Mẹo chữa đau vai trái vai phải

Bạn thường xuyên bị đau bả vai? Công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi những cơn đau này? Tham khảo ngay cách làm dịu cơn đau và nâng tầm vận động qua bài tập giảm đau bả vai trong bài viết dưới đây.

Đau bả vai là tình trạng gì

Đau bả vai là tình trạng đau nhói ở vùng bả vai mỗi khi cử động hay di chuyển khớp vai. Đây là chứng bệnh thường thấy ở người lớn tuổi [do xương khớp thoái hóa] và ngày càng phổ biến với dân văn phòng [do tính chất công việc ngồi làm việc với máy tính 8 tiếng mỗi ngày].

Nguyên nhân gây đau bả vai

Xương bả vai là bộ phận kết nối giữa xương cánh tay trên, xương đòn và thành ngực, liên quan trực tiếp đến chuyển động vùng vai. Vì có tần suất hoạt động cao nên xương bả vai dễ có nguy cơ bị tổn thương, khiến người bệnh gặp phải những cơn đau kéo dài.

Nhìn chung, chứng đau bả vai hình thành bởi 2 nguyên nhân chính:

Đau bả vai do chấn thương vật lý hoặc căng cơ:

Các tác nhân bên ngoài như: chấn thương vai do té ngã; căng cơ do sai tư thế khi ngồi làm việc, nằm ngủ; hoặc áp lực nặng khi thường xuyên phải khuân vác vật nặng,… có thể gây đau bả vai cấp độ nhẹ.

Đặc biệt, anh chị em dân văn phòng ngồi làm việc trước máy tính cả ngày khiến vùng cổ – lưng và vai luôn trong tình trạng chịu áp lực. Kết hợp thêm việc ngồi sai tư thế: cúi đầu, tựa lưng hoặc khom vai; khiến cơ xương trở nên căng cứng, và hình thành cơn đau.

Thông thường, những cơn đau này thường tự thuyên giảm sau một thời gian nhờ quá trình tự chữa lành và phục hồi của cơ thể. Người bệnh cũng chỉ cần áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà, hoặc tập bài tập giảm đau bả vai sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện cơn đau, tức là cơ thể đang cảnh báo ta về một vấn đề nào đó cần điều trị. Đây là lúc bạn cần suy xét kỹ hơn về nguyên nhân gây đau bả vai; và nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.

Đau bả vai do bệnh lý xương khớp

Một khi cơn đau khớp vai trở nặng, lan xuống cánh tay và bàn tay; khiến bạn đau đớn khi chuyển động, mất tập trung khi làm việc, và khó chịu khi nghỉ ngơi thì nguyên nhân gây đau bả vai không đơn giản là do tác nhân bên ngoài nữa.

Đó là dấu hiệu cơ thể cảnh báo ta về bệnh xương khớp nghiêm trọng hơn như:

  • Trật khớp, rách cơ vai, giãn dây chằng
  • Hội chứng chèn ép giữa xương và các cơ bả vai
  • Cong vẹo cột sống
  • Hẹp ống sống
  • Viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp vai
  • Thoái hóa xương khớp

Những cơn đau này không dễ dàng thuyên giảm chỉ với các phương pháp giảm đau tại nhà hay bài tập giảm đau bả vai. Bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây đau, cũng như có biện pháp điều trị phù hợp nhằm tránh biến chứng thành bệnh nguy hiểm hơn trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về điều trị bệnh cứng khớp vai tại Maple

Làm thế nào để giảm cơn đau bả vai

Thông thường, những cơn đau vai do chấn thương hay sai tư thế sẽ không quá nguy hiểm. Bạn có thể áp dụng mẹo giảm đau tại nhà để thoát khỏi cơn đau:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh giảm đau bả vai

Đây là kỹ thuật đơn giản – hiệu quả được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Chườm lạnh có tác dụng làm giãn cơ, giãn dây chằng và tăng tuần hoàn tại chỗ để nhanh phục hồi tổn thương. Chườm nóng giúp giảm đau bả vai và thư giãn cơ co thắt.

  • Tập các bài tập giảm đau bả vai tại nhà

Để giảm đau vai hiệu quả đồng thời tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho cơ xương khớp vùng vai, bạn có thể áp dụng các bài tập giảm đau bả vaisau. Đây là bài tập được chuyên viên vật lý trị liệu tại phòng khám Maple đưa ra cho bệnh nhân, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Bài tập Con lắc

Bước 1: Một tay tựa lên giường, tay còn lại thả lỏng

Bước 2: Dùng lực thân người di chuyển tay theo hướng trước – sau, rồi trái – phải

Bước 3: Dùng lực thân người di chuyển tay theo hướng hướng cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ

Bài tập Gập – Duỗi Vai

Bước 1: Hai tay cầm gậy

Bước 2: Dùng tay mạnh hỗ trợ tay yếu nâng gậy đến ngưỡng đau thì dừng lại, giữ trong 5 giây rồi trở về vị trí ban đầu

Bài tập Dang – Khép Khớp Vai

Bước 1: Hai tay cầm gậy

Bước 2: Dùng tay mạnh hỗ trợ tay yếu thực hiện động tác dang – khép khớp vai, đến ngưỡng đau thì dừng lại, giữ trong 5s.

