Nhận biết ancol bậc 1 2, 3

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Cách xác định bậc của ancol?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học 11 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Xem nhanh nội dung

  • 1 Trả lời câu hỏi: Cách xác định bậc của ancol?
  • 2 Kiến thức mở rộng về ancol 
    • 2.1 1. Định nghĩa ancol
    • 2.2 2. Phân loại ancol
    • 2.3 3. Đồng phân và danh chức
    • 2.4 4. Tính chất vật lý
    • 2.5 5. Tính chất hóa học
    • 2.6 6.  Điều chế ancol
    • 2.7 7. Ứng dụng của ancol

Trả lời câu hỏi: Cách xác định bậc của ancol?

Bậc của ancol chính là bậc của nguyên tử C mà nhóm -OH liên kết trực tiếp.

VD: CH3CH2−OH: Ancol bậc I

CH3CH(OH)CH3: Ancol bậc II

CH3C(CH3)(OH)CH3: Ancol bậc III 

Kiến thức mở rộng về ancol 

1. Định nghĩa ancol

Nhận biết ancol bậc 1 2, 3

– Alcohol (còn được gọi là chất rượu), là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử carbon mà đến lượt nó lại gắn với một nguyên tử hydro hoặc carbon khác.

– Trong đời sống thông thường, từ alcohol được hiểu như là những thức uống có chứa cồn, (cồn (ethanol) hay alcohol ethylic) (C2H5OH).

2. Phân loại ancol

Từ định nghĩa ancol là gì và cấu trúc của chúng, chúng ta có thể phân loại ancol như sau: 

– Phân loại theo cấu trúc sẽ có ancol mạch thẳng và ancol mạch nhánh, vòng.

– Phân loại theo liên kết cacbon gồm ancol no và ancol không no. Ví dụ: CH3-CH2-OH là ancol no và CH2=CH-CH2-OH là ancol không no.

– Phân loại theo chức ancol có ancol đơn chức và ancol đa chức. Ví dụ: CH3-CH2-OH (etanol) là ancol một lần ancol còn OH-CH2-CH2-OH (ethylene glycol) là ancol hai lần ancol.

3. Đồng phân và danh chức

a. Đồng phân

Ngoài đồng phân nhóm chức (chẳng hạn CH3CH2OH và CH3OCH3), ancol có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức. 

b. Danh pháp

– Tên thông thường:              Ancol  +  tên gốc hiđrocacbon   +  ic

– Ví dụ:

CH3OH: ancol metylic     

(CH3)2CHOH: ancol isopropylic      

CH2=CHCH2OH: ancol anlyric                         

C6H5CH2OH: ancol benzylic

– Tên thay thế:       Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính   +   số chỉ vị trí + ol 

– Mạch chính được quy định là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm OH

– Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn

4. Tính chất vật lý

– So với các chất có M tương đương thì nhiệt độ sôi của: Muối > Axit > Ancol > Anđehit > Hiđrocacbon, ete và este…

– Nhiệt độ sôi của một chất thường phụ thuộc vào các yếu tố:

– M: M càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

– Độ phân cực của liên kết: liên kết ion > liên kết cộng hóa trị có cực > liên kết cộng hóa trị không cực.

– Số liên kết hiđro: càng nhiều liên kết H thì nhiệt độ sôi càng cao.

– Độ bền của liên kết hiđro: liên kết H càng bền thì nhiệt độ sôi càng cao.

– Ancol có 1, 2, 3 nguyên tử C trong phân tử tan vô hạn trong nước.

– Ancol có càng nhiều C, độ tan trong nước càng giảm vì tính kị nước của gốc hiđrocacbon tăng

5. Tính chất hóa học

–  Phản ứng với kim loại kiềm

Ancol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2

R-OH + Na →R-ONa + H2

R-OH + NaNH2 →R-ONa + NH3

–  Phản ứng với axit halogen

CH3-CH2-OH+ HBr→ H2SO4 + CH3-CH2-Br+ H2O

CH3-CH2-OH+ HCl → ZnCl2 +CH3-CH2 -Cl+ H2O

Khả năng phản ứng: HI > HBr > HCl > HF 

Khả năng thay thế: Ancol bậc 3 > ancol bậc 2 > ancol bậc 1

–  Phản ứng tách nước

Phản ứng tách nước (đehiđrat hóa) của ancol no, đơn chức, mạch hở tạo anken

CnH2n+1OH đặ→ CnH2n + H2O

– Phản ứng với axit

+ Với axit vô cơ HX

CnH2n+2−2k−z(OH)z+(z+k)HX→CnH2n+2–zXz+k

→ số nguyên tử X bằng tổng số nhóm OH và số liên kết pi.

