Nguyên nhân mít bị nứt trái

Cây mít từ lâu được đánh giá là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng, mau cho trái và năng suất cao. Vì thế mà diện tích trồng mít ngày càng được mở rộng với nhiều giống mít ngon và cho trái siêu sớm.

Những năm trước đây, sâu bệnh trên mít không đáng kể song hiện nay, trong điều kiện thâm canh, sâu bệnh gây hại trên mít ngày càng phát triển và gây hại nhiều hơn, các biện pháp quản lý thông thường đã không còn hiệu quả với chúng. Đặc biệt ở giai đoạn trái lớn có 1 đối tượng dịch hại đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái, đó là bệnh THỐI TRÁI MÍT DO NẤM.

Xin mời quý bà con cùng nhận diện bệnh này để có biện pháp quản lý sớm nhất và hạn chế thiệt hại về sau nhé !

1. TRIỆU CHỨNG BỆNH

Vết bệnh đầu tiên là một vài chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng thành vùng lớn và ăn sâu vào múi, làm thịt trái bị thối nhũn nhanh và có mùi hôi chua. Khi bệnh nặng sẽ làm thối cả trái.

Nguyên nhân mít bị nứt trái
Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng giai đoạn trái chuẩn bị thu hoạch và cả giai đoạn sau thu hoạch. Đặc biệt là trong mùa mưa, nơi có ẩm độ cao thì bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.
 
Nguyên nhân mít bị nứt trái

2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

- Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây hại rất phổ biến trên trái lớn, bệnh làm thối đít trái, phần hông trái và gần cuống. Mầm bệnh thường lưu tồn trong đất nên các trái gần mặt đất thường dễ bị nhiễm bệnh hơn trong mùa mưa, và từ đây sẽ là nguồn lây lan cho các trái phía trên và lây lan sang cây khác trong vườn.

Nguyên nhân mít bị nứt trái

- Nguyên nhân chính là do nấm Phytopthora gây ra, khi trái bị bệnh cũng tạo điều kiện để vi khuẩn và các loài nấm khác tiếp tục tấn công.

Ngoài ra, trong điều kiện ẩm độ cao vết bệnh hình thành những tơ nấm màu trắng mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được.
3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
Cty xin khuyến cáo đến bà con trong mùa mưa này:
  • Trồng cây với mật độ vừa phải
  • Tỉa cành tạo tán tạo độ thông thoáng cho vườn cây
  • Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa
  • Bón phân hóa học cân đối, hạn chế bón nhiều đạm. Đặc biệt nên bón nhiều phân hữu cơ có bổ sung Trichoderma để hạn chế nấm bệnh dưới đất.
  • Phun thuốc ngừa bệnh định kỳ. Nhất là vào mùa mưa

4. GIẢI PHÁP TỪ CÔNG TY HAI LÚA VÀNG

Ngoài những biện pháp quản lý tổng hợp trên, công ty Hai Lúa Vàng xin gửi đến quý bà con một số giải pháp để việc quản lý bệnh đạt hiệu quả cao hơn:
* Phun qua lá bằng AGRIMYL 72WP + Lực Sĩ Kiến Càng để quản lý nấm bệnh trong thân, trên lá và trên trái: Bà con pha 1kg AGRIMYL với 100cc LSKC cho 500 lít nước, phun ướt đều thân lá và trái. Lập lại quy trình này sau 7 – 10 ngày.
Nguyên nhân mít bị nứt trái
* Phun Canxi – Bo: Giúp vách tế bào cứng chắc, hạn chế sự tấn công của nấm bệnh. Bên cạnh đó, còn hạn chế hiện tượng nứt trái do thiếu Canxi.
Nguyên nhân mít bị nứt trái
* Bổ sung nấm đối kháng TRICHODERMA ở các cử bón phân hữu cơ, giúp hạn chế các loại nấm bệnh trong đất. Ngoài ra, còn phân hủy xác bả thực vật, giúp đất tơi xốp hơn.
Nguyên nhân mít bị nứt trái

Bà con có nhu cầu tư vấn sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 02922.246.246 hoặc zalo số 0932.900.651

Cây mít thuộc họ cây ăn quả, là loại cây có giá trị kinh tế đáng kể. Mít là một thành viên của họ Dâu tằm và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quốc quả của Bangladesh là mít.

Nguyên nhân mít bị nứt trái
Cây mít

Cây mít phát triển cao từ 4-15m, là cây lâu năm, vừa làm bóng mát vừa là cây ăn quả. Thân cây màu xám đen, mít phân cành nhiều, trên cành non có nhiều lông. Lá mít có màu xanh đậm, thuôn dài, có các đường gân rõ rệt. Lá dày, cứng, không có răng cưa, đầu lá tròn, có lông móc dễ rụng.

Quả mít to, hình bầu dục, dài trung bình 60cm, trên vỏ có nhiều gai cứng và sắc. Quả có nhiều múi vàng đặc sắc, ngọt và thơm vô cùng nên rất hấp dẫn.