Bước 3: Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại

Bài tập Xoay trong – Xoay ngoài

Bước 1: Hai tay cầm gậy, khuỷu tay gập 90 độ

Bước 2: Thực hiện động tác xoay trong – xoay ngoài, đến ngưỡng đau thì dừng lại, giữ trong 5s

Bước 3: Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại

Bài tập Kéo giãn nhóm cơ quanh khớp vai

Bước 1: Đặt tay sao cho cổ tay vuông góc với mặt tường

Bước 2: Di chuyển mũi chân, xoay thân người đến ngưỡng đau thì dừng lại, giữ trong 15-20 giây

Bước 3: Di chuyển tay lên cao, xoay thân người đến ngưỡng đau thì dừng lại, giữ trong 15-20 giây

Bước 4: Di chuyển tay xuống thấp, xoay thân người đến ngưỡng đau thì dừng lại, giữ trong 15-20 giây rồi trở về vị trí ban đầu

Các bài tập này có tác dụng giảm đau, tăng sức mạnh cơ và nâng tầm vận động cho khớp vai; đồng thời hỗ trợ liệu trình điều trị thêm hiệu quả. Khi kiên trì tập luyện hàng ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt mà các bài tập giảm đau bả vai mang lại.

Thăm khám và điều trị cùng bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống

Tuy nhiên, nếu bạn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây đau; cũng như cơn đau kéo dài không dứt, và sau khi áp dụng chườm lẫn bài tập giảm đau bả vai vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm; thì đã đến lúc bạn cần thăm khám cùng bác sĩ.

Tự hào là một trong những phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống uy tín tại TP.HCM, đã điều trị thành công cho hàng chục ngàn bệnh nhân có vấn đề về xương khớp. Phòng khám Maple Healthcare với đội ngũ bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống đến từ Hoa Kỳ sẽ trực tiếp chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng đau bả vai của bạn.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn kỹ càng hơn về chứng đau bả vai, bạn nhé!

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Facebook: //www.facebook.com/maplehealthcare

Đau vai luôn là vấn đề của rất nhiều người. Khớp vai là bộ phận có phạm vi chuyển động rộng và linh hoạt, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Cụ thể, hiện tượng đau khớp vai khiến khả năng cử động của tay sẽ bị cản trở, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Vai được biết đến là bộ phận có hoạt động linh hoạt, các khớp vai có cấu trúc phức tạp, biên độ vận động lớn, bao gồm khớp ổ chảo [gồm xương cánh tay khớp nối với xương bả vai] và khớp cùng vai đòn [gồm mỏm cùng vai nối với đầu ngoài của xương đòn.

Các mô liên kết cấu tạo nên bao khớp vai giúp cho chỏm xương cánh tay ở đúng vị trí trong ổ khớp. Bao khớp được lót bên trong bằng một màng hoạt dịch, tiết ra chất lỏng hoạt dịch bôi trơn và nuôi dưỡng cho khớp. Gân, dây chằng và cơ cũng hỗ trợ khớp vai và giúp nó ổn định.

Đau vai [tiếng Anh là Shoulder Pain] là tình trạng đau nhức ở vùng vai. Đây là hiện tượng rất phổ biến trong cộng đồng, ước tính có khoảng 20% dân số từng bị đau vai trong suốt cuộc đời [1].

Theo các chuyên gia, tỷ lệ này chỉ xếp sau tỷ lệ mắc các bệnh lý về đau cột sống thắt lưng. Tình trạng vai đau nhức ở người trẻ thường nhiều khả năng do tai nạn hoặc chấn thương. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, sự hao mòn tự nhiên xảy ra ở khớp vai và gân cổ tay quay. Điều này khiến cơn đau trở nên dai dẳng theo thời gian. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp, tình trạng đau sẽ được cải thiện và bạn có thể quay trở lại làm những việc mình yêu thích.

Theo bác sĩ Mỹ Linh, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu khi bị đau nhức vai ở mỗi người có thể khác nhau [2]. Các biểu hiện dễ bắt gặp nhất có thể kể đến là:

  • Các cơn đau xuất hiện sâu trong phần khớp vai, phía sau hoặc trước vai và phần trên của cánh tay.
  • Vai khó cử động
  • Yếu vai hoặc cánh tay trên.
  • Có sẽ có cảm giác kim châm [ngứa ran], đau rát và giảm vận động.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu khi đau vai giúp người bệnh có thể chủ động trong thăm khám và điều trị bệnh, tránh những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.

