Mẹo chữa táo bón bằng nghệ site www.webtretho.com

Mẹ có thể áp dụng tại nhà những mẹo dân gian trị táo bón cho con với những nguyên liệu và cách thức dễ thực hiện.

Bé bị táo bón trong tình trạng quá lâu có thể khiến chướng bụng, chán ăn, khó chịu, hấp thu dinh dưỡng kém, còi cọc sụt cân. Trẻ không đi vệ sinh được có thể tích tụ các chất độc trong người, lâu dần hình thành nên các bệnh về đường ruột, phình đại tràng…

Tuy nhiên mẹ không thể tùy tiện can thiệp cho con bằng thuốc, nhất là thuốc xổ dễ gây hại cho đường ruột của con. Những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng này của con. Mẹ có thể làm tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm ngay trong nhà bếp.

Sữa bắp nếp mít, thức uống thơm lành giúp bé táo bón dễ nhuận tràng, thêm ngon miệng

Cọng rau mồng tơi tươi

Mẹo dân gian trị táo bón từ cọng rau mồng tơi lành tính, an toàn cho trẻ. Cọng rau mồng tơi sẽ giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng bằng cách thực hiện rất đơn giản. Mẹ chọn cọng cứng, tươi mới, thân to tùy theo độ tuổi và kích thước hậu môn của bé.

Dùng cọng rau mồng tơi là mẹo dân gian trị táo bón lành tính, dễ thực hiện. Ảnh: Internet

Rau mồng tơi mẹ đem rửa cọng sạch sẽ, tước vỏ ngoài rồi dùng phần cuống ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái, độ sâu 1cm. Cách này giúp bé không bị tổn thương, đau đớn mà có thể cảm thấy hơi nhột, phì cười vì độ nhờn của cọng mồng tơi.

Mật ong

Mật ong có tính nóng làm vùng cơ hậu môn kích thích, giúp bé dễ có cảm giác muốn đi vệ sinh hơn. Mẹ nhúng đầu tăm bông mềm vào mật ong, ngoáy vào hậu môn bé sâu khoảng 1cm, cách này sẽ giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Rau diếp cá

Lá diếp cá tươi mẹ đem rửa sạch, ngâm nước muối để diệt khuẩn. Sau đó rửa sạch lại lần nữa, đem lá đi xay với nửa ly nước. Mẹ cố gắng xay thật nhuyễn, sau đó lọc lại lấy phần nước đem đun sôi, chia làm 2 phần cho bé uống 2 lần trong ngày. Nên uống khi còn ấm sẽ dễ chịu hơn.

Nước rau má

Công thức nước rau má trị táo bón dành cho trẻ ăn dặm từ 8 tháng tuổi, mẹ đừng dùng cho con quá sớm sẽ không tốt cho con nhé. Mỗi ngày chỉ nên cho bé uống từ 150 – 200ml nước rau má.

Rau má chứa nhiều chất xơ, vitamin, hỗ trợ tiêu hóa, làm dịu niêm mạc dạ dày và giúp trị các triệu chứng táo bón ở trẻ.

Nước ấm

Cho trẻ tắm nước ấm hoặc ngâm mông 5 – 10 phút, làm từ 2 – 3 lần mỗi ngày cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón của trẻ. Nhiệt từ nước ấm sẽ giúp kích thích cơ vòng, giúp trẻ đi vệ sinh được dù bị lâu ngày.

Ngâm nước ấm giúp bé dễ đi vệ sinh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ảnh: Internet

Nếu mẹ không ngâm nước ấm có thể dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô một chút rồi đặt ngay hậu môn trẻ, khoảng 1 phút rồi lấy ra. Mẹ có thể lặp lại 2 – 3 lần/ngày cho đến khi bé đi vệ sinh được.

Xoa bụng

Đây là cách mẹ có thể giúp bé làm mỗi ngày để con tiêu hóa tốt hơn, đi vệ sinh dễ dàng hơn. Sau bữa ăn của bé khoảng 1 tiếng, mẹ lấy ngón tay được làm ấm đặt lên bụng bé.

Bắt đầu massage nhẹ nhàng trên bụng con theo chiều kim đồng hồ từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Mẹ nhớ làm ấm tay để bé không bị giật mình và bị lạnh phần bụng nhé, nhất là những ngày trời lạnh.

Bên cạnh xoa bụng mẹ có thể cho bé làm động tác đạp xe tại chỗ. Cho bé nằm ngửa, sau đó cầm 2 chân bé co duỗi luân phiên như đạp xe 10 lần.

Trị táo bón cho trẻ bằng mẹo dân gian tại nhà hy vọng sẽ giúp bé con đi vệ sinh dễ dàng hơn, hết khó chịu, ăn ngon và tiêu hóa tốt.

