Mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật là gì

Nếu không thay đổi định hướng theo 3 tiêu chí (nhân văn, môi trường và khách hàng), doanh nghiệp sẽ nhanh chóng mất đi niềm tin khách hàng và thất bại.

*Trong bài có sử dụng từ Cruelty (nhân đạo) và Cruelty-free cosmetics (Mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật)

Hiểu đúng về mỹ phẩm cruelty-free

Đây là mỹ phẩm không tiến hành thử nghiệm trên động vật, ở bất kỳ công đoạn nào trong quá trình sản xuất. Tuy vậy, cruelty-free khác vegan (thuần chay) bởi mỹ phẩm cruelty-free vẫn cho phép thành phần không thuần chay như như mật ong, sáp ong, mỡ cừu, nhau thai cừu…

Mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật là gì

Logo biểu tượng – Tuyên ngôn của nhãn hiệu, nói không với thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật

Chặng đường gian nan của tính nhân văn

Về lý thuyết, mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật thường diễn ra với mục đích kiểm tra các đặc tính về độ an toàn và không gây dị ứng của sản phẩm trước khi cho con người sử dụng. Đổi lại giá trị này, các loài vật thí nghiệm phải chịu đau đớn, thậm chí bỏ mạng.

Sau nhiều năm nỗ lực, Liên minh Châu Âu đã chính thức thông qua đạo luật cấm sản xuất và nhập khẩu mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật từ 2013. Thế nhưng vẫn phải mất thêm vài năm để các công ty mỹ phẩm lớn, vừa ở các nước khác nhìn nhận vấn đề và sẵn sàng từ bỏ lợi ích để thay đổi cách tiếp cận. Khó khăn nằm ở chỗ, việc từ bỏ thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật được cho là sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và doanh thu.

Mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật là gì

Điều đáng nói là trong danh sách những cái tên ủng hộ mỹ phẩm cruelty-free bằng hành động thiết thực lại không có Mỹ – thị trường mỹ phẩm rộng lớn nhất hiện nay. Và người Mỹ không phải ngoại lệ. Có đến 80% các nước trên thế giới vẫn cho phép phát triển mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật. Đồng nghĩa là các loài động vật như thỏ, chuột bạch và một số loài vô tội khác đều đang bị tra tấn hàng ngày trong phòng thí nghiệm để thu lợi cho ngành công nghiệp làm đẹp. Liệu có lý do nào chính đáng khi đày đọa động vật đổi lấy xà phòng, son môi và mỹ phẩm? Đây là nỗi trăn trở của hàng ngàn tổ chức hoạt động nhân đạo trên thế giới.

Mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật là gì

Ảnh: Shutterstock

Lý do cấm mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật là bước đi có lợi cho ngành công nghiệp làm đẹp

Trở lại cuối những năm 1989, xu hướng thuần chay bắt đầu nở rộ và được đông đảo tín đồ làm đẹp ủng hộ vì tính nhân văn và lành mạnh. Nhiều thương hiệu lớn lúc bấy giờ đứng trước sức ép dư luận đã phải thay đổi cách thức sản xuất mỹ phẩm để lấy lại sự ủng hộ của người tiêu dùng.

Đến năm 2018, không còn nghi ngờ gì việc đa số khách hàng tiềm năng của ngành công nghiệp mỹ phẩm đều có nhận thức cơ bản về cruelty-free. Các số liệu kinh doanh thực tế chứng kiến sự tăng tưởng về doanh thu mỹ phẩm cruelty-free trong nhiều năm. Đây rõ ràng là tin vui đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo đuổi con đường kinh doanh nhân đạo. Mặt khác, chính vì cấm mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật, ngành công nghiệp làm đẹp buộc phải chuyển hướng, sáng tạo và đã phát minh ra các phương pháp tiên tiến, rẻ hơn và tốt hơn để thay thế. Như vậy, các nhãn hiệu mỹ phẩm làm đẹp (nói riêng) nếu không có ý thức chuyển đổi chắc chắn sẽ bị khách hàng hiện đại tẩy chay.

TTO - Nhiều quốc gia hiện đã cấm mua bán những loại mỹ phẩm có dùng động vật làm vật thử nghiệm trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay còn vấp phải không ít tranh cãi.

Mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật là gì

Thử nghiệm mỹ phẩm và quyền động vật là chủ đề tranh cãi nhiều năm qua - Ảnh: GETTY IMAGES

Mới đây nhất, thống đốc bang Virginia, ông Ralph Northam, đã ký thông qua dự luật cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật.

Theo CNN, quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Ngoài ra, từ ngày 1-7 năm sau, bang này cũng cấm buôn bán những loại mỹ phẩm có qua quá trình thử nghiệm trên động vật.

Virginia là bang thứ tư trong "làn sóng" cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật, bên cạnh California, Nevada và Illinois. Một số bang khác đang xem xét quy định này bao gồm New Jersey, Maryland, Rhode Island, Hawaii, New York, Oregon...

Những năm gần đây, nhiều quốc gia bắt đầu ban hành lệnh cấm tương tự. Một số nơi "mạnh tay" bao gồm Liên minh châu Âu, Israel, Na Uy, Ấn Độ… Ước tính đã có 40 quốc gia thông qua quy định này.

Mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật là gì

Thỏ là một trong những loài được dùng để thử nghiệm mỹ phẩm nhiều nhất - Ảnh: GETTY IMAGES

Bà Sara Amundson - chủ tịch Quỹ pháp lý bảo vệ động vật Mỹ - cho rằng các loài được thử nghiệm nhiều bao gồm thỏ, chuột, lợn Guinea, đôi khi có cả chó, mèo…

Các thử nghiệm có thể tiến hành với một sản phẩm hoàn thiện, hoặc với những cấu phần riêng biệt của mỹ phẩm. Mục đích là kiểm tra độ an toàn của các hóa chất, đo lường phản ứng của những sự kết hợp mới, kiểm tra các vấn đề như dị ứng, các tác động đến lông, da…

Thậm chí, nhiều loài động vật được thử nghiệm khi đang mang thai nhằm xem xét ảnh hưởng của mỹ phẩm với thai nhi.

Trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 động vật chết trong các cuộc thử nghiệm mỹ phẩm. Nhiều trường hợp cũng bị "tố" ngược đãi động vật vì không chăm sóc chúng khi gặp các biến chứng.

Mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật là gì

Hoạt động của giới trẻ kêu gọi bảo vệ động vật trước những cuộc thử nghiệm mỹ phẩm tại Trung Quốc - Ảnh: SCMP

Theo The Guardian, đến nay câu chuyện này vẫn gây nhiều tranh cãi. Một phía kêu gọi cho "quyền động vật", phía kia cho rằng thử nghiệm mỹ phẩm trên những loài có đặc điểm di truyền gần với người cũng chỉ vì sức khỏe con người. Theo Hiệp hội nghiên cứu y sinh California, gần như mọi đột phá y tế trong gần 100 năm qua đều liên quan đến việc sử dụng động vật trong quá trình nghiên cứu.

Ở Mỹ, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) quy định không nhất thiết các mỹ phẩm phải được kiểm nghiệm trên động vật. FDA cho rằng trước khi sử dụng động vật, cần cân nhắc việc sử dụng các phương pháp thay thế khác.

Một giải pháp cân bằng là chỉ can thiệp khi có yêu cầu. Chẳng hạn, California là tiểu bang đầu tiên cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. Đạo luật có hai trường hợp ngoại lệ. Một là sẽ kiểm tra nếu FDA lo ngại về sức khỏe con người, hoặc hai là để tuân thủ quy định của những nước nhập khẩu mỹ phẩm.