Người bị nhiễm hiv sống được bao nhiêu năm năm 2024

, thời gian sống của bệnh nhân HIV dài hay ngắn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe của người bệnh, phương pháp chữa bệnh, lối sống…Cụ thể là nhiễm HIV có thể sống được bao lâu, chúng ta hãy cùng theo dõi nội dung này trong bài viết dưới đây.

Người bị nhiễm HIV có thể sống được bao lâu?

HIV là căn bệnh nguy hiểm nhất mà hiện nay cả thế giới vẫn đang nghiên cứu và tìm cách chữa trị. Hiện y học vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị để điều trị bệnh HIV. Vì vậy, những bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm HIV sẽ xác định phải sống chung với bệnh trong suốt quãng đời còn lại. Vậy, HIV sống được bao lâu?

Nhờ các phương pháp chữa bệnh hiện đại mà tuổi thọ của người nhiễm HIV được cải thiện đáng kể

Các chuyên gia về bệnh xã hội tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Đà Nẵng cho biết: Virus HIV là một loại virus có vật chất di truyền ARN có khả năng nhân lên rất nhanh và tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch của người bệnh. Quá trình xâm nhập của loại virus này sẽ phá hủy toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh khác tấn công vào, và dẫn đến tử vong. Do đó, HIV còn được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch cơ thể do nhiễm phải virus HIV.

Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có số lượng người mắc HIV rất lớn. Tại Việt Nam có khoảng 150.000 nhiễm HIV đang tiếp tục điều trị ARV. Vì vậy, những người bị nhiễm HIV và những người đang có nguy cơ phơi nhiễm HIV luôn lo lắng không biết nhiễm HIV sống được bao lâu?

Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại triển vọng sống của người nhiễm HIV được cải thiện hơn rất nhiều. Với những thành tựu và tiến bộ vượt bậc trong điều trị kháng virus HIV, người bệnh HIV có thể mong đợi sống lâu và sống khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

Theo nghiên cứu từ NA-ACCORD, nếu bạn bị nhiễm HIV vào năm 20 và bắt đầu điều trị tích cực ngay từ đầu thì có thể sống đến năm 70 tuổi. Cũng theo một kết quả nghiên cứu vào năm 2011 của Thụy Sỹ cho thấy, những người bị nhiễm HIV bắt đầu điều trị sớm có thể sống khỏe mạnh và đạt tuổi thọ bằng tuổi thọ trung bình hoặc cao hơn tuổi thọ trung bình trong toàn xã hội.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị nhiễm HIV sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người bị nhiễm HIV sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là:

Phương pháp điều trị: Điều trị HIV đúng cách có thể giúp kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV. PHƯƠNG PHÁP điều trị HIV hiện đại sử dụng phối hợp các loại thuốc khác nhau để ức chế sự phát triển của virus HIV. Nếu người bệnh sớm điều trị và tuân thủ điều trị đầy đủ thì họ có thể sống lâu hơn.

Tình trạng sức khỏe chung: Nếu người bị nhiễm HIV có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý khác thì họ sẽ có khả năng sống lâu hơn. Ngược lại, nếu người bệnh bị nhiễm HIV có kèm theo các bệnh lý khác hoặc thói quen sống không tốt thì tuổi thọ người bị nhiễm HIV sống được bao lâu có thể bị giảm sút.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của bệnh nhân HIV

Tuổi tác khi bị nhiễm HIV: Tuổi tác càng cao thì sức đề kháng của cơ thể càng yếu. Do đó, người bị nhiễm HIV khi ở độ tuổi trung niên trở lên thường có tuổi thọ ngắn hơn.

Loại virus HIV: Có hai loại virus HIV phổ biến, HIV-1 và HIV-2. Người nhiễm HIV-2 có khả năng sống lâu hơn so với người nhiễm HIV-1.

Các biến chứng của HIV: HIV có thể gây ra các biến chứng như bệnh AIDS, ung thư và các bệnh lý khác, những biến chứng này ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.

Chế độ ăn uống và lối sống: Chế độ ăn uống và lối sống có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị nhiễm HIV. Nếu bạn có chế độ ăn uống và lối sống không tốt thì sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm. Do đó, bạn sẽ có nguy cơ dễ bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm và nhiễm trùng khác, kéo tuổi thọ của bạn xuống ít hơn.

Ngược lại, nếu bạn có lối sống khoa học và lành mạnh, ăn uống điều độ, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ. Thường xuyên tập thể dục, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, cân bằng cuộc sống và công việc thì tuổi thọ của người bị nhiễm HIV sống được bao lâu có thể kéo dài như người khỏe mạnh bình thường.

Đặc biệt:

– Những người bị nhiễm HIV sử dụng thuốc lá sẽ mất nhiều tuổi thọ hơn những người không hút thuốc. Nguy cơ tử vong do hút thuốc cao gấp đôi và có thể giảm tới 12 năm tuổi thọ của một người bất kỳ.

– Tuổi thọ của người tiêm chích ma túy thấp hơn 20 năm so với tất cả các nhóm HIV khác.

– Những người không tuân thủ phác đồ điều trị HIV sẽ giảm tuổi thọ xuống rất nhanh.

Tóm lại, tuổi thọ của người bị nhiễm HIV sống được bao lâu, dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và không thể dự đoán chính xác được. Tuy nhiên, điều trị HIV đúng cách và duy trì một lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng nhất có thể giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ của mình thêm nhiều năm.

