Nhà may cô lang trên đường nguyễn văn thủ q.1 năm 2024

Tòa nhà Khải Hoàn thuộc văn phòng cho thuê quận 1, khu vực trung tâm thành phố nhưng có mức giá vô cùng phải chăng. Nơi đây sở hữu lợi thế về vị trí địa lý với 2 mặt tiền đường thông thoáng, tầm nhìn ra hướng kênh nên không khí trong lành, thoáng đãng. Không gian làm việc tràn đầy cảm hứng sáng tạo, giúp nhân viên nâng cao hiệu quả lao động trong quá trình làm việc.

2. VỊ TRÍ GIAO THÔNG CỦA VĂN PHÒNG CHO THUÊ TẠI TÒA NHÀ KHẢI HOÀN QUẬN 1

Cao ốc tọa lạc tại đầu tuyến đường Nguyễn Văn Thủ, Quận 1:

  • Kết nối Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình…
  • Ngay tại tuyến đường Hoàng Sa – Trường Sa với khả năng di chuyển dễ dàng giữa các quận
  • Gần đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Đình Chiểu…
  • Liền kề Vòng xoay Điện Biên Phủ, Ngã tư Hàng Xanh, Cầu Thị Nghè…

3. TIỆN ÍCH TẠI VĂN PHÒNG CHO THUÊ TẠI TÒA NHÀ KHẢI HOÀN QUẬN 1

  • Vị trí trung tâm nhưng mức giá phù hợp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách
  • Thiết kế hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn văn phòng
  • Hệ thống điều hòa âm tường giúp tiết kiệm không gian
  • Hệ thống đèn chiếu sáng cao cấp và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên giúp văn phòng luôn sáng sủa
  • Hệ thống internet và đường dây điện thoại được lắp đặt sẵn
  • Thang máy tốc độ cao Hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại
  • CCTV và đội ngũ bảo vệ đảm bảo an ninh
  • Máy phát điện dự phòng đảm bảo 100% công suất
  • Dịch vụ kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo máy móc luôn hoạt động tốt
  • Dịch vụ vệ sinh khu vực chung

*Các chi phí khác chưa bao gồm trong giá thuê:

Ngoài chi phí thuê 19 USD/m2/tháng, quý khách hàng phải trả thêm một số chi phí như sau:

  • Phí dịch vụ quản lý 3 USD/m2/tháng
  • Thuế VAT: 10%
  • Chi phí gửi xe
  • Chi phí tiền điện được tính theo giá điện kinh doanh của điện lực TPHCM
  • Chi phí làm thêm ngoài giờ hành chính: Thương lượng

*Phí dịch vụ quản lý bao gồm:

  • Đã bao gồm chi phí sử dụng máy lạnh trung tâm trong giờ làm việc hành chính
  • Sử dụng thang máy
  • Bảo trì hệ thống cơ điện của toà nhà
  • Hệ thống Phòng cháy chữa cháy
  • Dịch vụ vệ sinh
  • Tổng vệ sinh mặt ngoài tòa nhà
  • Hệ thống giám sát an ninh 24/24
  • Xử lý côn trùng khu vực công cộng
  • Chiếu sáng nơi công cộng và bãi đậu xe
  • Hệ thống điện dự phòng

Để biết thêm thông tin về Văn phòng cho thuê tại Tòa nhà Khải Hoàn hoặc khu vực Quận 1, Quý khách vui lòng liên hệ:

Áo dài khởi nguồn từ chiếc áo giao lãnh bốn vạt ở thế kỷ 17. Sau khi trải qua nhiều biến đổi, áo dài đã từng bước định hình và trở thành trang phục thịnh hành nhất đối với hầu hết phụ nữ Sài Gòn những năm 1960 – 1970.

Video: Nhà may Thiết Lập - Phù thủy đường cong một thời của Sài Gòn

Lúc bấy giờ, phụ nữ Sài Gòn ai ai cũng mặc áo dài, người thướt tha khi đi học, người uyển chuyển khi đi dạ tiệc, thậm chí ngay cả trong các khu chợ sầm uất cũng thấy những tà áo dài dịu dàng, đằm thắm đến nao lòng người.

'Phù thủy đường cong' 64 năm giữa đất Sài thành

Một trong những địa điểm được phụ nữ Sài Gòn xưa yêu thích khi may áo dài chính là nhà may Thiết Lập [số 238Bis Pasteur, quận 3], hay còn được biết đến với danh xưng “phù thủy đường cong” suốt hơn 64 năm qua.

