Mãi võ là gì

* Từ đang tìm kiếm [định nghĩa từ, giải thích từ]: mãi-võ

Bộ phim truyền hình "Đất phương Nam" chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Nhà văn Đoàn Giỏi, do Hãng phim Truyền hình TP Hồ Chí Minh [TFS] sản xuất. Bộ phim do Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn và viết kịch bản. Trong phim có cảnh ông Tiều Sơn đông mãi võ [Minh Ngọc] và thằng An [Hùng Thuận] biểu diễn màn phóng dao thẳng vào người cô bé Xinh Xinh [Xuân Trang] để… bán thuốc. Xem phim tôi nhớ lại những gánh Sơn đông mãi võ ở Cà Mau vào thập niên 80 của thế kỷ trước.

Khi đó tôi chỉ là cậu bé khoảng 10 tuổi, rất thích xem các gánh Sơn đông mãi võ biểu diễn. Mỗi khi ra chợ, hễ gặp gánh Sơn đông là tôi nhào vô chiếm hàng đầu. Trong ký ức của tôi, mỗi gánh Sơn đông mãi võ khoảng 4-5 người hoạt động, chủ yếu là bán thuốc Đông y gia truyền. Để thu hút nhiều người đến xem và mua thuốc, họ thường biểu diễn những màn xiếc, ảo thuật, múa võ rất hấp dẫn.

Nhổ răng không cần thuốc tê. Ảnh tư liệu

Các bãi đất trống nơi có đông người qua lại như: gầm cầu Cà Mau [khi xưa gọi là Cầu Mới, thuộc Phường 2, Phường 5]; bến Công Chánh [trước là sân vận động, nay là Trung tâm Mua sắm Nguyễn Kim]; Bến xe Cà Mau [nay là đường An Dương Vương, Phường 7]; ngã 5 chợ tôm khô Phường 2; Bến tàu A ở Phường 1; Bến tàu B ở Phường 8… là những điểm thường xuyên có các gánh Sơn đông mãi võ đến biểu diễn. Đạo cụ của các gánh này chẳng có gì nhiều ngoài một vài cái rương đựng thuốc để bán và đồ nghề biểu diễn võ thuật, xiếc và ảo thuật. Ngoài ra còn có trống, phèng la, có gánh còn có con khỉ biết chạy xe đạp…

Một buổi biểu diễn của gánh Sơn đông mãi võ diễn ra trong khoảng 1-2 giờ đồng hồ vào buổi sáng. Họ đến một bãi đất trống bày dụng cụ ra, đánh trống, vỗ phèng la và bắt đầu rao. Khi đông người tập trung đến xem, một người trong gánh sẽ biểu diễn một vài món ảo thuật lặt vặt, tiếp theo đó sẽ là màn rao bán thuốc. Ban đầu họ giới thiệu về công năng và hiệu quả của thuốc gia truyền như: cao đơn hoàn tán, thuốc rượu đả trật khớp, thuốc xổ… Sau đó xen kẽ màn xiếc hoặc múa võ và bán thuốc tiếp, thậm chí có cả nhổ răng không cần thuốc tê.

Cái sự bán thuốc của các gánh Sơn đông cũng rất chi là “nghệ thuật”. Trước khi giới thiệu một loại thuốc, họ thường chuẩn bị biểu diễn một tiết mục nào đó và giới thiệu lòng vòng về tiết mục đó, nhưng vẫn chưa biểu diễn mà chỉ quảng cáo bán thuốc. Chẳng hạn khi bán thuốc uống điều hoà kinh nguyệt cho phụ nữ, người chủ gánh đọc thơ “Cô nào chồng bỏ chồng chê/Uống vô một gói chồng mê tới già”. Mấy chị phụ nữ nghe xong mắt chớp chớp, mặt mày đỏ ké tỏ ra vừa thích thú, vừa e thẹn.

