Nguyễn duy là ai

Thơ Nguyễn Duy quá quen thuộc với nhiều tầng lớp xã hội trong suốt 50 năm qua. Cũng không ít bài viết, các luận văn từ cử nhân đến tiến sĩ đã chọn đề tài thơ Nguyễn Duy. Nhưng với tập tiểu luận vừa được NXB Khoa học Xã hội ấn hành Nguyễn Duy – Nhà thơ hiện đại Việt Nam, tác giả Lã Nguyên [*] lần đầu tiên mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, toàn cục diện mạo thơ Nguyễn Duy trong dòng chảy của văn học đương đại Việt Nam.

Đây là một vấn đề lớn, nhạy cảm dễ chạm đến quan niệm truyền thống về dòng văn học chủ lưu vốn dựa trên cảm hứng tự hào về Đảng, lãnh tụ, nhân dân trong cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập tự do cho dân tộc. Nói cách khác, đó như là kim chỉ nam sáng tác cho đội ngũ nhà văn suốt từ sau 1945 đến nay.

Nhà thơ Nguyễn Duy.

Với cách tiếp cận này, tác giả đã lần lượt tách bóc các lớp từ tư duy nghệ thuật đến hình tượng tác phẩm bằng thao tác khoa học thực hành, phân tích diễn ngôn, tạo ra sự tương phản giữa hai bức tranh hiện thực của thời đại: một bên thiên về giọng điệu hào sảng, ngợi ca, bên kia thủ thỉ tâm tình trong nỗi đau riêng tư đời thường khó nói, thậm chí cao cả mà bình dị, như một lẽ sống buộc người dân phải đối mặt. Đấy là tồn tại thực tế, hai bình diện hiện thực của đời sống văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8 đến nửa cuối thập niên 80 thế kỷ trước.

Theo GS. Trần Đình Sử: “Lã Nguyên chứng minh tuy hợp lưu với dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trong suốt chiều dài lịch sử của nó song đó không phải là thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa […]. Thơ Nguyễn Duy là thơ của chúng sinh, của dân trong suốt đường thơ của ông…” [Lời tựa sách]. Khác với cách bình, tán thường thấy, tập sách khiêm tốn dài 250 trang đã tập hợp đầy đủ các dữ liệu để chứng minh về phương diện diễn ngôn đầy sức thuyết phục, làm bật lên giọng điệu thơ Nguyễn Duy tuy cùng song hành với thơ cảm hứng theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn tạo nên một thế giới riêng biệt mà không hề đối lập, tạo thêm một nét hiện thực tinh tế, sinh động.

Thi sĩ của chúng sinh là kiểu tác giả nhân dân, cùng dân tồn tại. “Còn thơ còn dân/Ta là dân vậy thì ta tồn tại”. Là Dân, thi sĩ của chúng sinh trong thơ Nguyễn Duy nói tiếng nói tự do vang dội từ bên dưới [Lã Nguyên].

Nó cho thấy, đời sống văn học nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử hào hùng dân tộc cứ ngỡ chỉ một giọng điệu nhưng hóa ra đa thanh. Có một thời, hình như theo quán tính nào đó mà ta từng bỏ quên, né tránh, thậm chí có lúc phũ phàng với một vài giọng điệu lẻ loi như vậy. Thực tế nó vẫn âm thầm lặng lẽ, bền bỉ tồn tại, chứng minh một chân lý mà Nguyễn Duy đã đúc kết “Ta là dân - vậy thì ta tồn tại” [Nhìn từ xa… Tổ quốc].

Những ai đã từng yêu thơ Tố Hữu, được xem là ngọn cờ đầu của dòng văn học chủ lưu, hiện thực xã hội chủ nghĩa, qua chuyên luận này có dịp xem lại cảm hứng sáng tác và cách biểu đạt của nhà thơ qua sự so sánh, đối chiếu với thơ Nguyễn Duy để hiểu hơn diễn trình loại hình thơ đương đại của thơ Việt Nam trong suốt một chặng đường lịch sử dân tộc.

Trong những năm gần đây, Lã Nguyên cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu lý luận văn học mang tính hàn lâm được học giới quan tâm. Công trình này được tác giả ấp ủ tâm huyết bao năm.

Có thể sẽ có những tranh luận từ những gợi mở mang tính đột phá như thế. Dẫu sao việc phân tích diễn ngôn của Lã Nguyên là bài học bổ ích cho việc đào tạo văn học ứng dụng và những người có nhu cầu tìm lối đi mới trong nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam hiện nay. Bởi vì, như GS. Trần Đình Sử đã viết trong lời tựa tập sách này - “Bên cạnh và ngay trong các nhà thơ kiểu chiến sĩ, bên cạnh sáng tác theo đơn đặt hàng, họ còn sáng tác theo những kiểu nhà thơ khác nhau”. Bởi vì, bên cạnh dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, còn có nhiều dòng khác... 