Áo dài lemur [1939 – 1943], do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939

“Chuẩn mực của chiếc áo dài đẹp thời điểm đó là phải có phần thắt eo nhỏ, tà áo rộng, có độ rủ nhất định. Áo dài cũng có nhiều cách biến tấu để tạo sự linh hoạt, không nhàm chán, ví dụ như cổ áo khoét sâu, cổ tim, cổ lá sen… nhưng mà cổ cao truyền thống vẫn được lựa chọn nhiều nhất”, anh Nguyễn Văn Vinh [50 tuổi, truyền nhân đời thứ ba của nhà may Thiết Lập] cho biết.

Anh Nguyễn Văn Vinh [50 tuổi], truyền nhân đời thứ ba của nhà may Thiết Lập

Theo lời anh Vinh kể, nhà may Thiết Lập ra đời vào năm 1953 do vợ chồng người dì của anh làm chủ. “Dì Bắc là người Quảng Bình, năm đó dì rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp. Tiệm may này vợ chồng dì mở bằng tiền tiết kiệm riêng. Cái tên Thiết Lập có ý nghĩa là thiết kế những mẫu áo dài mới và sáng lập nên thương hiệu uy tín”, anh tiết lộ.

Ra đời từ năm 1953, nhà may Thiết Lập vẫn tồn tại dẫu trải qua bao chuyển động của cuộc sống

Để tạo được sự riêng biệt so với những nhà may cùng thời, bà Bắc đã cùng chồng nghiên cứu chi tiết về hình dáng chiếc áo dài và cả hình thể người phụ nữ. Cháu ruột của bà Bắc nói tiếp: “Tôi không biết chính xác vì khi đó còn nhỏ quá, nhưng nghe mẹ tôi kể lại thì vợ chồng dì đã tìm hiểu về hình dáng của người phương Đông và phương Tây, những ưu khuyết điểm về hình thể của họ rồi từ đó đưa ra số đo ba vòng theo chuẩn để may áo dài”.

Thiết Lập tạo nên danh tiếng bởi kỹ thuật may khéo léo, cho ra đời những chiếc áo dài với phần "eo con kiến" tuyệt đẹp Ảnh: Lưu Trân

Trời không phụ người có lòng, chỉ sau hai năm đầu chật vật, nhà may Thiết Lập đã vươn lên như một “hiện tượng” trong giới thời trang đương thời. Những đường cắt may tỉ mỉ, công phu, phom dáng chuẩn của chiếc áo dài nhà may Thiết Lập đã tôn thêm nét quyến rũ, gợi cảm mà vô cùng kín đáo, trang nhã của người phụ nữ Sài Gòn xưa…

Sử dụng kỹ thuật cắt vải xéo tương tự như may áo đầm, hoặc dùng cách may lấn thêm một đoạn vải tối màu ở hai bên sườn chiếc áo dài cùng với những nút cài bằng vải thay vì hàng nút bấm khuy… Chiếc áo dài của nhà may Thiết Lập đã giúp những người có vòng eo lớn trông như nhỏ hơn vài cm.

Song, điều giúp chiếc áo dài Thiết Lập được lòng những ca sĩ, diễn viên danh tiếng, và nghiễm nhiên trở thành “niềm ao ước” của biết bao thiếu nữ Sài thành thuở ấy chính là “kỹ thuật may áo dài với vòng eo con kiến, giúp đánh lừa thị giác, khiến người mập có thể gầy lại, người thấp lại trở nên cao hơn”.

Dĩ nhiên, với những điều mà chiếc áo dài mang thương hiệu Thiết Lập làm được, người mặc cũng phải bỏ ra một khoản tiền… không hề nhỏ.

Anh Vinh chia sẻ: “Nhà chúng tôi không có mức giá cố định cho một bộ áo dài, bởi vì may áo dài thì phải tùy vào chất liệu vải, dáng người mặc, hoàn cảnh khách muốn diện bộ áo dài và thời gian mà khách muốn chúng tôi hoàn thành trang phục”.

Tất cả những bí kíp làm nên thương hiệu áo dài Thiết Lập nằm ở “cuốn sổ công thức” gia truyền qua ba đời của dòng họ Ảnh: Lưu Trân

Và một quy tắc bất di bất dịch dành cho những khách hàng đến với áo dài Thiết Lập chính là “chi phí may hoàn toàn được giữ kín”. Lý giải về điều này, anh Vinh giải thích đó là việc nên, bởi nó có thể “đảm bảo sự riêng tư cho từng khách hàng”.

Có lẽ đó cũng là nguồn gốc cho sự ra đời của câu truyền miệng “Chỉ có nhà giàu mới dám đến Thiết Lập may áo dài”.

tin liên quan

Câu chuyện áo dài

Hôm trước, thăm Bảo tàng Áo dài VN, tôi thấy một chiếc áo dài mục nát rách được treo trang trọng trên giá đỡ.

