Nhóm động vật để lại nhiều hóa thạch nhất là năm 2024

Vào tháng 11.2010, Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness trao danh hiệu “sinh vật sống lâu đời nhất” cho tôm nòng nọc (Triops cancriformis). Các hóa thạch cho thấy loài giáp xác giống tôm này đã tồn tại từ kỷ Tam Điệp (cách đây 201,3 - 251,9 triệu năm).

Tôm nòng nọc có cơ thể giống như những chiếc thuổng, dễ dàng đào đáy các vũng nước tạm thời mà chúng sinh sống. Cấu tạo cơ thể này hiệu quả đến mức chúng giữ nguyên trong hàng trăm triệu năm. Dù vậy, nghiên cứu ADN công bố từ năm 2010 hé lộ tôm nòng nọc chưa bao giờ ngừng tiến hóa bên dưới lớp vỏ của chúng, tạo ra khác biệt giữa các loài mà mắt người không thể phát hiện.

Theo một nghiên cứu năm 2013 công bố trên tạp chí PeerJ, tôm nòng nọc T. cancriformis chỉ đơn thuần là hậu duệ của tổ tiên của nó ở kỷ Tam Điệp và thực sự không quá 25 triệu năm tuổi. Theo một nghiên cứu khác vào năm 2012 trên tạp chí PLOS One, chúng có thể mới 2,6 triệu năm tuổi.

Có một số loài còn sống ngày nay, giống như tôm nòng nọc, dường như không thay đổi trong nhiều triệu năm. Nổi tiếng nhất trong số những loài “hóa thạch sống” này là một nhóm cá biển sâu có tên là cá vây tay. Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra hóa thạch cá vây tay vào những năm 1800 và cho rằng chúng đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm. Nhưng sau đó, vào năm 1938, những người đánh cá đã bắt được một con cá vây tay còn sống ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Ước tính loài cá cổ đại này có niên đại hơn 400 triệu năm.

Các loài cá vây tay sống trong đại dương ngày nay không giống với các cá vây tay đã hóa thạch - loài thực sự đã tuyệt chủng. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Marine Biology hé lộ các loài còn sống xuất hiện trong vòng 20 - 30 triệu năm qua. Điều tương tự cũng đúng với con sam đã tồn tại khoảng 480 triệu năm.

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Molecular Phylogenetic and Evolution phát hiện ra rằng nhóm sam châu Á sống lâu đời nhất được gọi là Tachypleus. Chúng chỉ mới xuất hiện khoảng 25 triệu năm trước mặc dù có hình dáng trông giống như hóa thạch hàng trăm triệu năm tuổi.

Các nhà sinh vật học vẫn chưa hoàn thành việc giải mã lịch sử tiến hóa của tất cả các loài động vật sống và chưa có câu trả lời chính xác cho bí ẩn này. Tuy nhiên, tôm nòng nọc, cá vây tay và con sam đều cho chúng ta biết rằng ngay cả những sinh vật có vẻ ổn định nhất cũng luôn thay đổi.

“Tôi không nghĩ có bằng chứng cho thấy bất kỳ loài đơn lẻ nào đã tồn tại hơn vài triệu năm”, Africa Gómez, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Hull và là tác giả chính của nghiên cứu về tôm nòng nọc năm 2013, nói với Live Science.

Các nghiên cứu về hồ sơ hóa thạch cho thấy các loài thường tồn tại từ 500.000 năm đến 3 triệu năm trước khi chúng bị tuyệt chủng hoặc bị thay thế bởi một thế hệ con cháu, theo một bài báo trên tạp chí American Scientist.

Ví dụ, DNA của sinh vật có thể đột biến và những đột biến này có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Hai loài giống nhau về mặt di truyền cũng có thể giao phối, dẫn đến một loài lai mới phát triển mạnh mẽ. Việc cạnh tranh giữa động vật cũng vậy và điều này buộc các loài phải tiến hóa. Động vật ăn thịt cạnh tranh với con mồi hoặc động vật chia sẻ cùng một không gian cạnh tranh thức ăn và tài nguyên với nhau.