+ Với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

ROH+R′COOH↔R′COOR+H2O

yR(OH)x+xR′(COOH)y↔R′x(COO)xyRy+xyH2O

– Phản ứng tách nước (đề hiđrat hóa)

+ Tách nước từ 1 phân tử ancol tạo anken của ancol no, đơn chức, mạch hở.

CnH2n+1OH→CnH2n+H2O (H2SO4 đặc,>170∘C)

+ Tách nước từ 2 phân tử ancol tạo ete

ROH+ROH→ROR+H2O (H2SO4 đặc,>140∘C)(H2SO4 đặc,>170∘C)

ROH+R′OH→ROR′+H2O (H2SO4 đặc,>170∘C)

– Phản ứng oxi hóa

+ Oxi hóa hoàn toàn

CxHyOz+(x+y4–z2)O2 → xCO2 + y2H2O

+ Oxi hóa không hoàn toàn (phản ứng với CuO hoặc O2 có xúc tác là Cu)

+ Ancol bậc I + CuO tạo anđehit:                    

RCH2OH+CuO→RCHO+Cu+H2O

+ Ancol bậc II + CuO tạo xeton:                     

RCHOHR′+CuO→RCOR′+Cu+H2O

+ Ancol bậc III không bị oxi hóa bằng CuO.

6.  Điều chế ancol

a. Phương pháp tổng hợp 

– Điều chế ancol từ dẫn xuất halogen 

     Ví dụ: C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl 

Phương trình tổng quát:

    CnH2n+2-2k-xXx + xMOH → CnH2n+2-2k-x(OH)x + xMX 

 – Điều chế ancol từ anken (điều kiện phản ứng H+)

         Ví dụ: CH2=CH2 + H2O → CH3-CH2-OH

    Phương trình tổng quát:

CnH2n + H2O → CnH2n+1OH (H+)

 – Điều chế ancol từ andehit hoặc xeton (điều kiện phản ứng Ni, t0) 

   RCHO + H2 → RCH2OH 

   RCOR’ + H2 → RCHOHR’  

– Điều chế ancol đa chức từ anken

 3CH2=CH­2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2

 – Điều chế ancol metylic bằng phương pháp riêng

   CH4 + H2O → CO + 3H2 

     CO + 2H2 → CH3OH (ZnO, CrO3, 4000C, 200atm) 

   2CH4 + O2 → 2CH3OH (Cu, 2000C, 100 atm)

 b. Phương pháp sinh hóa điều chế ancol etylic

– Lên men tinh bột:

(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH

Phương trình hóa học 

  (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 

    C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 (men rượu)

c. Trong công nghiệp metanol được điều chế từ metan theo hai cách

7. Ứng dụng của ancol

– Là thành phần trong việc sản xuất đồ uống có nồng độ cồn, ở đây người ta chỉ sử dụng etanol làm thành phần, các ancol khác hầu hết không được sử dụng vì độc tính của nó

– Làm nguồn nhiên liệu (metanol) hoặc dung môi hữu cơ cũng như nguyên liệu cho các sản phẩm khác trong công nghiệp (nước hoa, xà phòng v.v…).

– Metanol được sử dụng chủ yếu trong sản xuất anđehit fomic – nguyên liệu cho ngành công nghiệp chất dẻo

– Etanol được dùng để điều chế một số hợp chất hữu cơ như axit axetic, etyl axetat, dietyl ete,… do có khả năng hòa tan tốt một số hợp chất hữu cơ nên chất này được sử dụng trong pha vecni, dược phẩm hay nước hoa,… Trong đời sống, chúng được dùng cho pha chế các loại đồ uống với các độ ancol khác nhau.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 11, Hóa Học 11