Dòng họ ba đời may áo dài, chỉ có đàn ông mới được cắt vải

Năm 1982, bà Bắc cùng chồng sang nước ngoài định cư và truyền lại nhà may Thiết Lập cùng cuốn sổ tay ghi chép chi tiết những bí kíp may áo dài của mình cho em gái ruột, cũng là mẹ của anh Văn Vinh. “Tôi không hiểu sao lúc thấy má làm chủ nhà may Thiết Lập thì trong đầu lại hình dung ra một ngày chính tôi sẽ giỏi như má, không bao giờ để Thiết Lập lụi tàn”, anh Vinh nói.

Chiếc bàn máy may với tuổi đời ngót nghét 70 năm vẫn được nhà Thiết Lập sử dụng cho các khâu như vắt sổ, đạp chỉ Ảnh: Lưu Trân

Cậu bé Vinh say sưa với những đường kim, mũi chỉ và tiếng máy may đều đều vang lên suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần có khách đến may áo dài, Vinh đều đứng yên một chỗ để quan sát thật kỹ lưỡng thao tác lấy số đo của mẹ mình.

Những người thợ may của dòng họ Thiết Lập luôn tỉ mỉ trong từng khâu, từng công đoạn tạo ra một chiếc áo dài Ảnh: Lưu Trân

Sản phẩm đầu tiên của Vinh là những bộ áo dài dành cho búp bê mà cậu tự mày mò, may từ số vải thừa bỏ đi. “Khi học hết cấp ba, tôi nói với má là muốn nghiêm túc học may áo dài để theo nghiệp của gia đình. Má đồng ý và cũng là người chỉ dẫn cho tôi từng chút một. Dù tôi đã từng tự may thử nhiều lần, nhưng khi học lại từ đầu vẫn cảm thấy vô cùng hào hứng”.

"Làm nghề gì cũng phải làm bằng cái tâm và sự đam mê, may áo dài mà không để tâm và say mê thì cũng như cái xác không hồn mà thôi", anh Vinh Ảnh: Lưu Trân

Năm 1990, Nguyễn Văn Vinh được mẹ trao lại quyền quản lý nhà may cùng cuốn bí kíp đã bạc màu theo năm tháng. Anh chính thức trở thành “truyền nhân đời thứ ba” của nhà may Thiết Lập.

Thiết Lập dưới thời của anh Vinh vẫn giữ vững phong độ khi liên tiếp tạo ra những sản phẩm chất lượng và gần như độc chiếm thị trường thời trang Sài Gòn đương thời.

Ba đời nhà Thiết Lập chỉ cho phép đàn ông làm thợ cắt vải chính Ảnh: Lưu Trân

“Chúng tôi may áo dài dựa trên công thức của dì Bắc, nhưng qua bàn tay mỗi người thợ khác nhau thì chiếc áo dài cũng có một cái hồn khác nhau. Và điều thú vị mà tôi không bao giờ lý giải được chính là trong gia đình tôi, tất cả những người thợ cắt chính của ba đời Thiết Lập đều phải là đàn ông”, anh Vinh tiết lộ.

Vợ anh Vinh đảm nhiệm các khâu may, đạp chỉ, dập tà... Ảnh: Lưu Trân

Danh tiếng của áo dài Thiết Lập càng lúc càng vang xa, người người, nhà nhà đều mê mẩn những mẫu áo dài tôn vinh vòng eo thắt đáy lưng ong của nhà may này. Việc giới văn nghệ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ đến Thiết Lập mỗi ngày không phải là điều hiếm thấy.

Áo dài Thiết Lập từng là "niềm ao ước" của bao thiếu nữ Sài thành xưa Ảnh: Lưu Trân

Theo lời chủ tiệm truyền nhân hôm nay, tứ đại mỹ nhân bậc nhất ở Sài Gòn gồm Thanh Nga, Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương cũng không cưỡng lại được sự mê hoặc của áo dài Thiết Lập. Ngược lại, khi những mỹ nhân này diện trên người bộ áo dài phô diễn “vòng nào ra vòng nấy” đã khiến Thiết Lập một lần nữa được đứng trên đỉnh vinh quang của thời trang áo dài.

Dòng chữ Thiết Lập được làm bằng gỗ vẫn còn giữ nguyên từ năm 1953 đến nay Ảnh: Lưu Trân

Thiết Lập còn nổi tiếng bởi câu chuyện về “chiếc áo dài màu hoàng yến đã giúp người đẹp Đỗ Kiều Khanh đăng quang ngôi vị Hoa hậu áo dài năm 1989”. Tuy nhiên, ngay trong buổi trò chuyện này, chính truyền nhân đời thứ ba của Thiết Lập đã lên tiếng về "một sự thật khó tin" khi thẳng thắn cho biết: “Của Thiết Lập, mà cũng không phải của Thiết Lập”…

Chủ Đề