Nàng sợ người khác đánh giá mình năm 2024

Con gái khi yêu thường dễ bị tổn thương về mặt tình cảm, đặc biệt họ rất sợ đánh mất tình yêu đích thực. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cô ấy đã yêu thật lòng và sợ mất bạn.

Làm tất cả những gì bạn nói và luôn muốn xinh đẹp là dấu hiệu chứng tỏ cô ấy sợ mất bạn. Ảnh: Boldsky

Làm tất cả những điều bạn nói

Hầu hết phụ nữ đều mong muốn được giữ vững lập trường. Đồng thời, họ cũng muốn đưa ra quyết định của riêng mình và bày tỏ những gì họ muốn. Tuy nhiên, nếu cô gái của bạn thường đồng ý làm theo những gì bạn nói mà không hề phản đối, thì đó là vì cô ấy yêu thương và sợ mất bạn.

Luôn muốn xinh đẹp trong mắt bạn

Chăm sóc bản thân là điều tự nhiên, nhưng bạn hãy để ý xem bạn gái mình có đang nỗ lực để hoàn hảo trong mắt bạn không. Ví dụ, bất cứ khi nào hẹn hò, cô ấy sẽ trang điểm thật xinh đẹp, như thể đang đi dự tiệc. Hơn nữa, cô ấy còn thường xuyên bảo bạn nhận xét về ngoại hình của cô ấy.

Thay đổi vì bạn

Một dấu hiệu khác cho thấy nửa kia không muốn mất bạn là cô ấy sẵn sàng thay đổi những đặc điểm và thói quen mà bạn không thích. Nàng sẽ không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân vì muốn trở thành mẫu bạn gái hoàn hảo nhất.

Ghen tuông một cách dễ dàng

Sợ bạn bị thu hút bởi người khác cũng là dấu hiệu cho thấy cô ấy sợ đánh mất bạn. Cô ấy nghi ngờ mọi người phụ nữ mà bạn trò chuyện, ngay cả khi đó là về công việc. Cô ấy để ý những cô gái bạn theo dõi trên mạng xã hội. Thêm vào đó, cô ấy không muốn bạn gặp những người bạn nữ của mình.

Làm ngơ trước những sai lầm của bạn

Một dấu hiệu khác cho thấy cô ấy sợ mất bạn là sự bao dung với những lỗi lầm của bạn. Tất nhiên, điều này là không thể chấp nhận được nhưng cô ấy cho rằng đó là cách tốt nhất để giữ chân bạn. Sợ rằng bạn sẽ rời bỏ cô ấy nếu cô ấy luôn vạch ra lỗi lầm của bạn. Đó là lý do tại sao cô ấy giả vờ như không biết bất cứ điều gì.

Chia sẻ về ước mơ của mình

Nếu cô ấy thích chia sẻ những ước mơ của mình với bạn, điều đó có nghĩa là cô ấy muốn tương lai gắn kết với bạn. Nửa kia sợ bạn sẽ rời đi nên chia sẻ ước mơ để làm động lực cho cả hai cùng cố gắng.

Muốn xây dựng gia đình với bạn

Cô ấy thường nói với bạn về chuyện tạo lập hôn nhân. Đây là dấu hiệu cho thấy nàng rất sợ mất bạn. Nỗi sợ buộc cô ấy phải nói những điều tích cực trong tương lai. Đó cũng là cách giúp cô ấy tạo ra sự cam kết về một mối quan hệ lâu dài.

Hội chứng sợ người khác nhìn mình có tên khoa học là Scopophobia, thường dùng để chỉ những người luôn có cảm giác lo lắng, sợ hãi khi được người khác nhìn hướng về mình. Nguyên nhân gây ra hội chứng này thường có liên quan đến vấn đề tâm lý hoặc gen di truyền.

1. Tìm hiểu chung về hội chứng sợ người khác nhìn mình

Hội chứng sợ người khác nhìn mình [Scopophobia] là tình trạng người bệnh cảm thấy lo lắng và sợ hãi quá mức đến nỗi ám ảnh khi có ai đó nhìn chằm chằm vào mình. Đây là hội chứng nằm trong nhóm rối loạn lo âu với đặc điểm điển hình là bị sợ hãi, lo âu dai dẳng.