Bệnh HIV giai đoạn cuối được chẩn đoán như thế nào?

Các biểu hiện của bệnh HIV ở giai đoạn AIDS khá nghiêm trọng

Khi các tế bào lympho T-CD4 của người bị nhiễm HIV giảm xuống ngưỡng dưới 200 tế bào/1μL khối máu thì được xác định là bệnh HIV đã chuyển sang giai đoạn cuối cùng, hay còn gọi là AIDS.

AIDS giai đoạn cuối của bệnh HIV, các triệu chứng HIV giai đoạn cuối trở nên phổ biến, và tỷ lệ tử vong của người bị nhiễm HIV sẽ tăng rất cao. Nếu không điều trị tích cực, những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS thường chỉ sống thêm được tối đa 2-3 năm. Trường hợp người bệnh bị thêm nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn khoảng 1 năm hoặc tùy thuộc vào mức độ cụ thể của bệnh.

Các triệu chứng của HIV giai đoạn cuối:

Khi số lượng các tế bào lympho T-CD4 giảm xuống dưới mức 200 tế bào trên 1μL máu, khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội xâm nhập và gây ra.

Các triệu chứng HIV giai đoạn cuối thường bao gồm:

– Giảm cân nhanh

– Sốt kéo dài và tái phát nhiều lần.

– Cơ thể suy yếu, mệt mỏi và mất sức

– Khó thở và đau ngực

– Tiêu chảy, ho kéo dài

– Nổi phát ban đỏ, mụn rộp, sưng hạch bạch huyết

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường tiêu hóa

– Nhiễm trùng phổi và các bệnh lý liên quan đến phổi

Nổi phát ban khắp người là dấu hiệu điển hình ở người nhiễm HIV

– Hội chứng suy giảm chức năng thận

– Các vấn đề về thần kinh, bao gồm trầm cảm và loạn thần, suy giảm trí nhớ.

– Nhiễm nấm hầu họng, tưa miệng

– Các vấn đề về thị lực và đau mắt, thị lực giảm, hoa mắt, mù lòa

Ngoài các triệu chứng trên, để chẩn đoán bệnh HIV giai đoạn cuối, người bệnh cần phải được xét nghiệm để đánh giá sức đề kháng của cơ thể. Xét nghiệm sức đề kháng có thể bao gồm kiểm tra lượng virus HIV trong máu [mức độ virus HIV trong máu], đo lượng Tế bào CD4 [một loại tế bào miễn dịch chống lại các nhiễm khuẩn], và kiểm tra các bệnh lý liên quan đến HIV như bệnh AIDS và các biến chứng khác.

Khi mức độ virus HIV trong máu cao và lượng tế bào CD4 thấp, cộng với các triệu chứng của giai đoạn cuối, bác sĩ có thể chẩn đoán người bệnh mắc bệnh HIV giai đoạn cuối. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV sống được bao lâu hơn.

Các phương pháp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân bị HIV/AIDS

Để kéo dài tuổi thọ cho người bị nhiễm HIV sống được bao lâu, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị thì bản thân người bệnh cần có sự cố gắng và kiên trì trong việc giữ gìn sức khỏe.

Có nhiều cách để kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó không thể thiếu các yếu tố sau:

Thuốc trị virus HIV: Sử dụng thuốc ARV [Antiretroviral] là phương pháp chính để kiểm soát viêm đường tiêu hóa do virus HIV gây ra, giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Khi sử dụng đúng liều lượng và thời gian, thuốc ARV giúp ngăn chặn việc tăng mức độ virus HIV trong cơ thể, bảo vệ hệ miễn dịch của bệnh nhân, và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân HIV nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, như rau xanh, trái cây, thực phẩm có chứa chất đạm và các loại dầu không bão hòa là những loại thực phẩm cần thiết cho người bị nhiễm HIV.

Sử dụng các loại thuốc gây ức chế sự phát triển của virus HIV có thể giúp kéo dài tuổi thọ

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Bệnh nhân HIV cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị các biến chứng cũng như những bệnh lý phát sinh một cách kịp thời.

Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn là một trong những cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HIV.

Hỗ trợ tâm lý: Bệnh nhân HIV có thể gặp nhiều vấn đề tâm lý, do đó, hỗ trợ tâm lý cũng là một phương pháp hỗ trợ quan trọng giúp giảm stress, tăng cường sức khỏe tinh thần và giúp bệnh nhân duy trì tâm lý thoải mái hơn.

Bản thân người bệnh cũng có thể tham gia các diễn đàn như Hội những người bị HIV/AIDS để có thể tham khảo về các phương pháp kéo dài tuổi thọ, phương pháp chữa bệnh cũng như tìm được sự đồng cảm, cảm thông chia sẻ từ những người cùng chung hoàn cảnh.

Việc kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân HIV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, tình trạng sức khỏe ban đầu, đặc tính của virus HIV, v.v. Do đó, việc điều trị và theo dõi sức khỏe của bệnh nhân HIV cần được thực hiện bởi đội ngũ y tế chuyên nghiệp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề người bị HIV sống được bao lâu? Hy vọng qua đây mọi người sẽ tìm được cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất. Đồng thời có những phương pháp kéo dài tuổi thọ, sống khỏe mạnh và vui vẻ như những người bình thường khác, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày.

Chủ Đề