Máy bay tiêu thụ bao nhiêu lít xăng năm 2024

Từ trước đến nay, các loại dầu ăn làm từ thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu cọ… sau khi sử dụng thường bị đổ bỏ. Mới đây, các nhà khoa học Anh quốc đã thành công trong việc chế tạo nhiên liệu dùng cho máy bay bằng dầu ăn thải bỏ và chuyến bay của đầu tiên Hãng hàng không Virgin Atlantic sử dụng loại dầu này đã cất cánh ngày 28/11/2023.

Chiếc Boeing 787 của hãng Virgin Atlantic cất cánh ngày 28/11/2023 với nhiên liệu là dầu thải.

9 giờ sáng ngày 28/11/2023, chiếc Boeing 787 của Hãng hàng không Virgin Atlantic, Anh quốc, cất cánh từ sân bay Heathrow đến New York, Mỹ với 90 hành khách, bao gồm các nhà khoa học hàng không, kỹ sư động cơ máy bay, các nhà nghiên cứu môi trường, các chính trị gia và các nhà báo.

Điều đặc biệt của chuyến bay này là thay vì sử dụng nhiên liệu truyền thống là xăng Jet-B thì nó hoạt động bằng dầu ăn thải bỏ [hay còn gọi là nhiên liệu hàng không bền vững-SAF]. Theo tính toán, SAF thải ra lượng khí carbon-là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu-chỉ bằng 30% so với máy bay chạy bằng xăng Jet-B.

George Osborn, phóng viên của tờ Daily Mail nói: “Chẳng phải riêng tôi mà tất cả mọi người có mặt trên chiếc Boeing 787 đều đồng ý rằng máy bay hoạt động không khác gì với loại xăng truyền thống”, còn kỹ sư hàng không Michael Terry thì nói: “Hai động cơ phản lực nổ rất êm. Đồng hồ trên bảng tín hiệu cho thấy nó hoạt động ổn định trong suốt chuyến bay kéo dài 14 tiếng”. Phi công trưởng Mathiew nói tiếp: “Một kỷ nguyên mới đã ra đời. Tôi tin rằng chúng ta sẽ không còn còn lệ thuộc vào giá xăng lên hay xuống. Vé máy bay cũng sẽ rẻ hơn”.

Ý tưởng máy bay hoạt động bằng dầu ăn đã qua sử dụng xuất hiện từ cách đây 6 năm trước, khi các kỹ sư của Hãng Virgin Atlantic nhận thấy rằng mỗi ngày, chỉ riêng thủ đô London đã tiêu thụ 70.000 lít dầu ăn thực vật các loại, trong đó chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s là hơn 6.000 lít, chủ yếu dùng để chiên khoai tây, hay như chuỗi cửa hàng gà rán KFC, con số này là 9.000 lít.

Trước kia, cứ sau mỗi mẻ chiên, thường là 50 lít dầu cho 500kg khoai tây đã cắt thành từng thanh nhỏ, hoặc 50 lít dầu cho 300kg đùi gà, cánh gà, dầu sẽ được bán cho những nhà chế tạo thức ăn gia súc với giá rất rẻ. Bằng cách trộn lẫn với một số nguyên liệu, nó biến thành các viên thức ăn cho gà, heo, bò và đặc biệt là ngỗng, loại ngỗng nuôi chỉ để lấy gan.

Ông Thomas Winston, kỹ sư trưởng của dự án Nhiên liệu hàng không bền vững SAF cho biết: “Dựa trên nguyên lý của động cơ máy kéo chạy bằng dầu thải, chúng tôi tiến hành sửa đổi, thay thế nhiều chi tiết trong động cơ phản lực dùng cho máy bay với tổng chi phí 1 triệu bảng Anh. Sau nhiều thử nghiệm, chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định”.

Thế nhưng, ngay sau chuyến bay đầu tiên bằng dầu thải thành công, vẫn có không ít những phản đối. Một số chuyên gia về động cơ phản lực cho rằng đó là “sai lầm nguy hiểm” bằng cách dẫn chứng quy trình đốt nhiên liệu: “Khác với xăng Jet-B, động cơ chạy bằng dầu thải đòi hỏi tỷ số nén cao hơn gấp nhiều lần và điều này khiến sự mài mòn của một số chi tiết trong động cơ cũng cao hơn, chưa kể tỷ trọng của dầu thải cũng nặng hơn xăng Jet-B nên thay vì chiếc Boeing 787 có thể chứa được 1.500 lít nhiên liệu chẳng hạn thì với dầu thải, nó sẽ chỉ là 1.050 lít”.

