Nguyễn lễ Hiền Trân bao nhiêu tuổi

Hiền Trân hát Hầu văn Huế khiến giám khảo bái phục.

Xuất hiện lần đầu tại vòng "Lộ diện" ở tập 3, cô bé vừa giành giải Quán quân Hiền Trân đem đến giai điệu vui tươi qua ca khúc “Cô gái vót chông mang âm hưởng Tây Nguyên”. Bên cạnh đó, cô bé còn gây bất ngờ với Ban giám khảo bởi đoạn hát giả thanh tiếng chim hót cực kỳ điêu luyện.

Với vẻ ngoài xinh xắn dễ thương, sự tự tin cùng khả năng hát chắc nhịp, Hiền Trân đã thuyết phục được Ban giám khảo bấm nút xanh đồng ý cho cô bé đi tiếp vào vòng trong. Tuy nhiên, giữa “một rừng” những thí sinh tài năng của “Thần tượng tương lai”, hình ảnh cô bé Nguyễn Lê Hiền Trân lúc này vẫn chưa tạo được nhiều ấn tượng trong lòng ban giám khảo cũng như khán giả theo dõi cuộc thi.

Bước vào vòng “Song đấu”, Hiền Trân được ngẫu nhiên bắt cặp song ca cùng cô bạn Phương Vy. Giai điệu vui tươi, réo rắt của ca khúc “Tiếng đàn Ta Lư” khiến tất cả mọi người có mặt ở trường quay đều hào hứng, lắc lư theo màn trình diễn sung sức của hai thí sinh nhí.

Hiền Trân và Phương Vy hát "Tiếng đàn Ta Lư".

Đến vòng “Thể hiện”, Hiền Trân đã khiến mọi người bất ngờ khi xuất hiện trong tà áo dài tím Huế duyên dáng, trình bày ca khúc “Tưởng như Huế trong lòng”. Đây là ca khúc không thuộc sở trường của thí sinh nhí và cô bé chỉ mới tập luyện trong 4 ngày, nhưng đã thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo.

NSND Thu Hiền đánh giá đây là một bài hát khó vì có quãng rộng, xuống thấp, lên rất cao. Nghe Hiền Trân hát cô rất cảm tình, cô bé diễn màu sắc ra Huế nhưng không buồn mà là phong cách Huế hiện đại, Huế của tuổi trẻ nhưng vẫn giữ được nét đẹp xưa.

Bước vào vòng 4, “Dân ca ba miền”, Hiền Trân tiếp tục gây bất ngờ cho Ban giám khảo cũng như khán giả khi chọn thể hiện một ca khúc miền Bắc, “Chảy đi sông ơi”. Ở phần nhận xét, Cẩm Ly suy đoán với tông bài hát cao như vậy chỉ có NSND Thu Hiền mới hát nổi. Tuy nhiên, nữ giám khảo đáp trả bản thân cũng không thể hát cao như thí sinh nhí, cùng đó là lời nhận định Hiền Trân như một ca sĩ chuyên nghiệp thay vì là một thí sinh thi hát…

Hiền Trân đã hóa thân thành NSND Thanh Hoa với bài hát “Bóng cây Kơ Nia”.

Tại đêm thi “Hoá thân thần tượng”, Hiền Trân đã hóa thân thành NSND Thanh Hoa với bài hát “Bóng cây Kơ Nia”. Đứng trước việc phải hóa thần thành một tên tuổi kì cựu của nền âm nhạc Việt Nam, những tưởng cô bé sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không ngờ chẳng những hoá thân bên ngoài mà Hiền Trân còn có những động tác và thần thái giống hệt NSND Thanh Hoa.

Nhận xét về tiết mục này, NSND Thu Hiền cho rằng Hiền Trân đã thể hiện bài hát hoàn hảo đến “không chê chỗ nào”, hát chuẩn xác như học sinh nhạc viện và luôn biết cách làm chủ sân khấu. Giám khảo Quang Linh thì chia sẻ cô bé chỉ cần đứng một chỗ hát cũng đã thu hút được người nghe, có thần thái của một NSND.

Hiền Trân ngày càng chứng tỏ mình là một đối thủ “đáng gờm” khi “xơi tuốt” nhiều thể loại nhạc từ âm hưởng Tây Nguyên tới dân ca Huế, Bắc bộ. Đến với vòng thi “Hát cùng khách mời”, Hiền Trân đã chọn song ca cùng ca sĩ Võ Hạ Trâm ca khúc cách mạng “Nổi lửa lên em”. Ngoài giọng hát cao vút, cả hai còn tạo ấn tượng với ban giám khảo bằng nét diễn hồn nhiên.

Hiền Trân “đốt cháy“ sân khấu với “Ngọn lửa cao nguyên” trong đêm chung kết.