Hồ Huy

________                                                                                            

[*] PGS-TS. La Khắc Hòa, giảng viên bộ môn Văn học ứng dụng - Đại học Văn Lang.


 


        Thiên lý@

       Trước hết, phải nói rõ một điều rằng, đề Văn THPT Quốc gia năm 2018 đã vướng một hạt sạn rất lớn. Đó là, Tổ ra đề đã viện dẫn tác phẩm của kẻ chống cộng vô sỉ Nguyễn Duy vào đề Văn.


          Vậy Nguyễn Duy là ai?

          Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh 1948, quê ở làng Bố Vệ, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa. Nguyễn Duy từng là dân quân du kích Hàm Rồng. Năm 1966, nhập ngũ, là lính thông tin, tham gia đánh Mỹ và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sau khi giải ngũ, Nguyễn Duy làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam. Về văn chương, Nguyễn Duy cũng có nhiều tác phẩm như: Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và em, Đường xa, Bụi ...

          Có lẽ, do hết vốn về thơ văn, Nguyễn Duy cấu kết và tham gia tổ chức phản động “Văn đòan độc lập” do Nguyễn Ngọc cầm đầu. Tại đây, tư tưởng chống đối đã “phát tác” dẫn đến sự vô sỉ trong nhân cách của Nguyễn Duy.

          Sự vô sỉ của Nguyễn Duy

          Hẳn nhiều người chưa thể quên sự vô sỉ của Nguyễn Duy, ông là vai chính của trò diễn bôi nhọ và hạ bệ hình tượng anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu. 


          Trong clip dài hơn 5 phút, tại quán Cafe Sỏi Đá ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh gồm có các nhân vật như: Nguyễn Duy, nhà văn Lê Hoài Nguyên [tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A.25], nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, nữ diễn viên Mỹ Khanh, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ Bùi Chát, TS Nguyễn Quang A [người quay video], PGS.TS Hoàng Dũng. Những kẻ già đầu mang danh văn nghệ sỹ này, đã học đòi, hùa theo luận điệu xét lại, xuyên tạc lịch sử để bịa chuyện và bôi nhọ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu.

          Chưa hết, Nguyễn Duy còn đứng tên vào nhóm Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mà thực chất đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4 của Hiến pháp, phi chính trị đối với lực lượng vũ trang.

          Vậy cớ gì, một kẻ có tư tưởng lệch lạc, bóp méo sự thật lịch sử, chống đối chế độ như Nguyễn Duy lại có tác phẩm được viện dẫn làm đề thi Quốc gia? Phải chăng Bộ GD& ĐT đã buông lỏng công tác quản lý cũng như việc giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giáo viên? Cần phải xem xét trách nhiệm từ khâu đề giới thiệu, khâu ra đề và duyệt đề Văn năm nay!

 Xem thêm:

