Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024

Nấc cụt có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ đột quỵ và gây tổn thương thần kinh. Các nhà khoa học lý giải rằng, cơn đột quỵ xuất hiện bất ngờ sẽ thường bắt đầu từ phía sau của bộ não. Đây cũng chính là nơi khiến các cơn nấc phát sinh và gây ra hai hiện tượng trên. Ngoài nấc cụt, nếu thấy kèm theo biểu hiện như đau ngực, tê nhức cơ bắp... hay nấc cụt quá mạnh thì bạn cần đi khám ngay chứ không nên ngồi nhà chờ hết đau.

Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024

Tổn thương thần kinh

Nếu gặp vấn đề liên quan đến cổ, họng, ngực, bụng và dẫn đến tình trạng nấc cụt thường xuyên thì đây có thể là do chứng tổn thương thần kinh phế vị gây ra. Do thiếu hụt vitamin, phơi nhiễm với độc tố, nhiễm trùng, viêm gan C, viêm khớp dạng thấp... cũng đều có thể là nguồn cơn bắt nguồn căn bệnh này. Đặc biệt, khi bạn nhận thấy cơn nấc cụt kéo dài hơn 1 phút và diễn ra quá nhiều thì nên chú ý vì nhiều khả năng, chứng tổn thương thần kinh trong cơ thể bạn đang chuyển biến xấu đi.

Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024

U não

Ngoài nguy cơ đột quỵ thì nấc cụt còn ngầm báo hiệu căn bệnh u não đang xảy ra trong cơ thể bạn. Mặc dù, căn bệnh này không phổ biến như ung thư nhưng các nhà khoa học dự đoán chúng đang có chiều hướng gia tăng.

Một trường hợp về người đàn ông bị nấc cụt trong suốt 4 năm tại Mỹ, được đăng tải trên trang Guardian đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Ban đầu, người đàn ông này đã đi khám xét nghiệm và đều nhận được kết quả là không thấy gì bất thường. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau đó thì người đàn ông này đã được phát hiện mắc phải bệnh u não tại một bệnh viện khác và chính cơn nấc cụt kéo dài suốt nhiều năm là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này.

Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024

Bệnh về thực quản

Nếu nhận thấy cơn nấc kéo dài và có mùi nặng ợ lên thì rất có thể, bạn đang mang một khối u hay mắc phải chứng bệnh liên quan đến thực quản. Chính những khối u này khiến cho thực quản của bạn bị biến dạng và gặp vấn đề trong việc nhai nuốt thức ăn. Khi nuốt vào thường dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến phát sinh ra cơn nấc. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể gây ra bệnh trào ngược axit trong dạ dày.

Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024

Suy thận

Nấc cụt cũng có một mối liên hệ với cơ chế uống nước của con người. Một cơn nấc phát sinh ra cũng có thể là dấu hiệu phản ánh bộ phận đào thải độc tố (thận) đang hoạt động không hiệu quả. Ngoài triệu chứng nấc cụt, bệnh suy thận còn cảnh báo qua các dấu hiệu như co giật, thường xuyên khát nước, da dẻ xanh xao, tái nhợt...

Các cơn nấc cụt hầu hết có thể tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số người gặp tình trạng nấc cụt kéo dài gây ra không ít khó chịu và mêt mỏi. Vậy bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao bị nấc cụt?

Nấc cụt là hiện tượng bình thường của cơ thể. Ở trạng thái bình thường, cơ hoành sẽ hoạt động theo nguyên tắc hạ xuống khi bạn hít vào và nâng lên khi thở ra để đẩy không khí từ phổi ra. Khi cơ hoành bị co thắt do có kích thích, không khí vào cổ họng và đập vào thanh quản. Hiện tượng đóng lại đột ngột của dây thanh quản sẽ tạo ra những tiếng nấc cụt.

Ngoài ra, khi có sự kích thích lên cung phản xạ não - thần kinh cũng gây ra những cơn nấc cụt. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra hiện tượng nấc cụt như chế độ ăn uống, lối sinh hoạt hằng ngày hay những rối loạn tâm lý, tác dụng phụ của thuốc.

Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024
Sự kích thích lên cung phản xạ não - thần kinh có thể gây nấc cụt

Phân loại triệu chứng nấc cụt

Trước khi tìm hiểu bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không, bạn cần hiểu rõ về tình trạng nấc cụt kéo dài bao lâu mới được cho là nguy hiểm. Nấc cụt được phân loại thành tình trạng nấc cụt thông thường và nấc cụt kéo dài.