Trong tiếng trống và tiếng phèng la tùng xèng inh ỏi, khi những người phụ trợ trong nhóm cầm thuốc đi giới thiệu xung quanh, trong đám đông nhiều cánh tay đưa ra “tui 1 gói”, “tui 2 gói”… thì người chủ gánh chỉ về phía những người giơ tay la to “bán cho dì Hai bên kia 2 gói”, “cô Ba bên này 2 gói”, “thím Bảy phía trước lấy 1 gói” … Cứ thế cho đến khi hết người mua thuốc thì tiết mục giới thiệu lúc đầu mới được biểu diễn. Thế nên, bọn con nít khi bước vào xem gánh Sơn đông biểu diễn khó mà bỏ về nửa chừng được.

Lúc còn nhỏ chưa nhận thức được nhiều nên xem tiết mục nào thấy cũng hay và suy nghĩ: “sao con người quá phi thường”, dám nằm xuôi tay cho người khác chất gạch lên người, rồi dùng búa đập gạch vỡ vụn?

So với các nhóm bán thuốc dạo trên xe hay tàu đò ngày nay với thủ đoạn lừa bịp, thậm chí hăm doạ, ép buộc khách mua thuốc, thì các gánh Sơn đông mãi võ ngày xưa có lương tâm và đạo đức hơn nhiều. Phần lớn họ đều là những người có võ công thực sự, bán những thứ thuốc gia truyền do chính họ làm ra hoặc mua hàng từ người khác, nhưng chí ít cũng không phải đồ dỏm. Những tiết mục họ trình diễn đều phải trải qua quá trình khổ luyện và cũng có những tiết mục rất nguy hiểm cho bản thân như: múa võ đánh cong thanh sắt vào người, chỏi cây thương vào cổ họng, đâm kiếm vào họng, chặt gạch bằng tay hoặc nuốt lưỡi lam… Tất cả họ đều tỏ ra là những người lao động chân chính để mưu sinh.

Hình ảnh những gánh Sơn đông mãi võ trước được miêu tả trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Nhà văn Đoàn Giỏi và được đưa lên phim ảnh trong "Đất phương Nam", sau đó Nghệ sĩ Mạc Can tái hiện trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, mà ông là người trong cuộc. Tác phẩm kể về những thân phận hẩm hiu trong một đoàn xiếc theo kiểu Sơn đông mãi võ, trong đó có tiết mục phóng dao nguy hiểm nhưng vẫn phải diễn hằng ngày, vì nó là miếng cơm của cả gánh.

Ngày nay, thời của công nghệ kỹ thuật số, muốn xem một pha múa võ, một tiết mục xiếc hay ảo thuật thì quá dễ dàng, chỉ cần ngồi ở nhà bật ti-vi lên và xem với hình ảnh HD chất lượng cao, nhưng không bao giờ có được không khí sôi động với âm thanh “tùng xèng” pha lẫn tiếng rao của người chủ gánh Sơn đông mãi võ ngày xưa. Bởi ở những buổi biểu diễn đó, người xem còn được đắm mình trong sinh hoạt hội hè đường phố và có được dấu ấn khó phai mờ mãi về sau này, khi những gánh Sơn đông chỉ còn trong ký ức.

Theo Báo Cà Mau

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "sơn đông mãi võ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ sơn đông mãi võ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ sơn đông mãi võ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Nổi tiếng với truyền thống mãi võ sơn đông.

2. tinh võ môn mãi trường tồn!

3. Năm #- Phật Sơn, phố Võ Quán

4. Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du [Tiên Du hiện nay], Vũ Ninh [Võ Giàng hiện nay], Đông Ngàn [Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay], Từ Sơn [Quế Võ hiện nay], Yên Phong [Yên Phong hiện nay].

5. Chúng tôi muốn mở võ quán ở Phật Sơn.

6. Vừa mới mở một võ đường ở Phật Sơn.

7. Chúng tôi muốn mở võ quán ở Phật Sơn

8. Tôi có nghe Phật Sơn là vùng đất của võ học

9. Tôi có nghe Phật Sơn là vùng đất của võ học...

10. Số khác, đông hơn sẽ sống trên đất mãi mãi.

11. Là một trong 108 anh hùng Lương Sơn có võ nghệ giỏi nhất.

12. Mộc Sơn ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn.

13. Đông giáp thị trấn Nà Phặc [Ngân Sơn].