“Hơn nữa, các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của động vật. Giả sử một loài vật thích nghi tốt với một loại môi trường sống cụ thể, khi khí hậu thay đổi đáng kể, nếu nó không thể di cư đến một nơi khác có cùng loại môi trường sống, nó sẽ tuyệt chủng”, Scott Lidgard, người phụ trách hóa thạch động vật không xương sống tại Bảo tàng Field ở Chicago, nhận định.

Bởi vì sự thay đổi là không đổi, Gómez không coi bất kỳ loài động vật nào là “hóa thạch sống” vì thuật ngữ này tạo ấn tượng rằng động vật ngừng tiến hóa. Thay vào đó, Lidgard lập luận rằng “hóa thạch sống” có thể được sử dụng như một thuật ngữ chung để nghiên cứu các sinh vật có các thuộc tính nhất định, chẳng hạn như tốc độ thay đổi tiến hóa chậm.

Lần đầu tiên, một triển lãm về nguồn gốc sự sống được giới thiệu đến công chúng ở Huế với hàng ngàn mẫu vật hóa thạch có niên đại cách đây mấy trăm triệu năm đến vài tỷ năm, mang đến cho người xem sự ngạc nhiên đầy thích thú.

Nhóm động vật để lại nhiều hóa thạch nhất là năm 2024

Những mẫu hóa thạch được xem là “báu vật” về nguồn gốc sự sống

Giới thiệu nhiều “báu vật” cổ sinh

Triển lãm “Hóa thạch - hành trình khám phá nguồn gốc sự sống trên Trái đất” do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, diễn ra từ ngày 25/6 đến 31/10 tại di tích Bộ Học (76 Hàn Thuyên, TP. Huế) thu hút đông đảo người dân và du khách từ khi khai mạc đến nay.

Với hơn 2.000 mẫu vật hóa thạch về thực vật, động vật, con người dưới sự giám tuyển từ các chuyên gia nghiên cứu cổ sinh vật, cổ thực vật và cổ nhân học hàng đầu cả nước, triển lãm giới thiệu đến người xem sự sống ẩn chứa dưới những lớp đất đá tưởng chừng vô tri, vô giác. Đây là triển lãm chứa đựng nhiều “báu vật” cổ sinh nhất, mỗi mẫu vật hóa thạch là một câu chuyện kể về nguồn gốc của sự sống thuở xa xưa.

Nhiều mẫu vật nguyên bản được sưu tầm từ nhiều quốc gia và quý giá nhất là được tìm thấy từ nhiều địa phương ở Việt Nam, với những thông tin khoa học được kết hợp cùng các tác phẩm sinh động và câu chuyện hấp dẫn. Qua đó, người xem được tận mắt nhìn thấy dấu vết của sự sống trên Trái đất cách đây hàng trăm triệu năm.

Nhóm động vật để lại nhiều hóa thạch nhất là năm 2024

Triển lãm thu hút sự quan tâm của các em học sinh

Đáng chú ý là viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại hơn 2,9 tỷ năm được PGS. TS. Trần Ngọc Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa Địa lý - Địa chất của Trường đại học Khoa học - Đại học Huế mang về từ thác nước Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vào năm 2001. Nó đã trải qua nhiều chu kỳ kiến tạo, nhiều pha tạo núi lớn nhỏ, từng là “chứng nhân” của lịch sử phát triển sinh giới, từ những sinh vật đơn bào kích thước hiển vi ban đầu đến những con thú khổng lồ.