Đau khớp vai thường bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị tận gốc, các cơn đau là ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ được xem là biện pháp xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể điều trị triệt để. Để chữa tận gốc chứng đau vai, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và lựa chọn giải pháp điều trị hiệu quả là rất quan trọng. [3]

Chấn thương ở vùng vai thường xảy ra khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, nhất là các bộ môn đòi hỏi sự vận động nhiều lặp đi lặp lại từ cử động tay như bóng chuyền, cầu lông, bơi lội và cử tạ. Bên cạnh đó, chấn thương vai có thể xảy ra khi bạn làm các việc như phơi đồ, giặt quần áo, với tay quá cao. 

Khớp vai là một trong những khớp quan trọng của cơ thể và thường xuyên phải cử động, khớp vai dễ bị thoái hóa nhất do hậu quả của việc sụn khớp bị bào mòn kéo theo những hư tổn ở phần xương dưới sụn làm cho các đầu xương bả vai không còn được bảo vệ, cọ xát vào nhau gây đau đớn khi cử động. Quá trình này kéo dài mất đi lớp đệm tự nhiên là sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa khiến cho xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn gây sưng đau, cứng khớp.

Viêm khớp quanh vai là hiện tượng phần khớp ở sụn, xương khớp bị tổn thương gây đau nhức. Nếu tình trạng viêm nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vài lần nhưng rồi tự dứt hẳn; trong trường hợp nặng, cơn đau sẽ lan tỏa xuống bả vai, cánh tay, mu bàn tay và xương tay. Theo các chuyên gia về xương khớp, nếu không điều trị dứt điểm, viêm quanh khớp vai có thể dẫn đến những cơn đau khớp kéo dài, gây nên các biến chứng về hệ xương, khớp vai bị yếu và teo dần khiến người bệnh mất dần khả năng vận động cánh tay về sau.

Rách cơ chóp xoay vai hay rách cơ quay khớp vai là hiện tượng các cơ quay của khớp vai bị rách một phần hay toàn phần. Đây là bệnh lý phổ biến ở khớp vai, giống như một cỗ máy khi đã vận hành quá lâu sẽ khiến các gân cơ chóp xoay đến bị mài mòn, dẫn đến hiện tượng chóp xoay bị rách/đứt.

Trật khớp vai là chấn thương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 50-60% tỷ lệ trật khớp. Khi bị trật vai, người bệnh sẽ xuất cơn đau, biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được. Cánh tay biến dạng so với vai ở trạng thái bình thường, xoay ra ngoài từ 30-40 độ. Cơn đau trở nên dữ dội khi các khối cơ bắp bị co thắt. Hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ hình dạng của vai bị trật bằng mắt thường. Các vết bầm xuất hiện và có cảm giác vai bị tê, yếu.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng hay dính bao khớp là nguyên nhân gây đau và cứng bên trong khớp, càng ngày khớp càng trở nên khó vận động. Cứng khớp vai chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai, thường thấy ở tuổi từ 40-60, nữ nhiều hơn nam.

Một vài yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ bị vai đông cứng, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường [10-20%]. Một số bệnh lý liên quan khác có thể kể đến: cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson, bệnh tim.

Ngoài ra, khớp vai đông cứng có thể phát triển sau phẫu thuật, chấn thương hoặc sau những tổn thương khác do cánh tay bị bất động trong khoảng thời gian dài.

Các bệnh lý dây thần kinh liên quan ở cổ và ngực trên cũng có thể là nguồn gốc của của các cơn đau ở vai. Cơn đau thường xuất phát từ cổ, kéo dài đến lưng trên và lan xuống phía sau khớp vai hoặc ra phía trên ngoài cánh tay.

Một số các bệnh lý cơ quan khác có thể làm xuất hiện biểu hiện như: sỏi mật, đau thắt ngực, đau tim, viêm phổi, u phổi…

Nếu người bệnh không biết rõ nguyên nhân của những cơn đau cơ vai hoặc không biết cách điều trị cụ thể cho những triệu chứng đau của mình, phương án tốt nhất là tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. [4]

Bên cạnh đó, nếu có các triệu chứng tăng nặng của các cơn đau vai dưới đây, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm:

  • Cơn đau dữ dội ở hai vai, có dấu hiệu lan rộng ở các bộ phần liền kề
  • Gặp chấn thương gây biến dạng khớp hoặc vai
  • Đau ở vai xảy ra thường xuyên vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi
  • Cơn đau kéo dài dù đã điều trị tại nhà
  • Đau nhiều khi nâng tay hoặc dùng tay để hoạt động
  • Sưng hoặc bầm tím đáng kể xung quanh khớp hoặc cánh tay
  • Sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng nóng đỏ phần vai
  • Có triệu chứng bất thường như đau bụng, khó thở, nhịp tim tăng nhanh kèm với cơn đau