Nguyên nhân mít bị nứt trái

Thông thường, mít bị nứt quả bùng phát ở những vườn có quá nhiều cây, đặc biệt là trong mùa mưa, những vườn không đủ khả năng thoát nước và độ ẩm cao. Bệnh này còn được gọi là nứt vỏ chảy nhựa hoặc bệnh thối thân, do một loại nấm gây ra.

Nguyên nhân mít bị nứt trái
Mít bị nứt trái

Nấm Phytophthora infestans, gây bệnh được tìm thấy trong đất. Chúng sẽ tấn công rễ cây nếu gặp điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp. Bào tử nấm tạo ra các bào tử bị hút vào các chất hóa học do rễ chưa trưởng thành tiết ra. Kết quả là, bào tử xâm nhiễm vào đỉnh và vỏ rễ, tàn phá toàn bộ hệ thống rễ và làm cho thân và quả bị thối, thối nhũn,…

Phần bên trong của cây mít bị nứt sẽ trở thành màu nâu. Khi tiếp xúc với độ ẩm quá cao, quả bắt đầu xìu và vỏ mềm đi. Nếu bệnh này kéo dài thời gian cây sẽ chết. Còn nếu nó chỉ ở mức độ trung bình và trồi lên một chỗ sẽ làm cây chậm phát triển và làm giảm khả năng kết trái của cây.

Cách khắc phục mít bị nứt trái

– Khi trồng tất cả các loại cây ăn quả, nhất là mít nên chọn vị trí cao ráo, thoát nước đầy đủ trong mùa mưa, không để đọng nước dưới chân cây. Bởi vì nước đọng sẽ khuyến khích sự phát triển của nấm, làm tổn thương rễ, tạo điều kiện cho quả xâm nhập.

– Việc bón phân phải đầy đủ cả nitơ và kali, không chỉ có nitơ, nếu không cây có thể dễ bị bệnh. Bón phân cho cây có kali giúp cây có sức đề kháng cao hơn và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh.

Nguyên nhân mít bị nứt trái
Các cách khắc phục tình trạng mít bị nứt trái

– Nếu bạn phải cắt bỏ cành, thì nên cắt cành trong mùa khô. Nếu bạn cắt chúng trong mùa mưa, nấm có thể dễ dàng xâm nhập vào các vết cắt.

– Với những quả mít bị nứt xử lý thế nào? Với những quả mít bị nứt trái thì cần phát hiện kịp thời và cắt bỏ để không lây lan sang quả khác.

– Trồng dày đặc cũng là nguyên nhân mít bị nứt trái. Do đó, người trồng nên cân đối mật độ cây trồng để cây có đủ không gian để phát triển. Đồng thời tiếp tục cắt tỉa cành tạo tán cho cây thở.

– Để ngăn ngừa bệnh lây lan sang các cây khỏe khác, cần loại bỏ triệt để những cành không khỏe mạnh. Nên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ, phân vi sinh và các loại phân bón khác thân thiện với môi trường.

– Cải thiện khả năng phục hồi của cây mít bằng cách bổ sung các vi sinh vật có lợi vào đất.

Cách chữa mít bị nứt quả do nấm gây ra

Với nấm Phytophthora gây ra hiện tượng mít bị nứt trái thì nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm đặc trị thối rễ, nứt thân do đây là loại nấm gây ra bệnh thối rễ, xì mủ làm cho trái bị nứt.

Để tiêu diệt hoàn toàn nấm Phytophthora, hãy sử dụng Anti PhyTop đến từ thương hiệu AT.

Nguyên nhân mít bị nứt trái
Anti Phytop

Mua Ngay

AT Phytop có thành phần chính là hai loại nấm có lợi Chaetomium cupreum, Trichoderma spp, có công dụng

– Tiêu diệt nấm Phytophthora, Fusarium triệt để

– Xử lý nhanh, triệt để vết xì mủ (chảy nhựa), lành nhanh vết thương

– Tiêu diệt triệt để nấm gây thối rễ, Phytophthora, fusarium

– Bảo vệ bộ rễ khỏi nấm bệnh

Cách trị mít bị nứt trái bằng Anti Phytop như sau:

– Kiểm tra mức độ bệnh (mức độ thối rễ); nếu bệnh thối rễ đã phát triển ở cấp độ rễ nhánh nhỏ, cần tiến hành điều trị.

– Xác định độ pH của đất để đưa về độ pH thích hợp.

– Pha 500ml chế phẩm với 200 lít nước rồi tưới xung quanh tán và 30cm tán 2 lần/tuần, 5 – 7 ngày. Phục hồi và tái sinh bộ rễ bằng cách kết hợp 500ml chế phẩm AT nuti 555 (5 tác dụng) với 200 lít nước và tưới đều vùng xung quanh tán (30cm quanh tán).