Lực lượng tiến hành cải cách ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Là một cường quốc kinh tế ở Châu Á và trên thế giới, Nhật Bản là một quốc gia phát triển vượt bậc và luôn giữ vững sự ổn định kinh tế trong những năm qua. Nhật Bản hiện đại đã chứng kiến hai thời kỳ cải cách kinh tế triệt để: cuộc cải cách do chính phủ Minh Trị mới thành lập thực hiện vào những năm 1868-1885 và cuộc cải cách được tiến hành ngay sau chiến tranh, 1945-1950. Trong thời kỳ đầu những biện pháp cải cách được thi hành nhằm tạo cho chính phủ có đủ cơ sở quyền lực để kiểm soát việc cung cấp tiền, tăng thu nhập thuế, và thi hành chính sách phát triển quốc gia. Ngoài ra, chính phủ Minh Trị phải đương đầu với nạn lạm phát nghiêm trọng do việc tài trị thâm hụt nhằm thiết lập và nuôi dưỡng những ngành công nghiệp được coi là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và do những khoản nợ là kết quả của những cuộc nội chiến trước khi thành lập nhà nước mới.

Vào năm 1885, khi nạn lạm phát cuối cùng đã được kiểm soát, chính phủ trung ương đã được thiết lập một cách vững chắc và nền kinh tế Nhật Bản trên con đường tăng trưởng vững chắc cho đến năm 1937 [sau thời gian này Nhật Bản và Trung Quốc lại có chiến tranh]. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân thực tế trong những năm 1885-1936 là 3,1%, cao hơn nhiều so với tốc độ của những nước khác cùng thời, nhưng chắc chắn thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình 9,53% trong cái gọi là thời kỳ tăng trưởng cao sau chiến tranh thế giới thứ hai [1955-1970]. Tỷ lệ lạm phát là vừa phải trừ hai thời kỳ đã nêu ở trên, với tỷ lệ hàng năm là 3,13% trong thời kỳ 1885-1936 và 4,49% trong thời kỳ 1955-1990. Mặc dù vào năm 1885 Nhật Bản chủ yếu là nước nông nghiệp, với 70,1% lao động năm trong nông nghiệp [kể cả ngư nghiệp và lâm nghiệp], là ngành chiếm 45,2% sản phẩm thuẫn trong nước. Năm 1935 phần nông nghiệp đã giảm còn 48,7% xét về số lượng người lao động và 18,1% về sản phẩm thuẫn trong nước, và năm 1970 những tỷ lệ tương ứng là 19,4% và 8,6%. Những thay đổi này trong cơ cấu công nghiệp cũng được phản ánh rõ trong cấu thành xuất khẩu. Trong những năm 1882-91,74,9% hàng xuất khẩu là những hàng sơ cấp như tơ nguyên liệu [36,8% tổng kim ngạch xuất khẩu], gạo, than đá và đồng. Do sự phát triển của những ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp quay sợi bông hiện đại, phần các hàng sơ cấp đã giảm còn 38,5% trong những năm 1922-31 và 19,9% trong những năm 1930-97. Những con số cho những năm 1930 chỉ rõ sự trì trệ của xuất khẩu từ nguyên liệu, một mặt, do sự phát triển của sợi tổng hợp và cuộc suy thoái ở Mỹ, và mặt khác, do tăng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng và hoá chất sang các khu vực thuộc địa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai xu hướng thay thế công nghiệp nhẹ bằng những ngành công nghiệp nặng và hoá chất đã trở nên mạnh hơn nữa.