14. Người Đẹp Bình Dương [Võ Đông Điền] - Hoàng Lan 9.

15. Ông ấy muốn Người có nó sức mạnh Võ sĩ đạo sẽ mãi ở cùng Người.

16. Từ đó, binh Đông Sơn bị phân tán.

17. Mở 1 võ quán ở Phật Sơn và cho chúng biết uy lực của chúng ta.

18. Sơn Đông Phi Nhận, nguyện giúp chút sức lực.

19. Tình hình ở Sơn Đông liên tục thay đổi.

20. Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn.

21. Đông Sơn là huyện có truyền thống khoa cử.

22. Các võ sĩ trong vòng 500 dặm... sẽ họp mặt tại Hổ Thành Sơn trong năm ngày nữa.

23. Họ có thể có đông con, một gia đình lớn, và sống mãi mãi trong Địa Đàng.

24. Tất cả các trang có tựa đề chứa "Đông Sơn"

25. Theo truyền thuyết, mãi đến nay, bên mép của cóc ở Kỳ Sơn đều đen cả.

Nếu chỉ như thế thôi thì xoàng, nên họ biểu diễn thêm võ thuật với những trò hú tim như đập đầu vào đá [đá vỡ tan tành còn cái đầu thì vẫn y nguyên] hoặc ngửa cổ lên trời và thả con rắn vào cổ họng... Như thế vẫn chưa đủ. Để tăng thêm phần mùi mẫn thỉnh thoảng họ còn... ca cải lương hoặc tân cổ giao duyên nữa! Đó là chuyện ở VN. Còn ở Trung Quốc thì khác hẳn. Khác bởi nó bài bản hơn và cũng... móc túi tiền của người xem nhiều hơn.

Tôi được xem “sơn đông mãi võ” của người Trung Quốc tại Bằng Tường. Không phải đứng chen lấn, ngoái cổ xem ở ngoài bãi đất trống mà được ngồi trong phòng máy lạnh của một cơ sở bán thuốc dân tộc cổ truyền! Tiếp đón chúng tôi là một người phụ nữ ngoài năm chục xuân xanh. “Đẹp xấu tùy người đối diện”, nhưng khi thuyết minh thì chị ta thuộc loại có cỡ mà tục ngữ VN gọi là “mồm mép tép nhảy”! Nói huyên thuyên, nói sùi bọt mép nhưng trên môi vẫn không quên... nở những nụ cười tươi roi rói! Sau khi trình bày về sự kỳ diệu của các loại thuốc đang bày bán, chị ta biểu diễn:

Màn thứ nhất: Một sợi dây xích nung đỏ rừng rực được hai người kéo thẳng ra, chị đưa tờ giấy chạm vào, lập tức giấy bốc cháy. Chị dũng cảm đưa tay chạm vào! Ghê chưa! Chả ghê gì cả, vì chị có lọ thuốc mỡ. Bôi vào tay. Vậy là xong! Ai nấy đều trố mắt khâm phục với loại thuốc tiên thần dược ấy!

Xin hỏi, mỗi ngày biểu diễn hàng chục lần thì bàn tay nào chịu nổi! Có mà thánh! Tôi ngờ rằng, sợi dây xích ấy được làm bằng một loại kim loại có khả năng hút nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh! Hoặc trước khi biểu diễn thì trên lòng bàn tay chị ấy đã bôi sẵn một hóa chất nào đó rồi.

Màn thứ hai: Chị ta đưa ra một ly nước màu đỏ tươi rồi bỏ vào đó đầu lọc thuốc lá, lập tức nước đen kịt. Nhưng nước trở nên đỏ tươi trở lại khi chị ta... bỏ vào đó một thứ thuốc bột và quậy lên. Cứ nhẹ nhàng như không! Với loại thuốc giải độc này, bất cứ ai cũng cần đến nó!

