Nhóm máu nào phổ biến nhất thế giới năm 2024

Nhóm máu O+ là nhóm máu phổ biến nhất trên toàn cầu và được gần 70% người Nam Mỹ mang trong mình. Đây cũng là nhóm máu phổ biến nhất ở Canada và Hoa Kỳ.

Châu phi

O+ là một phân loại nhóm máu mạnh mẽ giữa các quốc gia châu Phi. Các quốc gia như Ghana, Libya, Congo và Ai Cập, có nhiều cá nhân có nhóm máu O hơn AB+.

Châu Âu

Nhóm máu A phổ biến ở châu Âu. Gần 40% Đan Mạch, Na Uy, Áo và Ukraine có nhóm máu này.

Châu đại dương

O+ và A+ là những nhóm máu chiếm ưu thế ở các nước Châu Đại Dương, chỉ có Fiji là có dân số nhóm máu B+ đáng kể.

Trung đông

Hơn 41% dân số có nhóm máu O+, trong đó Lebanon là quốc gia duy nhất có dân số nhóm máu O và A chiếm đa số.

Vùng Ca-ri-bê

Gần một nửa số người ở các nước Caribe có nhóm máu O+, mặc dù Jamaica có nhóm máu B+ là nhóm máu phổ biến nhất.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.

Nhóm máu nào phổ biến nhất thế giới năm 2024

1. Có bao nhiêu hệ nhóm máu?

Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở ra kỷ nguyên mới trong thực hành truyền máu. Những năm sau đó, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác đã được phát hiện như hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lewis, MNS…

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau; trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.

Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.

Ví dụ:

  • * Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O
    • Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, đã có 8 nhóm máu phổ biến như: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh(D)+ thuộc hệ Rh).

2. Phân bố các nhóm máu tại Việt Nam?

  • Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.
  • Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

3. Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?

Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.

Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).

Bạn có thể đã nghe nói về 4 nhóm máu cơ bản: A, AB, B và O và các biến thể dương tính hoặc âm tính của các nhóm máu này. Nhưng bạn có biết rằng 4 loại này có thể được chia thành nhiều loại máu khác nhau nữa?

Máu của chúng ta chứa các kháng nguyên bao phủ bề mặt của các tế bào hồng cầu và các kháng nguyên này rất quan trọng để xác định nhóm máu nhằm mục đích hiến hoặc nhận máu. Nếu một người nhận được máu có chứa kháng nguyên không giống với với nhóm máu máu của người cho thì hệ thống miễn dịch của người nhận sẽ cố tấn công các tế bào máu lạ, có thể dẫn đến tử vong. Nắm rõ được thông tin nhóm máu rất quan trọng trong công tác cấp cứu người bệnh, đặc biệt là những người thuộc nhóm máu hiếm.

Mỗi giọt máu chứa các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể bạn; ngoài ra máu cũng chứa các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống nhiễm trùng và tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Nhưng đó không phải là tất cả các thành phần có trong máu. Máu của bạn còn chứa các kháng nguyên, có bản chất là các protein và đường nằm trên bề mặt các tế bào hồng cầu và đây là cách mà các nhà khoa học phân loại nhóm máu của từng người. Trong khi có ít nhất 33 hệ thống nhóm máu thì thực tế lâm sàng chỉ có hai hệ thống được sử dụng rộng rãi. Đây là các hệ thống nhóm máu ABO và Rh-dương / Rh âm. Hai hệ thống này kết hợp với nhau tạo thành tám nhóm máu cơ bản mà hầu hết mọi người đều quen thuộc:

  • Nhóm máu A dương tính
  • Nhóm máu A âm tính
  • Nhóm máu B dương tính
  • Nhóm máu B âm tính
  • Nhóm máu AB dương tính
  • Nhóm máu AB âm tính
  • Nhóm máu O dương tính
  • Nhóm máu O âm tính.
    Nhóm máu nào phổ biến nhất thế giới năm 2024

Nắm rõ được thông tin nhóm máu rất quan trọng trong công tác cấp cứu người bệnh, đặc biệt là những người thuộc nhóm máu hiếm

2. Điều gì quyết định nhóm máu?