Có ba đặc điểm lớn gắn liền với việc cải cách kinh tế, xác định mô hình tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Nhật Bản. Thứ nhất động cơ tăng trưởng chính là việc nhập khẩu tích cực công nghệ của nước ngoài. Bắt đầu với công nghệ quay sợi bông trong suốt thế kỷ XIX, những công nghệ hàng đầu cho các ngành công nghiệp nặng và hóa chất được nhập khẩu vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và nhất là trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, công nghệ mới trong các ngành công nghiệp máy móc, điện tử và hoá dầu đã được đưa vào Nhật Bản một cách mạnh mẽ. Tác động của việc nhập khẩu công nghệ này trở nên rõ ràng trong tính toán về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trong công nghiệp, khoảng 50% tăng trưởng, tức 2,89% trong số 6,94% trong thời kỳ trước chiến tranh và 6,54% trong số 12,39% trong thời kỳ sau chiến tranh được giải thích bởi mức tăng năng suất của toàn bộ các nhân tố. Mặc dù không nên bỏ qua tác động của nghiên cứu và phát triển ở trong nước, song chủ yếu công nghệ nước ngoài đã đóng góp vào mức tăng cao về năng suất này

Một đặc điểm quan trọng của nhập khẩu công nghệ vào Nhật Bản là vai trò tương đối nhỏ của đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong thời kỳ trước chiến tranh, Nhật Bản không phải là một mục tiêu lớn của những công ty đa quốc gia phương Tây, chủ yếu vì những lý do địa lý, cho nên những phương pháp chủ yếu nhằm đưa công nghệ nước ngoài vào là mua máy của nước ngoài và cứ các kỹ sư ra nước ngoài nghiên cứu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đầu tư trực tiếp của nước ngoài bị điều tiết một cách chặt chẽ, mặc dù phi điều chỉnh về pháp lý, song những kiểm soát thực tế đã được đề ra, do vậy nhập khẩu công nghệ gồm chủ yếu là cấp giấy phép và mua máy móc

Thứ hai, sự tăng trưởng của Nhật Bản chủ yếu được tài trợ bởi những khoản tiết kiệm trong nước, và sự phụ thuộc vào vốn của nước ngoài rất hạn chế. Điều này một phần là do tăng tỷ lệ tiết kiệm qua thời gian, và một phần do vị trí địa lý cô lập của Nhật Bản. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân biểu lộ một mô hình gia tăng từ mức 5% trong thế kỷ thứ XIX tới mức 20-25% trong 1970. Hơn nữa, so với luồng quỹ di chuyển khá tích cực qua Đại tây dương, thì các luồng vốn di chuyển qua Thái Bình Dương là khá hạn chế. Một chỉ số về mức độ phụ thuộc lẫn nhau về tài chính là hệ số tương quan đơn giản của lãi suất ngắn hạn. Tuy nhiên việc phụ thuộc thấp vào vốn nước ngoài không có nghĩa là Nhật Bản đã không sử dụng những khoản tiết kiệm của nước ngoài. Trong thời kỳ trước chiến tranh có ba trường hợp cán cân thanh toán có mức thặng dư lớn. Trong trường hợp thứ nhất 6,3 triệu yên hàng năm thuộc thời kỳ 1895-1899 phản ánh việc nhận những khoản thanh toán bồi thường từ Trung Quốc sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật [1894-1895]. Nhật Bản đã dùng tiền này để tài trợ những thâm hụt 6,4 triệu yên xảy ra trong thời kỳ 1900-1904, một thời kỳ mở rộng tài chính nhanh để xây dựng quân sự và hạ tầng cơ sở.