//www.sandinhblog.com/2017/03/nguyen-duy-dien-vien-chinh-trong-mot.html

//www.sandinhblog.com/2017/03/lu-khon-xuyen-tac-boi-nho-hinh-tuong-vo.html



Đánh thức tiềm lực

Thơ Nguyễn Duy

Tiễn đưa anh S.D. đi làm kinh tếHãy thức dậy, đất đai!cho áo em tôi không còn vá vaicho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...xin bắt đầu từ cơm no, áo ấmrồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơnKhoáng sản tiềm tàng trong ruột núi nonchâu báu vô biên dưới thềm lục địarừng đại ngàn bạc vàng là thếphù sa muôn đời như sữa mẹsông giàu đằng sông và bể giàu đằng bểcòn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?***Lúc này ta làm thơ cho nhauđưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạtta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên...***Tôi lớn lên bên bờ bãi sông Hồngtrong màu mỡ phù sa máu loãnggiặc giã từ con châu chấu, con cào càomương máng, đê điều ngổn ngang chiến hàotrang sử đất ngoằn ngoèo trận mạcgiọt mồ hôi nào có gì to tátbao nhiêu đời mặn chát các dòng sôngbao nhiêu thời vỡ đê trắng đất mất đồngthuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bảy nổikhúc dân ca cũng bèo dạt mây trôihột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên taiđói thâm niênđói truyền đờiđiệu múa cổ cũng chậm buồn như đói...***Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳngmột bên là Trường-Sơn-cây-xanhbên còn lại Trường-Sơn-cát-trắngđồng bằng hình lá lúa gầy nhẳngcơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồingọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úađất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻcơn gió Lào rát ruột lắm em ơi!Hạt giống ở đây chết đi sống lạihạt gạo kết tinh như hạt muốicây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời***Tôi về quê em - châu thổ sáng ngờisông Cửu Long giãn mình ra biểnđất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyểncây mắm cây tràm lặn lội mở đường điĐất tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặtlòng còn chát chua nào mặn nào phènmá sung sức và ba cường tráng thếman mác âu sầu trong câu hát ru emĐã qua đi những huyền thoại cũ mèmnhững đồng lúa ma không trồng mà gặtnhững ruộng cá không nuôi mà sẵn bắtnhững ghểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thậtmiếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôiđất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiệncon rầy nâu khoét rỗng cả mùa màngthóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyểnphà Cần Thơ lê lết người ăn xincây đàn hát rong não nề câu vọng cổquán nhậu lai rai - nơi thừa thiếu trốn tìm***Này, đất nước của ba miền cày ruộngchưa đủ no cho đều khắp ba miềnta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên...***Lúc này tôi làm thơ tặng emem có nghĩ tôi là đồ vô dụng?vô dụng lấy đi của cuộc sống những gìvà trả lại được gì cho cuộc sống?Em có nghĩ tôi là con chích choè ăn và gại mỏ?Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả?Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấymúa võ bán cao trên trang viết mong manh?tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danhtờ giấy chép văn thành tờ giấy bạcEm có nghĩ...mà thôi!***Xin em nhìn kia – người cuốc đất[tôi cũng từng chai tay cuốc đất]cái cuốc theo ta đời này, đời kháclưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồidướn mình caochĩa cuốc lên trờibổ xuống đánh phậpđẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!Xin em nhìn - người gánh phân, gánh thóc[tôi cũng từng mòn vai gánh phân, gánh thóc]kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồngđẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh!Những cái đẹp thế kia... em có chạnh lòng không?cái đẹp gợi về thuở ngày xưa ngày xửanhịp theo tiết tấu chậm buồncái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa!Em có chạnh lòng chănggiữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậubỗng hiện lù lù cái xe hơi chạy thanvệt than rơi toé lửa mặt đườngEm có chạnh lòng chăngxích lô đạp càng ngày càng nghênh ngangxích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độcngười đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên...***Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèoquen cái thói hay nói về gian khổdễ chạnh lòng trước cảnh thương tâmLàng tôi xưa toàn nhà tranh vách đấtbãi tha ma không một cái mả xâymùa gặt hái rơm nhiều, thóc ítlũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngàyThuở tới trường cũng đầu trần chân đấtchữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoaithầy giáo giảng rằngnước ta giàu lắm!...lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài***Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữata biết buồn để biết lạc quanvà, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con[dù sau này dầu mỏ đã phun lênquặng bô-xít cao nguyên đã thành nồi thành soongthành tàu bay hay tàu vũ trụ...dù sau này có như thế... như thế... đi nữathì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại]rằngđừng quên đất nước mình nghèo!Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữatuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranhsau lưng ta là kỷ niệm bi trángtrước mặt ta vẫn con đường gập ghềnhvẫn trang trọng tấm lòng trung thựcdù có thể lỗi lầm – làm thế nào mà biết trướcdù có sao thì cũng phải chân thànhXưa mẹ ru ta ngủ yên lànhđể khôn lớn ta hát bài đánh thứccó lẽ nào người lớn cứ ru nhauru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt***Tiềm lực còn ngủ yêntrong quả tim mắc bệnh đập cầm chừngTiềm lực còn ngủ yêntrong bộ óc mang khối u tự mãnTiềm lực còn ngủ yêntrong con mắt lờ đờ thuỷ tinh thểTiềm lực còn ngủ yêntrong lỗ tai viêm chai màng nhĩTiềm lực còn ngủ yêntrong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơmTiềm lực còn ngủ yêntrong lớp da biếng lười cảm giácNăng động lên nàotừ mỗi tế bào, từ mỗi giác quancố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi***Cần lưu ýlời nói thật thà có thể bị buộc tộilời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dươngđạo đức giả có thể thành dịch tảlòng tốt lơ ngơ có thể lạc đườngCần lưu ýcó cái miệng làm chức năng cái bẫysau nụ cười là lởm chởm răng cưacó cái môi mỏng rát hơn lá míahôn má bên này bật máu má bên kiacó trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩakhái niệm bắn ra không biết lối thu vềCần lưu ýcó lắm sự nhân danh lạ lắmmượn áo thánh thần che lốt ma ranhnhân danh thiện tâm làm điều ác đứcrao vị nhân sinh để bán món vị mìnhCần lưu ýcó lắm nghề lạ lắmnghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhaunghề chửi đổng, nghề ngổi lê, nghề vu cáonghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bàocó cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cảthọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề...Bộ sưu tập những điều ngang trái ấyphù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê***Tôi muốn được làm tiếng hát của emtiếng trong sáng của nắng và giótiếng chát chúa của máy và búatiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vaitiếng trần trụi của lưỡi cuốclang thangkhắp đất nướchát bài hátĐÁNH THỨC TIỀM LỰC...Tp. Hồ Chí Minh 1980-1982Đoạn đầu bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018.

Nguồn: Nguyễn Duy, Mẹ và Em, NXB Thanh Hoá, 1987

Nhà thơ Nguyễn Duy đọc trích đoạn bài 'Đánh thức tiềm lực'

Video liên quan

Chủ Đề