Xin thưa, hãy chú ý cái que đưa vào ly. Đơn giản nó có tẩm trước một thứ hóa chất để tạo nên phản ứng hóa học đấy thôi. Chứ trên đời này làm gì có loại thuốc tạo ra sự “ếp-phê” nhanh đến khủng khiếp như thế!

Màn thứ ba: Lần này lại là một vị “giáo sư” đáng kính biểu diễn. Trên bàn có một con gà trống, ông ta dùng dao cắt vào gân chân của con gà. Máu gà chảy ròng ròng. Chưa hết. Dùng hết sức bình sinh, ông ta lại bẻ lọi xương cả hai chân của nó. Tất nhiên con gà què, phải nằm một chỗ và do đau quá nên... phẹt ra một đống đến khiếp! Không sao! Ông ta rịt, dán vào chân gà một loại thuốc gia truyền. Cũng như hai màn biểu diễn trước, tranh thủ lúc gà đang được bó thuốc, ông ta ra sức ca tụng sự thần diệu của thuốc! Dù nói say sưa như thế, nhưng ông vẫn không quên dừng để lại thả con gà xuống đất! Nhìn kìa! Con gà đang... đứng bằng hai chân!

Xin thưa, khi ông ta bảo là mình cắt gân gà thì ai dám chắc đó là gân gà hay chỉ cứa dao vào cho chảy máu? Kế đến cái kiểu bẻ lọi xương chân gà, tôi quan sát kỹ thấy ông ta chỉ bẻ trật khớp xương, chứ không phải bẻ gẫy... Và trong khi bó thuốc, ông ta đã nhanh tay đưa nó về đúng vị trí cũ. Nhờ thế, chỉ sau mươi phút là con gà có thể đứng dậy được và chập chững bước đi.

Màn thứ tư: Thật may mắn cho chúng tôi là có thêm một “nhà võ sư kiêm giáo sư” y học nổi tiếng quốc tế vừa đi công tác nước ngoài về, vì nghe tin có chúng tôi đến đây nên ông ta lập tức có mặt để bốc thuốc [?!] Không những thế, đi theo ông còn là một đoàn bác sĩ y khoa lừng danh khác nữa. Để tăng thêm niềm tin cho mọi người về tài nghệ của mình, ông ta biểu diễn khí công!

Khi động tác biểu diễn khí công vừa chấm dứt thì... Trời đất ơi! Do đã có sự chuẩn bị trước, lập tức từ ngoài cửa ùa vào một loạt bác sĩ khả kính. Họ vồn vã “bắt tay bắt chân” chúng tôi như tri kỷ trăm năm và... “bắt mạch”! Chết toi rồi! Nhiều người hét lên như thế vì ai ai cũng... có bệnh cả! Mà đã có bệnh thì phải mua thuốc với cái giá... trên trời.

Hầu như trong đoàn của chúng tôi, ai ai cũng móc tiền ra mua thuốc. Mua càng nhiều càng tốt! Tranh nhau mà mua! Mà mua thuốc thì cũng đúng thôi, vì những màn biểu diễn “sơn đông mãi võ” trước đã tạo ấn tượng quá viên mãn rồi còn gì?

Chỉ riêng cô hướng dẫn nói khẽ vào tai tôi: “Khổ thế! Em đã bảo rồi nhưng có ai tin đâu! Những loại thuốc này ở ngoài kia bán rẻ hơn gấp nhiều lần. Dù rẻ dù mắc nhưng công hiệu như thế nào thì chỉ có... trời mới biết”. “Ủa! Vậy à?” - tôi cáu tiết vặn lại - “Vậy sao em đưa đoàn vào đây?”. Cô em gái nheo mắt cười rất... bí mật!L.M.Q.

Tuổi Trẻ Cười số 484 ra ngày 15/09/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

LÊ MINH QUỐC

Video liên quan

Chủ Đề