Mỹ đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa mexico năm 2024

Giới chức Mexico cho rằng, đánh thuế hàng hóa Mexico có thể ảnh hưởng tới cả 50 bang của Mỹ, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng của nước này.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Mexico Graciela Marquez ngày 3/6 nói rằng, thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp đối với hàng hóa Mexico nhập khẩu vào Mỹ có thể ảnh hưởng tới tất cả 50 bang của nước Mỹ, ảnh hưởng tới chuỗi giá trị, người tiêu dùng, các nghề nghiệp liên quan đến thương mại của cả 2 nước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP

Hơn nữa, Bộ trưởng Nông nghiệp Victor Villalobos nói rằng, mức thuế đề xuất có thể gây ra những thiệt hại kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực nông nghiệp khoảng 117 triệu USD mỗi tháng ở cả 2 nước. Tuy nhiên, ông Villalobos không nêu cụ thể ở mức thuế bao nhiêu % thì những thiệt hại nêu trên sẽ xảy ra.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 5% đối với tất cả hàng hóa Mexico bắt đầu từ ngày 10/6 cho đến khi Mexico ngăn chặn được dòng người nhập cư bất hợp pháp đổ về Mỹ. Mức thuế sẽ được tăng thêm 5 điểm % mỗi tháng cho đến khi lên tới mức 25%.

Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway nói rằng, kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm áp mức thuế quan mới đối với Mexico sẽ không gây hại cho Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada [USMCA].

Phòng Thương mại Mỹ cũng cảnh báo, thuế quan có thể dẫn tới tiền thuế tăng 17 tỷ US đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Các bang như Texas, Michigan và California có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu các đon thuế quan có hiệu lực.

Dòng người di cư từ Trung Mỹ đổ về biên giới Mỹ và Mexico đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Tổng thống Trump đã gọi đây là một cuộc khủng hoảng và tuyên bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng 2 năm nay để tìm quỹ xây tường biên giới.

Việc xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ-Mexico để ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp và tình trạng buôn lậu ma túy là một trong nhưng cam kết tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã gặp nhiều khó khăn khi tìm nguồn tài chính cho bức tường biên giới do Quốc hội từ chối tái phân bổ hàng tỷ USD từ ngân sách theo yêu cầu của ông Trump.

Theo CNN, trong một dòng trạng thái trên Twitter, Tổng thống Donald Trump viết: “Vào ngày 10-6, Washington sẽ áp đặt 5% thuế đối với tất cả hàng hóa của Mexico nhập khẩu vào Mỹ cho tới khi không còn người di cư bất hợp pháp qua Mexico vào Mỹ”. Tổng thống Donald Trump cũng cho biết, thuế sẽ dần tăng cho tới khi vấn đề nhập cư bất hợp pháp được giải quyết và khi đó thuế sẽ được dỡ bỏ. Ngay sau thông báo trên, thị trường đã lập tức có phản ứng mạnh. Đồng peso của Mexico mất giá mạnh so với đồng USD, giảm 1,8% xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Mỹ được đưa ra một ngày sau khi các nhân viên biên giới ở El Paso thuộc bang Texas bắt giữ hơn 1.000 người di cư. Đây là nhóm người di cư bị bắt giữ đông nhất từ trước tới nay. Phản ứng trước quyết định trên, Tổng thống Mexico Andres Lopez Obrador đã gửi thư tới Tổng thống Donald Trump, trong đó cho biết ông không muốn “đối đầu” và kêu gọi đối thoại với Mỹ về vấn đề người di cư. “Tôi bày tỏ với ông rằng, tôi không muốn đối đầu... Tôi đề xuất làm sâu sắc thêm cuộc đối thoại của chúng ta nhằm tìm các giải pháp khác cho vấn đề người di cư”, bức thư của Tổng thống Andres Lopez Obrador viết.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mexico phụ trách khu vực Bắc Mỹ, ông Jesus Seade cho rằng, động thái áp thuế 5% đối với tất cả hàng hóa Mexico để phản ứng với vấn đề người di cư sẽ là “thảm họa”. Ông Jesus Seade nêu rõ, việc Mỹ áp thuế là một biện pháp phi lý và có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại không mong muốn.

Điều đáng nói rằng, tuyên bố áp mức thuế 5% đối với hàng hóa Mexico của Tổng thống Donald Trump diễn ra ngay sau khi chính phủ 3 nước Mỹ, Mexico và Canada bắt đầu tiến trình phê chuẩn dự luật thông qua USMCA, nhằm thay thế NAFTA. Ngày 30-5, Tổng thống Donald Trump đã trình dự luật USMCA lên Quốc hội. Các nghị sĩ Mỹ sẽ có 30 ngày xem xét văn bản này. Tuy nhiên, thời điểm bỏ phiếu thông qua sẽ tùy thuộc vào Quốc hội. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence bày tỏ hy vọng Nhà Trắng sẽ thông qua USMCA vào mùa Hè tới.

Trong khi đó, một số nghị sĩ đảng Dân chủ nói rằng, họ vẫn đang thảo luận nhằm giải quyết lo ngại xung quanh nhiều vấn đề, trong đó có luật lao động Mexico. Trong một tuyên bố, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chỉ trích Tổng thống Donald Trump hối thúc Quốc hội thông qua hiệp định, cho rằng đây là “một bước đi thiếu tích cực” và cho thấy “sự thiếu hiểu biết” về chính sách và tiến trình thông qua một thỏa thuận thương mại. Bà Pelosi khẳng định, cơ quan lập pháp Mỹ sẽ chỉ phê chuẩn một thỏa thuận đem lại lợi ích cho người lao động nước này.

Còn tại Mexico, Chính phủ nước này đã chuyển dự luật USMCA lên Thượng viện. Trong thời gian tới, 3 ủy ban của Thượng viện Mexico sẽ xem xét dự luật này trước khi tiến hành bỏ phiếu thông qua. Trước đó, ngày 29-5, Chính phủ Canada chính thức trình dự luật thông qua USMCA lên Quốc hội nước này.

USMCA là phiên bản mới của NAFTA, được 3 nước Mỹ, Mexico và Canada ký ngày 30-11-2018. USMCA đã có những thay đổi kỹ thuật căn bản về các quy tắc sản xuất ô tô và xe tải, vấn đề mở cửa thị trường ngành công nghiệp sữa Canada, phạm vi trải rộng của tác quyền và quy tắc giải quyết tranh chấp... Hiệp định mới cũng yêu cầu Mexico phải cải cách sâu rộng luật lao động nước này. Dự kiến, việc thông qua USMCA tại Quốc hội mỗi nước có thể kéo dài tới tháng 8-2019 và hiệp định sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1-2020.

Chủ Đề