Người xem còn được biết quá trình tiến hóa của thực vật từ khi lên cạn đến các hệ thực vật ngày nay trên Trái đất; ngắm nhìn mẫu hổ phách lông vũ khủng long cách đây 99 triệu năm được các chuyên gia đánh giá là hóa thạch rất hiếm của một con khủng long chim Elektorornis; những mẫu hóa thạch răng người tinh khôn, hóa thạch ốc Anh vũ, hóa thạch hổ phách giọt thời gian; bộ sưu tập hóa thạch san hô cổ đại được Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đăng ký trở thành bảo vật quốc gia, gồm: San hô mặt trời, san hô bốn tia, san hô vách đáy…

Nhóm động vật để lại nhiều hóa thạch nhất là năm 2024

Viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại hơn 2,9 tỷ năm

Triển lãm còn giới thiệu những hóa thạch hàng trăm triệu năm được tìm thấy tại Thừa Thiên Huế, như: Hóa thạch tay cuộn tuổi Carbon sớm (358 – 323 triệu năm) được tìm thấy tại mỏ đá Phong Điền và được coi là những hóa thạch quan trọng định tuổi cho địa tầng của hệ

carbon; Huệ biển, nhóm động vật sống ở đáy biển trong đại Cổ sinh được thu thập tại mỏ đá Phong Điền; Bọ Ba Thùy, một trong những nhóm động vật chân khớp cổ nhất trên Trái đất, có niên đại 358-323 triệu năm cũng được phát hiện tại mỏ đá Phong Điền…

Kể chuyện về nguồn gốc sự sống

Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các tầng đá của vỏ Trái đất. Qua nghiên cứu hóa thạch, các nhà khoa học biết số lượng các sinh vật từng có mặt trên Trái đất vô cùng phong phú. So với chúng, số lượng sinh vật hiện sống chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, còn so với lịch sử sinh giới dài lâu thì lịch sử phát sinh và tiến hóa của loài người chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi cuối cùng. Dựa vào hóa thạch và đặc điểm các tầng đá, các nhà khoa học có thể khôi phục lịch sử phát triển của vỏ Trái đất từ thời điểm cách nay khoảng 3,8 tỷ năm, khi có mặt những di tích sinh vật đầu tiên.

Theo GS.TS. Tạ Hòa Phương, Chủ tịch Hội Cổ sinh Địa tầng Việt Nam, đây là lần đầu tiên triển lãm hóa thạch được tổ chức tại Việt Nam, giới thiệu những bộ sưu tập từ cổ nhất đến trẻ nhất với khoảng 600 triệu năm cho tới ngày nay, trong đó có những sinh vật nhỏ cỡ đơn bào tới những con thú rất lớn. Ông nói: “Triển lãm đánh dấu sự nỗ lực lớn sau nhiều năm tháng Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội thu thập mẫu ở khắp nơi trên thế giới để có bộ sưu tập phong phú bậc nhất ở Việt Nam hiện nay, trong đó có những sưu tập rất quý, hiếm. Là những người làm khoa học, chúng tôi rất cảm kích, ủng hộ Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đã thu thập, nghiên cứu và tổ chức triển lãm này”.

TS. Nguyễn Hữu Hùng, Tổng thư ký Hội Cổ sinh Địa tầng Việt Nam cho hay, đây là triển lãm liên quan đến ngành khoa học rất cơ bản nghiên cứu lịch sử sự sống trên Trái đất. Để thu thập được những mẫu vật này là sự kỳ công, đam mê suốt nhiều năm dành cho vẻ đẹp và sự kỳ diệu của thiên nhiên từ hàng trăm triệu năm trước. Các nhà khoa học phải đọc rất nhiều tài liệu liên quan của Việt Nam và nước ngoài, đi thực địa, lật từng lớp đất đá để tìm ra các lớp đất đá có chứa hóa thạch. Một số mẫu vật được tìm mua ở nước ngoài.

Không chỉ cung cấp giá trị khoa học to lớn qua những mẫu vật quý hiếm, giúp người xem khám phá bí ẩn sự sống cách đây hàng trăm triệu năm trước, triển lãm là điểm đến, tiếp thêm đam mê cho các em học sinh, sinh viên tiếp cận với bộ môn khoa học cổ sinh, để tìm hiểu quá trình phát triển, tính đa dạng, thời gian xuất hiện sự sống trên Trái đất cho đến ngày nay...