Nấc cụt thông thường

Tình trạng nấc cụt thường gặp nhất thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn từ 10 phút đến dưới 48 giờ. Nguyên nhân gây ra nấc cụt thường liên quan đến cảm xúc hoặc tình trạng thể chất dẫn đến các kích thích lên dây thần kinh não - thần kinh bao gồm:

  • Sử dụng thức uống có ga hoặc có cồn.
  • Tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong thời gian ngắn khiến dạ dày bị giãn ra cũng gây nấc cụt.
  • Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng hay hồi hộp, phấn khích quá mức kèm theo thở mạnh kích hoạt phản xạ nấc.
  • Nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột.

Nấc cụt kéo dài

Nấc cụt liên tục, kéo dài xảy ra khi tình trạng này kéo dài hơn 48 giờ. Khi đó, triệu chứng nấc cụt có thể là chỉ dấu cho các bệnh lý liên quan đến thần kinh trung ương. Hệ thần kinh bị kích thích gây ra sự vận động bất thường của cơ hoành dẫn đến nấc cụt kéo dài. Các nguyên nhân gây nấc cụt mạn tính phổ biến bao gồm:

  • Tổn thương dây thần kinh nối với cơ hoành: Các yếu tố gây tổn thương dây thần kinh phế vị điều khiển hoạt động của cơ hoành bao gồm: Viêm tai - mũi - họng, bướu cổ (phì đại tuyến giáp), bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa (chướng bụng, tắc ruột, viêm thực quản, loét dạ dày - tá tràng),…
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Não hay tủy sống bị tổn thương cũng dẫn đến sự mất kiểm soát cơ thể gây ra nấc cụt, ví dụ như: viêm não, đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương sọ não, não úng thủy, giang mai thần kinh (biến chứng của giang mai) khối u não,…
  • Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể: Nghiện rượu, bệnh tiểu đường, bệnh lý gan thận, mất cân bằng điện giải, Parkinson, dị dạng động tĩnh mạch,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các thuốc barbiturat, steroid, thuốc an thần hay thuốc ung thư và hóa trị cũng gây nấc cụt kéo dài.

Nếu bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không?

Để giải đáp cho thắc mắc bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không, bạn cần hiểu rằng tình trạng nấc cụt nếu chỉ kéo dài ít hơn 48 giờ. Hầu hết các hiện tượng nấc cụt đều có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần bất kì sự can thiệp nào.

Tuy nhiên, tình trạng nấc cụt mạn tính, cụ thể là kéo dài hơn 48 giờ có thể là chỉ dấu cho bệnh lý bạn đang mắc phải. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để nhận được sự thăm khám phù hợp.

Nấc cụt mạn tính do các bệnh lý tiềm ẩn có thể cần đến các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh như xét nghiệm máu, nội soi ống tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh,…

Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024
Bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không? Cần gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài

Cách chữa nấc cụt đơn giản

Ngoài thắc mắc về việc bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không, nhiều người còn quan tâm đến các biện pháp chữa nấc cụt thông thường có thể áp dụng tại nhà. Dưới đây là một số mẹo chữa nấc cụt tại nhà đơn giản dễ dàng áp dụng với những vật dụng có sẵn.

  • Uống nước liên tục: Tuy là mẹo dân gian, cách thức chữa nấc cụt này được khá nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả của nó. Điều này là do việc uống từng ngụm nước nhỏ liên tục sẽ giúp cơ hoành ngưng co thắt.
  • Hít thở sâu: Cách hít thở sâu chữa được nấc cụt nhờ vào sự căng cứng cơ hoành khi thở ra và ngăn không cho cơ co lại.
  • Bịt kín tai trong 20 - 30 giây: Khi bịt kín hai lỗ tai, dây thần kinh phế vị được kích thích điều khiển sự giãn ra của cơ hoành, từ đó chữa được cơn nấc cụt. Bạn có thể bịt tai và xoay ngón tay nhịp nhàng, tránh ấn mạnh gây đau tai.
  • Lè lưỡi hết mức: Cơ chế của cách chữa nấc cụt này giống với phương pháp bịt kín hai tai là đều làm kích thích dây thần kinh phế vị, giảm co thắt cơ hoành.
    Nấc cụt thường xuyên là bệnh gì năm 2024
    Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ có thể chữa nấc cụt

Tóm lại, nấc cụt là tình trạng thường gặp và hầu hết đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, việc giải đáp cho thắc mắc bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không còn phụ thuộc vào thời gian cơn nấc cụt kéo dài. Cơn nấc cụt kéo dài quá 48 giờ được xem là mạn tính và có thể chỉ dấu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để giải đáp cho thắc mắc của bạn về việc bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!