Lương thương binh 4 4 là bao nhiêu năm 2024

Ngày 06/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 70/2017/NĐ-CP gồm 4 điều quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng được tăng từ 1.318.000 đồng lên 1.417.000 đồng.

* Theo Khoản 2 Điều 1 của Nghị định thì mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm:

- Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

- Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

- Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

* Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này với những nội dung đáng chú ý sau:

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ là 1.417.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ là 2.834.000 đồng/tháng; đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên, mức trợ cấp là 4.251.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc lấy vợ khác [diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng] là 1.417.000 đồng/tháng.

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng trợ cấp 1.188.000 đồng/tháng.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được trợ cấp thương tật từ 955.000 đồng/tháng – 4.543.000 đồng/ tháng tùy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động; Thương binh loại B được trợ cấp thương tật từ 788.000 đồng/tháng đến 3.759.000 đồng/tháng tùy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được hưởng trợ cấp 850.000 đồng/ tháng.

- Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” được hưởng trợ cấp hàng tháng 1.417.000 đồng/ tháng; trợ cấp nuôi dưỡng [hưởng thêm nếu đang sống cô đơn không nơi nương tựa] 1.133.000 đồng/ tháng.

- Đối với trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của liệt sĩ; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của thương binh, thương binh loại B, con của bệnh binh, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì hưởng trợ cấp 1.417.000 đồng/ tháng.

+ Con của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%; con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy khả năng lao động từ 21% đến 60% thì hưởng trợ cấp 711.000 đồng/ tháng.

* Mức trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, có những nội dung nổi bật sau:

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được hưởng mức trợ cấp 20 lần mức chuẩn.

- Người hoạt động kháng chiến [trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến] được hưởng trợ cấp 120.000 đồng/1 thâm niên…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2017. Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017./.

Như vậy, thương binh hạng 4/4 là thương binh có tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 21% tới 40% sẽ nhận tiền trợ cấp hàng tháng từ 1.384.000 tới 2.702.000 đồng. Để biết cụ thể về số tiền trợ cấp hàng tháng tương ứng với tỉ lệ tổn thương cơ thể của thương binh, bạn vui lòng tham khảo Phụ lục II của Nghị định 55/NĐCP năm 2023.

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a] Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b] Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;
c] Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
d] Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;
...

Tuy nhiên theo tinh thần của Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định về xếp hạng thương tật của thương binh như sau:

Thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng:
- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
- Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
- Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.
- Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.
Bộ Y tế cùng Bộ Thương binh xã hội quy định cụ thể tiêu chuẩn các hạng thương tật mới nói ở trên và việc chuyển đổi từ các hạng cũ sang các hạng mới.

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định cụ thể về việc xếp hạng thương tật cho thương binh.

Theo đó, thương binh 4/4 là các sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.

Thương binh 4/4 được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Ngoài ra, những đối tượng không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp trên thì được xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

Thương binh 4/4 là người có tỷ lệ tổn thương cơ thể bao nhiêu phần trăm? [Hình từ Internet]

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh 4/4 là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi:

Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
...
2. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
...

Theo đó, mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh 4/4 như sau:

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

[đồng/tháng]

1

21%

1.384.000

2

22%

1.451.000

3

23%

1.513.000

4

24%

1.580.000

5

25%

1.648.000

6

26%

1.712.000

7

27%

1.777.000

8

28%

1.846.000

9

29%

1.908.000

10

30%

1.977.000

11

31%

2.041.000

12

32%

2.109.000

13

33%

2.174.000

14

34%

2.240.000

15

35%

2.308.000

16

36%

2.371.000

17

37%

2.435.000

18

38%

2.505.000

19

39%

2.571.000

20

40%

2.635.000

Những người được hưởng chính sách như thương binh thì được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với người hưởng chính sách như thương binh như sau:

- Hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng như sau:

+ Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

+ Trợ cấp người phục vụ đối với người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

+ Phụ cấp hằng tháng đối với người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

+ Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng.

Lưu ý: Người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

- Bảo hiểm y tế.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Lương thương binh loại 4 4 là bao nhiêu?

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh 4/4 là bao nhiêu?.

Lương hưu tăng bao nhiêu từ 1 7 2024?

Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024. Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Thương binh hạng 3 4 là gì?

Thương binh hạng 3/4 là thương binh bị mất từ 41% - 60% sức lao động do thương tật; mất khả năng lao động ở mức trung bình.

Thương binh sau khi chết được hưởng chế độ gì?

Khoản 1, Điều 32 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2019 của Chính phủ quy định khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp.

Chủ Đề