Bác sĩ tại BVĐK Tâm Anh trong một ca phẫu thuật nội soi khớp vai cho bệnh nhân

Để chẩn đoán bệnh lý về nhức vai, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng hoặc chấn thương gây ra cơn đau [5]. Một số phương pháp được chỉ định bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về cơn đau vai, bao gồm các nguyên nhân tiềm ẩn [ví dụ như chấn thương gần đây, các tình trạng sức khỏe khác], nếu bệnh nhân đã từng bị đau trước đây thì những tác động nào làm cho cơn đau tốt hơn hoặc tồi tệ đi.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng.
  • Chụp X-quang: X-quang cung cấp hình ảnh về xương và khớp của bạn. Họ có thể cho thấy bất kỳ thay đổi nào do viêm khớp ở khớp vai [ví dụ như gai xương, hoặc gãy xương. Tuy nhiên, chụp X-quang không cho thấy bất kỳ thay đổi hoặc vấn đề nào với các mô mềm của cơ thể ví dụ như cơ, gân.
  • Siêu âm: Siêu âm thường được dùng để kiểm tra tình trạng viêm, rách hoặc đứt gân… Đây là một công cụ hữu ích để sử dụng và có thể cung cấp manh mối để xác định nguồn gốc cơn đau.
  • Chụp cắt lớp vi tính [CT] và chụp cộng hưởng từ [MRI] thường không phải là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để điều tra đau. Các phương pháp này có thể được sử dụng khi nghi ngờ gãy xương hoặc có liên quan đến tai nạn. Những lần chụp này sẽ giúp xác định mức độ tổn thương và liệu có cần bác sĩ phẫu thuật đánh giá và điều trị thêm hay không.

Với trường hợp vai bị đau do rướn tay quá mức hoặc khi làm những công việc nặng nhọc, hầu hết các cơn đau đều có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Một số bài tập nhẹ như căng duỗi cơ vai, ngực, lườn… cũng giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau mỏi hiệu quả.

Một số cơn đau nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Bệnh nhân có thể chườm vai trong 15-20 phút với tần suất 3-4 lần/ngày giúp giảm đau. Để vai nghỉ ngơi trong vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ cử động nào có thể gây đau, hạn chế làm việc hoặc hoạt động trên cao để khớp vai có thể phục hồi và ít tổn thương.

Những cơn đau nặng hơn cần có sự chẩn đoán và can thiệp của người có chuyên môn cùng biện pháp chuyên sâu khác. Tùy theo trường hợp người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc, tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAIDS] để giúp giảm triệu chứng đau. Các bài tập vật lý trị liệu cũng có thể giúp cải thiện dần khả năng và phạm vi cử động vai. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất tiến hành can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi khớp vai

Phẫu thuật nội soi khớp vai được thực hiện bằng cách đưa một ống dài, mảnh có gắn ống nội soi ở đầu vào vùng vai để khảo sát toàn bộ khớp vai. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật có thể rạch các vết rạch nhỏ để điều trị vấn đề ở khớp vai. Hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề và lo lắng của bạn trước khi tiến hành phẫu thuật.

Hiện không có cách để ngăn ngừa tuyệt đối các bệnh lý đau xương vai. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể được ứng dụng hiệu quả để giúp bạn phòng tránh những cơn đau khớp vai như:

  • Thực hiện các bài khởi động trước khi chơi thể thao;
  • Không tập luyện thể thể ở cường độ cao trong thời gian dài. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp vai cũng cần được nghỉ ngơi để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai;
  • Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chế độ ăn cần tăng cường thực phẩm giàu protein [các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…], canxi [hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ…] và vitamin D [cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng…] để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh;
  • Các bài tập vai đơn giản có thể giúp kéo căng và tăng cường cơ bắp cũng như gân cơ. Hãy tập với các chuyên gia vật lý trị liệu để tập đúng cách, phòng tránh chấn thương

Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội đã và đang điều trị giúp hồi phục vận động cho rất nhiều trường hợp bị đau khớp vai giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị hiện đại và cao cấp phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Trong số đó phải kể đến công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens, nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.

Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân còn được hướng dẫn tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao giúp tăng hiệu quả điều trị và nhanh chóng hồi phục.

Để đăng ký khám và điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

Đau vai là một hiện tượng khá phổ biến ở mọi người. Tuy nhiên, nó có thể là triệu chứng của một bệnh lý hoặc chấn thương vai nào đó mà người bệnh rất khó nhận ra. Khi phát hiện sự bất thường và dai dẳng của các cơn đau ở vai, hãy đến ngay các cơ quan y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán nhanh chóng nhé!

Video liên quan

Chủ Đề