Điều ấy xem ra có vẻ không đáng kể nhưng với những tuyến đường dài, thay vì bay thẳng một mạch thì nó sẽ phải hạ cánh để lấy thêm dầu. Như vậy chi phí sẽ tăng lên vì mỗi lần hạ cánh là mỗi lần hãng hàng không phải trả tiền cho đường băng, sân đỗ...

Ông Mark Harper, Bộ trưởng Giao thông Anh quốc, người có mặt trên chuyến bay ngày 28/11/2023 đặt câu hỏi: “Đây có phải là khoảnh khắc lịch sử mở đường cho việc thay đổi tương lai của ngành hàng không thế giới hay đây chỉ là một màn trình diễn xảy ra một lần duy nhất và tệ hơn, một cách thuyết phục công chúng rằng họ có thể bay mà không gây thiệt hại đến môi trường?”.

Tuy nhiên, mặc dù vẫn còn những ý kiến trái chiều nhưng sau chuyến bay thử nghiệm bằng dầu ăn đã thải bỏ, cả 2 động cơ của chiếc Boeing 787 đã được tháo tung để mổ xẻ từng chi tiết. Kết luận của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới ICAO cho thấy “Không có sự khác biệt nào về mặt kỹ thuật giữa động cơ dùng xăng Jet-B và động cơ dùng dầu thải. Chúng tôi tin rằng SAF là công cụ lớn nhất để giảm lượng khí thải carbon xuống bằng 0 trong lộ trình từ nay đến năm 2050, đồng thời tạo điều kiện cho các hãng bay tăng trưởng…”.

Ngay sau chuyến bay bằng dầu thải thành công, Chính phủ Anh đã công bố một ngân khoản trị giá 53 triệu bảng Anh để tài trợ cho 9 dự án nhằm tạo ra SAF theo nhiều cách khác nhau, từ đốt dầu thải đến chuyển đổi CO2 và hydro xanh. Theo ông Cait Hewitt, Giám đốc chính sách thuộc Liên đoàn môi trường hàng không Anh quốc [AEF], khách đi máy bay giờ đây đã tiến một bước gần hơn đến việc bay mà không phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, và Hãng hàng không Virgin Atlantic đã có kế hoạch xây dựng 5 nhà máy sản xuất SAF trong năm 2025.

Ông Ferguson, CEO của Công ty Máy bay dân dụng Cessna, Mỹ - là hãng chế tạo máy bay du lịch lớn nhất thế giới cho biết, các kỹ sư của Cessna cũng đang tập trung nghiên cứu loại động cơ cánh quạt dành cho máy bay nhỏ, hoạt động bằng dầu ăn thải loại vì ở Mỹ, đây là nguồn nguyên liệu khổng lồ. Còn với ông Sean Doyle, giám đốc điều hành hãng hàng không lớn nhất nước Anh British Airways thì: “Chúng tôi đang đi sau họ vì chúng tôi gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi động cơ xăng Jet-B sang SAF, cũng như xây dựng nhà máy sản xuất SAF”.

Cuối cùng, vấn đề được hầu hết các hãng hàng không lớn trên thế giới đặt ra là: “Liệu có đủ nguồn nguyên liệu dùng cho việc sản xuất SAF hay không? Bởi lẽ, hiện nay, 3 loại dầu thực vật chính phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người trên trái đất vẫn chỉ là dầu cọ, dầu hướng dương và dầu đậu nành”.

Ông Tim Clark, Chủ tịch Hãng hàng không Emirates, Arab Saudi nói: “Nếu máy bay hoạt động bằng SAF trở thành phổ biến, thế giới sẽ cần một diện tích gấp 6 lần điện tích hiện nay đang trồng đậu nành, cọ và cây hướng dương. Nhưng với sản lượng dầu ăn tạo ra từ diện tích này, lấy cái gì để bảo đảm rằng nó sẽ được các nhà hàng, các bà nội trợ tiêu thụ hết để ngành hàng không thu lại dầu thải. Nếu không giải quyết được bài toán ấy, chúng ta sẽ phải mua loại dầu sạch, chưa chiên xào nhưng như vậy thì thà rằng cứ bay bằng xăng Jet-B còn hơn…”.

Chủ Đề