Bé nhà em 7 tháng tuổi, dạo trước con đi nặng rất đều đặn, ngày 1 lần, phân đẹp. Nhưng tầm gần tháng nay không hiểu do đâu mà con 2,3 ngày mới đi 1 lần, có khi còn cả tuần cơ, phân có mùi rất thối. Có phải do bé mới ăn dặm nên thế không nhỉ? Mẹ chồng em kêu dùng mật ong bôi đít cho con nhưng em nghe cứ thấy ghê ghê. Em cũng cho đi khám rồi nhưng bác sĩ bảo không sao, đường tiêu hóa ngon lành. Mà quan trọng nhất em muốn tìm hiểu nguyên nhân vì đâu và cách chữa táo bón cho con hiệu quả chứ không thể để lâu được, sợ sau này ảnh hưởng đến sk của con. Các mẹ nuôi con nhỏ đã ai gặp t/h như em chưa? Chị nào có kinh nghiệm chia sẻ giùm em????

Thời gian đầu khi còn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, con trai em không đi đều đặn phân đẹp. Kể từ khi chuyển qua giai đoạn ăn dặm thì chuyện đi ị của con vô cùng khó khăn. Có khi 4,5 ngày con mới đi một lần làm vợ chồng em sốt cả ruột. Tình trạng nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của con.

Gia đình chồng em vốn có bệnh máu nóng di truyền, nên từ khi sinh con trai đến nay, em rất lo lắng và cẩn thận ăn uống làm sao để sữa mẹ thật mát.

Trong thời gian nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, con trai em chưa bao giờ có một biểu hiện cảm cúm hay viêm hô hấp gì cả, còn đi ị thì rất đều đặn, phân đẹp, màu vàng tươi. Trộm vía mới 5 tháng con em được gần 9kg, trông tròn trịa thấy cưng vô cùng.

Mọi chuyện chỉ thật sự vất vả kể từ khi chuyển qua giai đoạn ăn dặm. Ngày cho con ăn thìa bộ ngọt đầu tiên, em hạnh phúc muốn rơi nước mắt khi con hợp tác và ăn hết veo 40ml bột trong vòng 5 nốt nhác. Tuy nhiên từ đó con em bắt đầu có những dấu hiệu táo bón. Ban đầu là những lần rặn ị khó khăn, phân khô cứng, có khi 4, 5 ngày liền con mới chịu đi 1 lần nhưng rất vất vả. Dù đã làm mọi cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ như xoa bụng cho con theo chiều kim đồng hồ mỗi chiều là 50 lần vẫn không ăn thua. Mỗi lần con rặn đỏ cả mặt, có khi khóc ré lên vì không đi được, em tự trách bản thân mình sao lại vụng về đến như vậy.

Con trai em bị như vậy trong vòng 1 tháng thì không còn muốn ăn nữa, bé trở nên biếng ăn, bú cũng ít hơn vì vậy mà giảm cân kinh khủng. Xót con quá, em lên mạng lùng sụt khắp nơi, thấy ai mách gì em cũng làm. Cuối cùng cũng tìm ra được giải pháp là dùng mật ong thụt rửa cho con. Sau khi bàn bạc kỹ với chồng, vợ chồng em quyết định mạo hiểm làm thử.

Sáng hôm sau đến giờ xi ị như mọi hôm, sẵn trong nhà có bình mật ong rừng bà gửi trên quê xuống từ khi em mới sinh. Vợ chồng em cẩn thận dùng bông tăm mềm, nhúng vào chút mật ong pha nước ấm với tỷ lệ 1:3 [1 mật ong; 3 nước] rồi nhẹ nhàng đút sâu vào ‘đầu ra’ để thụt cho con. Ngạc nhiên thay, sau 5 phút bôi mật ong, con trai bắt đầu đánh hơi rồi đi tiêu dễ dàng. Vợ chồng em mừng húm, chồng em khuyên em nên chia sẻ bí quyết này lên diễn đàn webtretho để giúp đỡ các chị em có con bị táo bón giống con trai mình.

Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng mật ong để bôi trơn cho con nha, vì làm như vậy con bạn sẽ làm mất khả năng rặn, sẽ nguy hiểm.

Tốt nhất khí phát hiện con bị táo bón, bạn đừng nên quá lo lắng vội, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ.

- Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày.

Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày.

Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

- Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê...

- Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày.

Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.

Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

- Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.

Xin mời xem thêm:

//www.webtretho.com/forum/f113/meo-hay-chua-tao-bon-chi-3-ngay-benh-tri-chi-6-ngay-la-khoi-2148825/

//www.webtretho.com/forum/f119/cach-tri-tao-bon-cho-nguoi-lon-1940500/

//www.webtretho.com/forum/f113/10-loai-rau-co-tac-dung-chua-benh-2271074/

Video liên quan

Chủ Đề