Với phần dự thi này, cô bé 10 tuổi đã giành được nhiều lời khen từ giám khảo Cẩm Ly khi càng ngày càng sử dụng tốt giọng giả thanh, đặc biệt là ở những quãng cao cực dày và chắc.

Ca sĩ Quang Linh nhận định, Hiền Trân là một thí sinh đi thi có chiến thuật rõ ràng. Bước vào cuộc thi với một hình ảnh mờ nhạt, nhưng càng đi sâu, Hiền Trân càng toả sáng rực rỡ khi lần lượt đưa ban giám khảo lẫn khán giả theo dõi chương trình đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Bằng chứng là sau khi đã chinh phục giám khảo bằng các bài hát thuộc đủ thể loại từ âm hưởng Tây Nguyên đến dân ca Huế, Bắc bộ, cách mạng, Hiền Trân bước vào vòng 7 vòng bán kết với tên gọi là “Di sản” với ca khúc “Huế Đô cảnh đẹp” thuộc thể loại Hầu văn Huế “khó nhằn”.

Màn trình diễn “xuất thần” này của Hiền Trân đã khiến NSND Thu Hiền chỉ biết thốt lên: “Bái phục”, vì theo cô, Hầu văn Huế là một thể loại cực kì khó và không phải người Huế nào cũng hát được. Ca sĩ Quang Linh thì cho đây là màn trình diễn “đậm màu nghệ nhân” và chỉ ra Hiền Trân đang ngày càng tỏa sáng qua từng vòng thi.

Hiền Trân hát ca khúc "Xa quê".

Hai phần trình diễn tại đêm chung kết càng cho thấy sự dám thử thách và khả năng biến hoá như “Tắc kè hoa” của Hiền Trân. Khi khán giả vẫn chưa hết ngây ngất trước hình ảnh một Hiền Trân dịu dàng đằm thắm, ngồi bên chiếc đàn Bầu, vừa trổ tài đánh dạo đầu vừa cất lên những câu hát ngọt ngào như rót vào lòng người nghe của bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, “Xa quê” thì Hiền Trân lại tiếp tục quay trở lại “đốt cháy“ sân khấu với “Ngọn lửa cao nguyên”

Với tiết mục này, Hiền Trân đã khiến NSND Thu Hiền không biết nói gì hơn ngoài khẳng định Hiền Trân chính là thần tượng của mình. Cũng choáng ngợp trước phần biểu diễn đầy năng lượng, Quang Linh chỉ có thể thốt lên những mỹ từ vắn tắt dành cho cô bé: “Mạnh mẽ, bản lĩnh, cá tính và xuất sắc”.

Nguyễn Hằng

Nhắc đến Nguyễn Lê Hiền Trân [học sinh trường UK Academy Bình Thạnh] –  Quán quân Thần tượng tương lai năm 2017, chúng ta không thể không nhớ đến “bà nội xì –tin” của em – cô Lệ Hằng, người đã đồng hành, dạy dỗ và truyền đam mê ca hát cho Hiền Trân từ những nốt nhạc đầu tiên.

Cô Lệ Hằng – Bà nội của ca sĩ nhí Hiền Trân

Từ một thí sinh không quá nổi bật giữa một dàn tài năng trong chương trình Thần tượng tương lai, Nguyễn Lê Hiền Trân bất ngờ lội ngược dòng và chiến thắng vị trí cao nhất một cách thuyết phục. Trong vòng bán kết của cuộc thi, cô bé đã nhận được mưa lời khen khi thể hiện xuất sắc Huế Đô cảnh đẹp – thể loại Hầu văn Huế khiến cho Giám khảo NSND Thu Hiền và ca sĩ Quang Linh đã vô cùng tò mò về người thầy dạy Hiền Trân hát bài đậm chất Huế này.

Người thợ rèn dũa nên những viên ngọc quý 

Người thầy của Huyền Trân là cô Lệ Hằng – nguyên giảng viên thanh nhạc của Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật TP Cần Thơ. Tuy đã về hưu nhiều năm, nhưng cô Lệ Hằng vẫn còn rất tâm huyết với nghề, cô mở một lớp học nho nhỏ dạy hát tại nhà. Học trò của cô ở đủ độ tuổi nhưng phần lớn đều là những em thiếu nhi, nhỏ nhất 5-6 tuổi, lớn hơn chừng 12-13 tuổi. Cô gọi tên nhóm học trò nhí của cô là “Vành khuyên hát” và cô cũng chính là người dạy “tiếng hót đầu tiên” cho những chú vành khuyên tài năng ấy.  

