc tế tới các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Hong Kong [Trung Quốc], Đài Loan [Trung Quốc]...

Danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất Thế giới của Forbes bao gồm các phụ nữ đến từ các lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, truyền thông, chính trị, các nhà hoạt động xã hội, từ thiện/tổ chức phi chính phủ và công nghệ. Bảng xếp hạng thường niên của Forbes dựa trên các tiêu chí về tài sản, sự nổi tiếng trên truyền thông, phạm vi ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng trong và ngoài lĩnh vực của mình, tầm ảnh hưởng quốc tế. Đứng đầu danh sách năm nay là những gương mặt nổi tiếng như Thủ tướng Đức Angela Merkel; Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde; Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi; vợ tỷ phú Bill Gates – bà Melinda Gates.

NL

TPO - Với những thành công trong thời gian qua, giám đốc các đội tuyển của Thái Lan, ‘Madam’ Pang đã được tạp chí uy tín Forbes vinh danh.

Nữ doanh nhân người Thái Lan này nằm trong danh sách 50 người phụ nữ trên 50 tuổi quyền lực nhất châu Á [cùng danh sách này có 2 đại diện của Việt Nam]. Dấu ấn của bà không chỉ được thể hiện qua việc giúp ĐT Thái Lan đăng quang AFF Cup mà còn ở khả năng làm truyền thông.

Bà đã kêu gọi nguồn lực to lớn trong nước để hỗ trợ cho đội nhà, minh chứng là khoản tiền thưởng trung bình gần 1 tỷ đồng dành cho mỗi tuyển thủ sau chức vô địch trên đất Singapore.

Ngoài ra, bà còn là người đứng đầu đội bóng Port FC, đồng thời vận hành công ty bảo hiểm lớn bậc nhất Thái Lan kinh doanh hiệu quả. Forbes đã bình luận về vai trò của người phụ nữ gốc Trung Quốc này: “Nualphan [Madam Pang] đã trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty bảo hiểm Muang Thai vào năm 2014.

Sau đó, bà trở thành gương mặt đại diện của chiến dịch Trust Pang [Tin vào Pang]. Trong bối cảnh đại dịch, công ty này vẫn vươn mình nhờ những chính sách bảo hiểm ngắn hạn mang lại lợi ích cho khách hàng”.

Madam Pang trở thành hậu phương vững chắc cho các đội tuyển Thái Lan

Sự nhiệt tình của bà trong công việc được thể hiện qua việc ngay khi kết thúc AFF Cup 2020, bà đã bắt tay vào việc lèo lái Port FC. Trong các trận đấu vừa qua, bà liên tục có những phát biểu thể hiện sự mềm dẻo trong việc duy trì mối quan hệ giữa đội bóng với truyền thông cũng như ban điều hành Thai League, dù thực sự là Port đã chịu nhiều quyết định khá thiệt thòi.

Nói về hành trình tương lai của mình, bà Pang cũng khiến các CĐV Thái Lan an tâm khi tuyên bố “không màng tới chính trị, muốn hết mình cho bóng đá”. Sở dĩ có thông điệp này bởi đang có thông tin bà theo anh trai tranh cử một ghế trong quốc hội Thái Lan.

Như vậy, trong các giải đấu sắp tới như Asian Cup nữ 2022, VCK U23 Đông Nam Á, VCK U23 châu Á... người ta vẫn thấy "nữ tướng" 52 tuổi này kề vai sát cánh bên các tuyển thủ Thái Lan.

Djokovic ước hẹn Nadal ở bán kết Australia Open 2022

CAN 2021 và những sự kiện khó đỡ

Cựu sao Everton được ca ngợi vì cứu đối thủ đột quỵ trên sân cỏ

Đặng Lai

Forbes tôn vinh các nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2019

[ĐCSVN]- Tạp chí Forbes danh tiếng vừa công bố danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 với danh sách 25 doanh nhân nổi bật nhất châu Á, những người góp phần xây dựng và phát triển kinh tế khu vực.

Các nữ doanh nhân trong danh sách là những người xuất sắc trong các hoạt động kinh tế, những người đã vượt qua những thách thức định kiến và phá vỡ các rào cản đối với phái nữ để khẳng định tên tuổi, tạo dựng thành công trong lĩnh vực của mình.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet [Việt Nam]

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là đại diện Việt Nam xuất hiện nổi bật trên trang bìa của số đặc biệt công bố danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Forbes.

Theo Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không lớn hàng đầu Việt Nam - Vietjet Air. Thành công của bà Nguyễn Thị Phương Thảo trong vai trò một nữ doanh nhân, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn đã giúp bà trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất khu vực Đông Nam Á với giá trị tài sản ròng lên tới 2,5 tỷ USD.

Bà Tan Hooi Ling - Đồng sáng lập COO Grab [Singapore]

Cùng xuất hiện trang bìa Forbes với nữ tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam, bà Tan Hooi Ling, người đồng sáng lập COO của Grab, doanh nghiệp trị giá 14 tỷ USD. Nữ doanh nhân 35 tuổi, có bằng MBA đại học Harvard [Hoa Kỳ] đã cùng với người đồng sáng lập Anthony Tan thu về hơn 9 tỷ USD kể từ khi Grab ra mắt năm 2012. Là giám đốc vận hành, bà Tan tập trung vào việc tăng thị phần tại 8 quốc gia và 336 thành phố mà Grab đang hoạt động.

Bà Akiko Naka - Sáng lập Wantedly [Nhật Bản]

Tại Nhật Bản, quốc gia có tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí điều hành chỉ khoảng 7,7%, bà Akiko Naka, 24 tuổi đã tự khai phá con đường của riêng mình khi lập ra trang web tìm kiếm việc làm Wantedly vào cuối năm 2017. Wantedly đã niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán Tokyo vào cuối năm 2017. Kể từ đó, giá cổ phiếu Wantedly đã tăng gấp ba lần và nâng vốn hóa thị trường của công ty lên tới 29 tỷ yên.

Bà Falguni Nayer - Nhà sáng lập & CEO Nykaa [Ấn Độ]

Sau gần hai mươi năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, bà Nayer bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của riêng mình. Năm 2012, Nayer nghỉ việc tại Kotak Investment Banking, đầu tư 2 triệu USD và cho ra đời thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm Nykaa. Hiện Nykaa có 46 cửa hàng tại khắp Ấn Độ và 45 triệu lượt khách ghé thăm website và app mỗi tháng.

Với 25 tên tuổi nữ doanh nhân mới mỗi năm cùng những câu chuyện thành công của các nữ doanh nhân xuất sắc, Forbes kỳ vọng danh sách nữ doanh nhân quyền lực sẽ truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, góp phần tôn vinh những người đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế khu vực, thế giới.

Thanh Toàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Đến MerryLand Quy Nhơn ngắm những cây cầu có 1-0-2 ở Việt Nam
  • World Travel Awards 2022 gọi tên Phú Quốc “Hòn đảo có thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới”
  • Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất và Cao đẳng nghề Phú Yên thăm và làm việc tại BSR
  • Công ty Cổ phần xây lắp 368: Đối tác uy tín trong lĩnh vực xây dựng
  • Tỉnh đoàn Bắc Ninh triển khai hiệu quả Chương trình cho vay đối với thanh niên khởi nghiệp
  • Vietcombank 7 năm liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
  • Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận

Video liên quan

Chủ Đề