Tỷ lệ giảm hàng năm về dự trữ ngoại tệ 32,4 triệu yên trong những năm 1910-4 gần tương đương với những thanh toán tiền lãi ước tính khoản vay ngoài phục vụ cho cuộc chiến tranh [32,4 triệu yên hàng năm]. Cuối cùng trong trường hợp thứ ba một kho luỹ 359,5 triệu yên trong những năm 1915-1919 phản ánh những khoản thu không tính trước được trong thời kỳ tăng vọt xuất khẩu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Có thể cho rằng dự trữ ngoại tệ tích luỹ trong thời kỳ này về sau đã được dùng để tài trợ cho những khoản thâm hụt trong những năm 1920- 1929, thời kỳ đô thị hoá cũng như thay thế nhập khẩu từ ngành công nghiệp nhẹ sang những ngành công nghiệp nặng và hoá chất. Những khoản tiền thu được này cho thấy rằng Nhật Bản đã không dựa một cách nặng nề vào những khoản vay của nước ngoài để phát triển, Nhật đã được lợi nhờ những sự kiện bất ngờ dẫn đến kết quả các nguồn ngoại hối đổ vào trong nước. Thí dụ những khoản bồi thường từ Trung Quốc 138,9 triệu yên đã lên tới 6,0% tổng sản phẩm quốc dân hàng năm 1899, và tổng tích luỹ dự trữ ngoại tệ 1837 triệu yên trong những năm 1914-1920 tương đương với 11,6% tổng sản phẩm quốc dân trong năm 1920. Nói cách khác nếu không có những khoản ngoại hối chảy này, Nhật Bản đã phải vay mượn nước ngoài một cách nặng nề hơn. [Một tình hình tương tự cùng diễn ra trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, như sẽ được thảo luận dưới đây]. Tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng Nhật Bản đã không bao giờ cố gắng để đạt được công nghiệp hoá nhanh chóng bằng cách dựa chủ yếu vào vay mượn nước ngoài.

Đặc điểm thứ ba của mô hình tăng trưởng dài hạn là sự tăng trưởng có ý nghĩa trong nông nghiệp diễn ra đồng thời hoặc trước sự tăng trưởng trong công nghiệp. Trong thời kỳ trước chiến tranh, nhất là trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp cao, do việc phổ biến những giống cây trong có năng suất cao và công nghệ mới trong cả nước. Điều này không những đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc cung cấp thực phẩm mà còn đóng góp vào tăng thu nhập thuế và tạo ra một lực lượng lao động thừa có thể đưa vào công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng cao 2,09% trong thời kỳ sau chiến tranh chủ yếu là do cơ khí hoá nhanh và phổ biến công nghệ mới được đẩy mạnh, khi đó giai đoạn trước chiến tranh điều này đã không được chú ý. Phổ biến công nghệ và cơ khí hoá cũng làm giảm lực lượng lao động ở tỷ lệ 3,9% hàng năm. Mặc dù tốc độ tăng dân số khá chậm [1,18% trong những năm 1885 - 1936 và 1% trong những năm 1955-70], phần đông người ta tin tưởng rằng có một lượng lao động dư thừa đáng kể theo kiểu Lewis trong nông nghiệp. Năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp được coi là thấp hơn năng suất cận biên trong công nghiệp, và việc cung cấp linh hoạt lao động rẻ tiền từ nông nghiệp đã hình thành một nguồn tăng trưởng quan trọng cho công nghiệp song song với việc sẵn có công nghệ nước ngoài.

Tóm lại, quá trình tái cơ cấu kinh tế, tăng trưởng dài hạn của Nhật Bản trong những năm 1868-1970 có ba đặc điểm nổi bật: [I] thu hút nhanh công nghệ của nước ngoài mà không cần dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài, [II] phụ thuộc có giới hạn vào vốn của nước ngoài [dù cho thỉnh thoảng có những luồng ngoại tệ đáng kể đổ vào], và [III] cung cấp một cách linh hoạt lao động từ nông nghiệp.

Trong những năm 1930, với việc cải cách, tái cơ cấu kinh tế, Nhật Bản đã có một nền kinh tế tương đối phát triển và một khu vực công nghiệp khá có sức cạnh tranh.