“Vành khuyên hát” nổi lên như một hiện tượng từ sau khi bé Nguyễn Lê Hiền Trân, một thành viên của nhóm, xuất sắc đạt được ngôi vị Quán quân cuộc thi “Thần tượng tương lai” do Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Trước đó, bé Hải Ngân – Quán quân Đồ Rê Mí 2015, bé Quỳnh Dao – giải Ba Đồ Rê Mí 2013 cũng do cô phát triển tài năng và luyện tập. Với những thành tích ấn tượng mà học trò của cô đạt được, cũng có thể so sánh cô Lệ Hằng như một người thợ tâm huyết mài dũa thành công những viên ngọc quý.  

Lớp học của cô Lệ Hằng với các bạn nhỏ yêu ca hát

Cô tâm niệm dạy hát chỉ để các em có kỹ năng và nuôi dưỡng đam mê, chứ chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đào tạo ra người nổi tiếng. Bởi thế, song song với những tiếng đàn, lời ca, cô Lệ Hằng còn dạy dỗ cho học trò biết sống yêu thương, sẻ chia. 

“Có nhiều bé bị tật nói ngọng, nói đớt, đến độ khó nghe nhưng lại yêu ca hát và mong muốn được hát. Cô kiên trì tập cho các em nói, tập phát âm, tập cách lấy hơi, động tác của lưỡi… Ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm khác, những đứa trẻ ngọng nghịu ngày nào giờ đã hát tròn vành rõ chữ” – Cô rưng rưng chia sẻ.

Người truyền lửa niềm đam mê âm nhạc

Ban đầu, Hiền Trân cảm thấy không hứng thú với đàn bầu vì âm thanh của đàn nghe rất buồn và không cảm thấy ấn tượng gì với loại nhạc cụ này. Nhưng với niềm đam mê nghệ thuật ở cô bé quá lớn cùng sự động viên của bà nội, em ngày càng bị thu hút bởi nó. Tại chương trình Thiếu Niên Nói, Hiền Trân chia sẻ: Bà nội luôn là người động viên, ở phía sau em để thúc đẩy mình cố gắng từng ngày. Bởi đàn bầu là một loại nhạc cụ rất là khó.”

Cô Lệ Hằng là người đồng hành cùng Hiền Trân trong mọi hoạt động âm nhạc

Được biết, Hiền Trân từng tham gia một chương trình âm nhạc và đã có dịp thử sức với cây đàn bầu. Thấy được tài năng của Hiền Trân nên bà nội đã định hướng giúp cô bé thi vào Nhạc viện TP. HCM vào khoa nhạc cụ dân tộc. Đối với Hiền Trân bà nội như là một người bạn, luôn chia sẻ với cô những lúc gặp khó khăn. Vốn xuất thân là một nghệ sĩ, nên bà của Hiền Trân am hiểu rất nhiều về các loại nhạc cụ khác nhau. “Khi hướng cho Trân một loại nhạc cụ, đó là âm nhạc dân tộc. Tôi phân vân không biết bé có thể thực hiện được không. Nhưng khi tôi chỉ cho bé thì thấy bé thực hiện được nên tôi nghĩ điều tôi định hướng cho bé đã đúng.” – cô Lệ Hằng bộc bạch.

Người phụ huynh mẫu mực của UKA 

Khác với các phụ huynh được biết đến là bố mẹ của các em học sinh, các thầy cô của UKA Bình Thạnh lại quen mặt với bà nội của Hiền Trân khi nhắc đến việc học của em, bởi trong mọi hoàn cảnh cô Lệ Hằng luôn là người đồng hành, sát cánh cùng cô bé.

Bà nội là người đã chỉ dạy và truyền đam mê nghệ thuật cho Hiền Trân

Từ những ngày đầu tham gia Thần tượng tương lai, người ta đã quá quen mặt khi bắt gặp người phụ nữ lớn tuổi, bóng lưng gầy, tóc hai thứ màu luôn bước đi theo sau Hiền Trân. Không ít lần khán giả bắt gặp hình ảnh một người bà ở dưới khán đài say sưa hát theo cháu gái đang trình diễn trên sân khấu. Khoảnh khắc bà hát mải mê theo từng câu hát của cháu gái được máy quay liên tục ghi lại, khiến nhiều khán giả thích thú và cảm động.

Cô Lệ Hằng say sưa hát khi xem Hiền Trân biểu diễn

Và từ những thành công đầu đời đến tận bây giờ, bà nội Lệ Hằng luôn là người đồng hành cùng Hiền Trân trên mọi nẻo đường. Từ những chuyến đi biểu diễn, những hoạt động âm nhạc hay bất cứ hành trình nào của cô bé cũng đều có bà nội bên cạnh. 

Sự tận tâm với nghề, nhiệt huyết truyền lửa đam mê nghệ thuật cũng như tình cảm yêu thương dành cho cháu gái và những thế hệ mầm non tương lai, chính là lí do mà cô Lệ Hằng trở thành một phụ huynh mẫu mực của UKA Bình Thạnh.

GIA KHÁNH

Video liên quan

Chủ Đề