Thường thì khi có người khác nhìn chằm chằm vào mình thì đôi khi ta sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi phải ở trong những hoàn cảnh như bị khiển trách, bắt nạt hoặc ở nơi đông người,... Tuy nhiên cảm giác này không giống với hội chứng sợ người khác nhìn mình Scopophobia.

Những bệnh nhân mắc hội chứng này thường bị ám ảnh với chú ý từ người khác, cho dù người ta không hề có ác ý hay ác cảm gì. Thậm chí có người bệnh còn luôn cảm thấy dường như tất cả mọi người xung quanh đều đang nhìn mình mặc dù thực tế lại không phải như vậy.

Những dấu hiệu cho thấy một người đang bị mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình:

  • Luôn thường trực trạng thái bất an, sợ người khác nhìn, đôi khi còn không muốn giao tiếp bằng ánh mắt với người khác;
  • Nỗi sợ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân bị người khác chủ động nhìn chằm chằm, điều này có thể gây ra những triệu chứng thực thể như đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, choáng váng đầu óc, mất kiểm soát, nghẹn ở cổ, ra nhiều mồ hôi và ngất xỉu,...;
  • Chỉ có cảm giác thoải mái và an toàn khi nói chuyện với người thân thiết. Tuy nhiên nếu bị người thân nhìn chằm chằm thì họ cũng muốn lảng tránh ánh mắt này;
  • Sợ phải giao thiệp nên họ thường sống khép kín và lựa chọn những công việc không cần đến sự giao tiếp nhiều, ví dụ như làm nghiên cứu,...;
  • Ở những trẻ bị mắc hội chứng này sẽ có xu hướng ít nói, thụ động và ngại đóng góp ý kiến trong lớp học.

Những trẻ bị mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình thường có xu hướng thu mình lại khi đi học

Trên thực tế, ít khi hội chứng Scopophobia biểu hiện đơn độc, người bệnh có thể đồng thời mắc thêm các hội chứng hay bệnh lý như: rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn nhân cách, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cảm xúc theo mùa, rối loạn ăn uống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng động kinh,...

Lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải hội chứng Scopophobia và cả hai giới đều có biểu hiện tương tự như nhau. Những người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình nếu không can thiệp điều trị thì rất khó hòa nhập với cuộc sống bình thường.

2. Những phương pháp điều trị hội chứng sợ người khác nhìn mình

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị tối ưu nhưng nếu được can thiệp từ sớm thì bệnh nhân mắc hội chứng Scopophobia sẽ giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là một số biện pháp hiện đang được áp dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình:

2.1. Liệu pháp tâm lý

Đây là biện pháp giúp người bệnh khống chế nỗi sợ của bản thân bằng cách sử dụng phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Quy trình thực hiện liệu pháp tâm lý cũng gần giống với điều trị rối loạn lo âu. Trong đó những liệu pháp tâm lý được đánh giá cao bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức;
  • Liệu pháp nhận thức hành vi;
  • Liệu pháp tiếp xúc;
  • Liệu pháp phân tâm học.

Đối với những người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình cùng với hội chứng rối loạn hoảng loạn, bác sĩ sẽ tư vấn và trang bị cho bệnh nhân một số kỹ năng cần thiết để đối phó hiệu quả với những cơn sợ hãi cấp tính. Tuy nhiên ở những bệnh nhân có mắc thêm chứng rối loạn lo âu, tổn thương tâm lý sâu sắc hay trầm cảm thì cần phải bổ sung thêm thuốc để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

2.2. Dùng thuốc

Thuốc có tác dụng giảm cảm giác lo lắng, phiền muộn và khắc phục những triệu chứng về thể chất gây ra bởi hội chứng Scopophobia. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng này:

  • Thuốc an thần: là những thuốc thường chỉ được dùng ngắn hạn trong 1 tháng với công dụng giảm căng thẳng, lo âu và tránh kích động;
  • Thuốc chống trầm cảm: tác dụng của loại thuốc này là cải thiện tâm trạng đau khổ, buồn bã do mắc hội chứng Scopophobia. Hiệu quả điều trị của thuốc khá chậm, phải mất khoảng 4 - 6 tuần sử dụng mới thấy có cải thiện;
  • Thuốc chẹn beta: mục đích của việc dùng nhóm thuốc này là kiểm soát những triệu chứng thể chất do hội chứng sợ người khác nhìn mình như đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi, đau đầu, bồn chồn, đánh trống ngực,...

