Ngôn ngữ Anh Đại học Luật Hà Nội

  • Tên trường: Đại học Luật Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi Law University [HLU]
  • Mã trường: LPH
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Văn bằng 2 - Tại chức - Liên thông
  • Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • SĐT: 8424.38352630
  • Email:
  • Website: //hlu.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/daihocluathanoi

1. Thời gian xét tuyển

  • Thời gian tuyển sinh theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
  • Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo các hình thức: Trực tuyến, chuyển phát nhanh qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trường.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT [theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên] hoặc tốt nghiệp trung cấp. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
  • Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

4. Phạm vi tuyển sinh

5. Phương thức tuyển sinh

5.1. Phương thức xét tuyển

- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Xét tuyển theo đề án riêng của trường.

  • Phương thức 1: Xét tuyển các thí sinh tham dự Vòng thi tháng/ quý/ năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT năm 2022.
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Phương thức 4: Đối với thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona [Mỹ], Đại học Luật Hà Nội xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương.

5.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

  • Trường sẽ thông báo cụ thể trên website sau khi có kết quả thi.

5.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

6. Học phí

Học phí dự kiến của trường Đại học Luật Hà Nội với sinh viên chính quy năm học 2020 - 2021: 

  • Đối với chương trình đại trà: 980.000 đồng/ tháng; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm [nếu có]: 11%.
  • Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: Gấp 4 lần mức học phí của chương trình đại trà.
  • Chương trình liên kết đào tạo chất lượng cao: 230.000.000 đồng/ năm học.

II. Các ngành tuyển sinh

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu

Luật

7380101

A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06

1410

Luật Kinh tế

7380107

A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06

450

Luật Thương mại quốc tế

7380109

A01, D01

205

Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý]

7220201

A01, D01

200

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

C. ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

Điểm chuẩn vào các ngành học của trường Đại học Luật Hà Nội các năm trước như sau:

Ngành

Năm 2019 Năm 2020
Năm 2021 Năm 2022
Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ THPT Xét theo KQ thi THPT  Xét theo KQ thi THPT 

Luật

21,55 [A00]

21 [A01]

26 [C00]

22 [D01]

18,95 [D02]

18,90 [D03

A00: 24,70

A01: 23,10

C00: 27,75

D01, D02, D03: 25

A00: 24,17

C00: 25

A01: 24,61

D01, D02, D03: 24,27

A00: 25,35

A01: 25,75

C00: 28,00

D01, D02, D03, D05, D06: 26,55

A00: 25,35

A01: 24,95

C00: 28,75

D01, D02, D03, D05, D06: 25,8

Luật Kinh tế

23,75 [A00]

24,10 [A01]

27,25 [C00]

24,35 [D01]

21,55 [D02]

22,40 [D03]

A00: 26,25

A01: 25,65

C00: 29

D01, D02, D03: 26,15

A00: 26,01

C00: 27,18

A01: 26,04

D01, D02, D03: 25,18

A00: 26,25

A01: 26,90

C00: 29,25

D01, D02, D03, D05, D06:

A00: 26,35

A01: 26,55

C00: 29,5

D01, D02, D03, D05, D06: 26,8

Luật Thương mại quốc tế

22,90 [A01]

23,40 [D01]

A01: 24,60

D01: 25,60

A01: 25,57

D01: 24,57

A01: 26,20

D01: 26,90

A01: 24,95

D01: 26,05

Ngôn ngữ Anh

20 [A01]

21,50 [D01]

A01: 21,55

D01: 24,60

A01: 25,35

D01: 26,25

A01: 24,35

D01: 25,45

Luật 

[Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona, Hoa Kỳ]

A01: 18,10

C00: 24

D01, D02, D03: 21,10

A00: 21,30

A01: 23,15

C00: 25,25

D01, D02, D03, D05, D06: 25,65

Luật [đào tạo tại phân hiệu Đắk Lắk]

A00: 19

A01: 19

C00: 24,5

D01, D02, D03, D05, D06: 19,9

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Trường Đại học Luật Hà Nội
Quang cảnh Trường Đại học Luật Hà Nội

Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới:

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Chu Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: “Khoa Ngoại ngữ pháp lý được thành lập trên cơ sở Bộ môn Ngoại ngữ và các quyết định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Khoa Ngoại ngữ pháp lý của Nhà trường.

Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Trường trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tiếng Anh pháp lý tại Trường; là cơ hội mới cho sự phát triển của Khoa, của Trường, là bước đi rất quan trọng để thực hiện Đề án xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định 549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”.

TS. Chu Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội phát biểu. Ảnh Ngô Chuyên.

Trường ĐH Luật Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước, có uy tín, bề dày và thương hiệu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam và khu vực. Sau hơn 40 năm, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển toàn diện, vững chắc, là cơ sở đào tạo đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật với đủ các cấp học từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ; với nhiều hệ đào tạo như chính quy, văn bằng đại học thứ hai chính quy, liên thông, vừa học vừa làm với nhiều ngành đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cán bộ pháp luật của đất nước.

Từ năm 2014, Trường bắt đầu đào tạo mã ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý; tính đến nay đã có 781 sinh viên theo học và trong số đó 229 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường; nhiều sinh viên đang theo học song bằng ngành Luật.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu. Ảnh Ngô Chuyên.

Trước yêu cầu cần tập trung đầu tư, phát triển nhất là về đào tạo, nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Luật Hà Nội đã quyết định thành lập Khoa Ngoại ngữ pháp lý trên cơ sở Bộ môn Ngoại ngữ; hình thành cơ cấu tổ chức của Khoa với hướng đến chuyên ngành giảng dạy Tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh pháp lý và các ngoại ngữ khác; phân công nhân sự phù hợp để thực hiện phát triển chuyên môn theo hướng chuyên sâu.

Ngay sau Lễ công bố này, Đảng uỷ, Hội đồng trường Ban Giám hiệu nhà trường sẽ có kế hoạch cụ thể, làm việc với Khoa Ngoại ngữ pháp lý và các đơn vị có liên quan thuộc Trường để bắt tay triển khai ngay những nhiệm vụ trọng tâm, phân công kế hoạch cụ thể để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của Khoa Ngoại ngữ pháp lý trong giai đoạn sắp tới.

TS. Trần Kim Liễu - Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng công bố quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Ảnh Ngô Chuyên.

Cũng tại buổi lễ này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu: “Thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và nhân danh cá nhân tôi xin chúc mừng Trường ĐH Luật Hà Nội đã chính thức thành lập Khoa Ngoại ngữ pháp lý trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Ngoại ngữ, hình thành thiết chế đủ mạnh để thực hiện đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng tại Trường ĐH Luật Hà Nội”.

Bà Oanh tin tưởng rằng Nhà trường có những tiền đề vững chắc đảm bảo cho sự thành công cuả Khoa Ngoại ngữ pháp lý, đó là truyền thống đào tạo, nghiên cứu khoa học trong gần 43 năm qua, với kinh nghiệm 8 năm đào tạo mã ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, cùng với đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh được đào tạo khá bài bản và có nhiều kinh nghiệm.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh pháp lý nói riêng đối với các bậc, hệ, chương trình đào tạo, nhất là các chương trình liên kết đào tạo, đào tạo chất lượng cao và đào tạo ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, bà Oanh đề nghị Lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội, Lãnh đạo Khoa cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của Khoa, phát triển mạnh đội ngũ giảng viên luật có thể tham gia giảng dạy tiếng Anh pháp lý; thu hút mạnh mẽ đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học chuyên ngữ có uy tín, các chuyên gia thực tiễn có trình độ cao của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp, của các tổ chức hành nghề luật có uy tín, các chuyên gia nước ngoài để tham gia thỉnh giảng tiếng Anh, tiếng Anh pháp lý cho chương trình.

Thứ hai, tiếp tục rà soát, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội gồm cả các chương trình đào tạo chính quy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, phối hợp cùng Vụ Tổ chức cán bộ và Học viện Tư pháp tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về ngoại ngữ, ngoại ngữ pháp lý cho đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tư pháp theo chuyên đề, gắn với hoạt động chung của Bộ, ngành Tư pháp.

Thứ tư, phấn đấu phát triển Ngành đào tạo ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý của Trường để Trường ĐH Luật Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu về tiếng Anh pháp lý tại Việt Nam, có uy tín, thương hiệu mạnh như những ngành đào tạo truyền thống khác của Trường.

Video liên quan

Chủ Đề