Nhóm máu được quy định bởi gen di truyền. Bạn thừa hưởng gen từ bố mẹ - một từ mẹ và một từ bố - để tạo ra nhóm máu của bản thân.

3. Hệ thống nhóm máu ABO

Khi nói đến nhóm máu, bạn có thể thừa hưởng kháng nguyên A từ bố hoặc mẹ và kháng nguyên B từ người còn lại, dẫn đến kết quả là bạn có nhóm máu AB. Bạn cũng có thể nhận được kháng nguyên B từ cả bố và mẹ, cho bạn nhóm BB hoặc nhóm máu B.

Mặt khác, loại O không có bất kỳ kháng nguyên nào và không ảnh hưởng gì tới nhóm máu A và B. Điều này có nghĩa là nếu bạn thừa hưởng O từ mẹ và A từ cha của bạn thì nhóm máu của bạn sẽ là A. Cũng có thể hai người có nhóm máu A hoặc nhóm B có thể sinh con với nhóm máu O nếu bố mẹ đều mang kháng nguyên O. Ví dụ, cha mẹ có dòng máu AO mỗi người có thể truyền kháng nguyên O cho con của họ, tạo ra máu OO (hoặc đơn giản là O). Có sáu kết quả trong sự kết hợp này (AA, AB, BB, AO, BO, OO), được gọi là kiểu gen. Bốn nhóm máu (A, B, AB và O) xuất phát từ các kiểu gen này.

4. Yếu tố Rh

Nhóm máu cũng được phân loại theo yếu tố Rh. Đây là loại kháng nguyên khác được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Nếu các tế bào có kháng nguyên, chúng sẽ được coi là dương tính với Rh. Nếu họ không có, thì họ đã coi Rh âm. Tùy thuộc vào việc có kháng nguyên Rh hay không, mỗi nhóm máu được viết thêm vào ở đằng sau tên thêm một biểu tượng dương tính hoặc âm tính, ví dụ Nhóm máu A dương tính được viết thành A+.

5. Vậy nhóm máu hiếm nhất là nhóm máu nào?

Nhóm máu nào phổ biến nhất thế giới năm 2024

những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm

Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Theo Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Do đó, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-).

Tại Hoa Kỳ, nhóm máu AB âm tính là nhóm máu hiếm nhất và nhóm máu O dương tính phổ biến nhất. Trung tâm máu của Trường Y khoa Stanford xếp hạng các nhóm máu hiếm ở Hoa Kỳ từ hiếm nhất đến phổ biến nhất như sau:

  • AB âm tính (0,6 phần trăm)
  • B âm tính (1,5 phần trăm)
  • AB dương tính (3,4 phần trăm)
  • A âm (6,3 phần trăm)
  • O âm tính (6,6 phần trăm)
  • B dương tính (8,5 phần trăm)
  • A dương tính (35,7 phần trăm)
  • O dương tính (37,4 phần trăm).

Các quần thể khác nhau thì sẽ có tỷ lệ các nhóm máu khác nhau. Ví dụ, ở Ấn Độ, nhóm máu phổ biến nhất là B dương tính, trong khi ở Đan Mạch, nhóm A dương tính. Bên cạnh đó, những biến thể khác nhau cùng tồn tại trong các nhóm người khác nhau tại Mỹ. Theo Hội Chữ thập đỏ, người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng có nhóm máu B dương tính hơn người Mỹ Latinh và người da trắng.

6. Khi bạn có nhóm máu hiếm thì có vấn đề gì không?

Những người thuộc nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người thuộc nhóm máu khác bởi các lý do:

  • Một là, khi họ cần phải truyền máu (ví dụ do tai nạn gây mất máu; phẫu thuật cấp cứu,...) thì không phải lúc nào cơ sở y tế hoặc bệnh viện nơi cấp cứu cũng có sẵn nhóm máu hiếm này.
  • Hai là, trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần mang thai thứ 2 trở đi, nếu thai nhi vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu; hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.
  • Ba là, những phụ nữ có nhóm máu Rh-, đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu nhóm Rh+ đầu tiên.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Chẩn đoán trước sinh: Những điều mẹ nên biết

XEM THÊM:

  • Nhóm máu hệ ABO
  • Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm nhóm máu
  • Nhóm máu B cho và nhận từ nhóm máu nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.