Người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình thường kèm theo những bệnh tâm lý khác

Tuy rằng không thể phủ nhận những hiệu quả điều trị do những thuốc trên mang lại nhưng đi kèm với đó cũng là các tác dụng phụ ngoại ý, Vì vậy bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định, đơn kê của bác sĩ chuyên khoa.

2.3. Điều trị các bệnh lý đi kèm

Như đã đề cập, hội chứng sợ người khác nhìn mình thường kèm theo với những rối loạn về phát triển thần kinh và tâm thần. Vì vậy bệnh nhân cũng cần điều trị tích cực các bệnh lý đi kèm như: rối loạn lo âu, bệnh động kinh, rối loạn ăn uống,...Phần lớn những bệnh đi kèm này đều có xu hướng phát triển mạn tính nên quá trình điều trị cần phải kiên trì tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ.

3. Làm thế nào để hạn chế tác động của hội chứng sợ người khác nhìn mình?

Vì nguyên nhân gây ra hội chứng này thường cũng không được xác định rõ nên việc điều trị cũng gặp ít nhiều hạn chế. Để vượt qua hội chứng này, bên cạnh những biện pháp y tế, bản thân người bệnh cũng cần phải tự áp dụng thêm những phương pháp cải thiện như:

  • Tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng bệnh lý mà mình đang gặp phải. Điều này sẽ giúp bệnh nhân định hình được nguyên nhân, triệu chứng và những tác động do bệnh lý này gây ra;
  • Luyện tập cách giữ bình tĩnh trước những tình huống khiến mình cảm thấy sợ hãi, lo lắng bằng cách: hít thở sâu, nhắm mắt, để cơ thể được thả lỏng, đến không gian vắng người hơn giúp tinh thần được bình ổn trở lại;
  • Dành ra ít nhất 15 - 20 phút ngồi thiền mỗi ngày để giảm cảm giác stress, kiểm soát nỗi sợ, điều hòa năng lượng trong cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ;
  • Có thể chia sẻ thật về hội chứng mà mình đang gặp phải với người xung quanh để được thấu hiểu và đồng cảm, tránh những hiểu lầm không đáng có khiến quan hệ xã hội gặp nhiều rắc rối hơn;
  • Người bệnh cũng có thể tham gia hội nhóm những người cùng mắc hội chứng này để tìm kiếm sự giúp đỡ cải thiện tình trạng bệnh. Đôi khi điều này còn giúp mở rộng thêm các mối quan hệ ngoài xã hội.

Để ổn định tâm lý, bạn nên luyện tập cách giữ bình tĩnh trước những tình huống khiến mình cảm thấy sợ hãi

Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về hội chứng sợ người khác nhìn mình. Nhìn chung đây là hội chứng cần được can thiệp điều trị từ sớm để tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần và thể chất cho người bệnh. Để được tư vấn kỹ hơn về những biện pháp điều trị hội chứng sợ người khác nhìn mình, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa, đồng thời giúp giải đáp những băn khoăn về sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Tại sao lại sợ người khác đánh giá?

Sợ người khác phán xét được hình thành từ những tác động từ xã hội, quá trình bạn lớn lên và tự ghi nhận những điều tiêu cực diễn ra xung quanh. Những thông tin ấy về dần được tích lũy thành kinh nghiệm sống và tạo nên nỗi sợ bị đánh giá.

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi trong cuộc sống?

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?.

THẤU HIỂU. Cố gắng tìm hiểu lý do vì sao bạn sợ một điều gì đó. ... .

HÍT THỞ Khi bạn cảm thấy sợ hãi, hãy thực hiện bài tập đơn giản sau: Nín thở và đếm đến 10, sau đó thở ra thật chậm. ... .

TRÒ CHUYỆN. ... .

VIẾT RA GIẤY. ... .

SUY NGHĨ TÍCH CỰC. ... .

NGHIÊN CỨU. ... .

THAY ĐỔI LỐI SỐNG. ... .

TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ.

Chủ Đề