Movfor 200mg là thuốc gì

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã triển khai Chương trình thí điểm điều trị sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ, thể không triệu chứng điều trị tại các cơ sở y tế, khu cách ly, khu thu dung điều trị và tại nhà.

Bộ Y tế cho biết, các kết quả báo cáo giữa kỳ của Chương trình tại 22 tỉnh, thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lê bệnh nhân có kết quả RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%; tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong. Các kết quả rất khả quan của Chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch.

Ảnh minh họa: Bộ Y tế.  

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn đang có hàng chục nghìn trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 cách ly, điều trị tại nhà. Theo quy định, những người này sẽ được cấp phát các gói thuốc A, B hoặc C tùy theo tình trạng bệnh. Tuy nhiên, theo phản ánh từ người dân, nhiều người bệnh chưa được cấp phát thuốc điều trị kịp thời khiến tình trạng bệnh chuyển nặng.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, việc tổ chức chăm sóc và cung cấp thuốc điều trị cho người F0 theo phác đồ đã góp phần là giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tử vong.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhận được những phản ánh bức xúc của người dân qua đường dây nóng về việc người đã được xác định là F0, người dân tự xét nghiệm và có kết quả dương tính nhưng không liên hệ được trạm y tế phường, xã, thị trấn để được tư vấn, cấp phát túi thuốc điều trị Covid 19.

Trước thực trạng này, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận huyện, TP Thủ Đức tăng cường phổ biến, kiểm tra, giám sát hoạt động chăm sóc và quản lý F0 cách ly tại nhà do trạm y tế phường, xã, thị trấn và các trạm y tế lưu động thực hiện.

Tất cả các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà và cơ sở cách ly trên địa bàn phải được cấp phát túi thuốc điều trị Covid-19 trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Túi thuốc điều trị Covid-19 tại nhà phải đúng thành phần theo hướng dẫn của Sở Y tế. Đặc biệt, lưu ý tuân thủ chỉ định và cấp phát thuốc Mulnopiravir theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế [F0 có triệu chứng nhẹ và ký cam kết sử dụng]. Không sử dụng Mulnopiravir cho phụ nữ mang thai và cho con bú; người suy gan, viêm gan siêu vi cấp, suy thận, viêm tụy cấp hoặc mạn tính. Mặt khác, phải ngưng sử dụng Molnupiravir khi cần thiết sử dụng thuốc kháng viêm, chống đông.

Virus bắt buộc phải sống kí sinh bên trong tế bào và chỉ có thể sinh sản bằng cách tấn công vào các tế bào khác vì bản chất cấu tạo virus không có bộ máy di truyền để tự nhân lên. Về mặt cấu tạo, virus bao gồm lớp vỏ protein hoặc lipid bao bên ngoài, lõi nhân cấu trúc RNA hoặc DNA và đôi khi còn bao gồm một số enzyme cần thiết cho bước đầu tiên của quá trình sinh sản. Sau khi xâm nhập được vào cơ thể vật chủ, virus sẽ tiến hành sao chép và nhân lên với tốc độ nhanh chóng, từ đó biểu hiện ra các triệu chứng bệnh.

Các loại thuốc kháng virus như Molnupiravir hoạt động bằng cách ức chế quá trình nhân lên của virus. Nếu như có tác dụng ức chế một loại enzyme mà virus cần trong quá trình sao chép nhân bản. Còn Molnupiravir lại hoạt động thông qua một cơ chế "đánh lừa". Nghĩa là khi tế bào bị virus tấn công xây dựng nên những chuỗi virus RNA, Molnupiravir sẽ tác động bằng cách thay thế một số phần tử cần thiết trong quá trình đó, sau đó chúng tiếp tục đột biến trong virus mới sao chép và từ đó khiến SARS CoV 2 không nhân bản được. Nếu virus không thể tự nhân lên thì hệ miễn dịch của con người chúng ta sẽ kiểm soát chúng rất dễ dàng.

Trong quá trình phát huy tác dụng của thuốc, đôi khi thuốc cũng gây ra những hệ lụy đối với sự trao đổi chất của chính tế bào chủ. Vì vậy cũng như bất kỳ một loại thuốc nào, Molnupiravir cũng có thể gây tác dụng phụ lên bệnh nhân.

Do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gen vào trong virus RNA, do đó rất có thể thuốc cũng đưa luôn các đột biến này vào trong DNA của tế bào người. Điều này có thể khiến trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh vì vậy thuốc Molnupiravir chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Nam giới và nữ giới trong độ tuổi sinh sản đều được hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai khi uống thuốc Molnupiravir và cần tuân thủ nghiêm. Riêng đối với nam giới cần phải có biện pháp tránh thai trong ít nhất 3 tháng sau liều thuốc cuối cùng vì thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tinh trùng.

Ngoài ra, các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Molnupiravir là:

  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn;
  • Chóng mặt;
  • Tăng men gan...

Thời gian khi dịch mới bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng các thuốc kháng virus là rất lớn. Tuy nhiên nếu người bệnh điều trị bằng các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Kèm theo đó, những thông tin sai lệch trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng cũng là một phần nguyên nhân khiến rất nhiều người hoang mang về việc sử dụng các thuốc kháng virus như Molnupiravir, trong đó đáng quan tâm nhất có lẽ là các tác dụng phụ nặng nề như yếu sinh lý, cơ thể mệt mỏi dữ dội... Tuy nhiên tất cả thông tin như vậy đều không có cơ sở bằng chứng khoa học.

Hiện tại, thuốc kháng virus được sử dụng trong phác đồ điều trị COVID-19 tại Việt Nam có 3 loại: Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir... Đây đều là những thuốc mới được nghiên cứu phát triển, vì vậy các đặc tính của thuốc kháng virus này cũng như các tác dụng và độc tính vẫn cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu tiếp tục.

  • Để sử dụng thuốc an toàn, người dân không tự ý tìm mua các loại thuốc kháng virus về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Với những bệnh nhân không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ thì không cần dùng các thuốc kháng virus.
  • Molnupiravir chống chỉ định với trẻ em vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương;
  • Những phụ nữ có dự định mang thai nên sử dụng một phương pháp ngừa thai trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng;
  • Nam giới dùng thuốc được khuyến cáo sử dụng biện pháp tránh thai ít nhất 3 tháng sau liều cuối cùng vì tác động lên tinh trùng hiện nay vẫn chưa rõ;
  • Người dưới 18 tuổi, người suy gan nặng, suy thận nặng mắc Covid-19 cũng không sử dụng thuốc Molnupiravir.

Tóm lại, Molnupiravir có khá nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ và giám sát cẩn thận các tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Chủ Đề