Nền kinh tế Nhật Bản trước chiến tranh căn bản hoạt động trên những nguyên tắc thị trường tự do, Năm 1936 tổng số dân là 65,6 triệu người và có 87.500 công ty liên hợp [báo cáo cho cục thuế] cùng với nhiều công ty riêng lẻ do ban quản trị sở hữu. Mức độ tập trung thấp: cổ phần trong vốn đã góp thuộc bốn tổ hợp công ty do những gia đình lớn sở hữu [Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Yasuda] là 22,5% trong các ngành tài chính và 14,6% trong các ngành công nghiệp nặng và hoá chất. Việc can dự của chính phủ vào nền kinh tế còn ở mức tối thiểu và chắc chắn ít hơn trong thời kỳ sau chiến tranh. Điều này được minh chứng bởi phần chi tiêu của chính phủ [tiêu dùng của chính phủ và sự hình thành vốn] trong tổng sản phẩm quốc dân; ngay cả khi có xu hướng tăng lên, phần của chính phủ cũng không vượt quá 18,3% cho tới năm 1936. Điều này được minh chứng thêm bởi thực tế là trong năm 1936 thu nhập của chính phủ từ những doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 1,7% tổng sản phẩm quốc dân và những thu nhập thuế chỉ chiếm 5,9% tổng sản phẩm quốc dân.

Hệ thống tiền tệ và tài chính tương đối phát triển. Vào năm 1930 đã có 872 ngân hàng thương mại, 23 ngân hàng đặc biệt, 37công ty ủy thác, 92 công ty bảo hiểm, 12.913 hợp tác xã tín dụng và 9954 cơ quan bưu điện [nhận những khoản tiết kiệm bưu chính]. Tài chính trực tiếp và gián tiếp rất cân đối. Vốn cho vay của ngành tư nhân chiếm 35,5% tiền gửi ngân hàng. 10,5% quỹ bảo hiểm và ủy thác và 36,5% chứng khoán. Chỉ có 2,1% tài sản là được giữ bằng tiền mặt [trung bình cho các năm 1931-1935]. Tỷ lệ tài sản do tư nhân giữ so với tổng sản phẩm quốc dân là 0,55 trong những năm 1886-1890, đã tăng tới 2,59 trong những năm 1931-1935. Năm 1936, 67,0% thu nhập của chính phủ trung ương là từ thuế má, 20,5% trong số thu nhập đó là thuế thu nhập cá nhân và công ty, trong khi đó 18,0% là từ những doanh nghiệp nhà nước.

Mặt khác, trong những năm 1930-1939, các hàng chế tạo [trong đó vải chiếm 35,0%] chiếm 80,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; mặc dù phần công nghiệp nặng và hoá chất chiếm 26,5%. Sức cạnh tranh quốc tế của những ngành công nghiệp này vẫn chưa đủ. Vào năm 1935, 69,6% hàng xuất khẩu ngành công nghiệp nặng và hoá chất đã đi sang các khu vực thuộc địa và nửa thuộc địa. Đối với những ngành công nghiệp máy móc, mặc dù Nhật Bản đã có thể sản xuất ở trong nước những máy cỡ nhỏ và vừa, song hầu hết máy lớn và tinh vi vẫn còn phải nhập khẩu từ những nước phương Tây. Chỉ trong kỷ nguyên tăng trưởng cao sau chiến tranh những ngành công nghiệp này mới đạt đến sự chín mùi về công nghệ và có thể hoàn thành sự thay thế đầy đủ về nhập khẩu và xuất khẩu.

Bất chấp cái gọi là Sự kiện Mãn Châu năm 1931, nền kinh tế Nhật vẫn rất tự do, và cho tới năm 1937 khi Nhật Bản bước vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc, Nhật Bản mới tiến hành điều chỉnh hoàn toàn đối với nền kinh tế, thực hiện cải cách kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế. Năm 1937 việc phân bổ ngân quỹ cũng như ngoại thương được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ và Đạo luật Động viên Toàn quốc [Kokka Sodoin-ho] thông qua năm 1938 đã đặt việc phân bố lao động, thiết bị sản xuất cũng như giá cả và tiền lương dưới sự kiểm soát của chính phủ. Thời gian này những hàng hoá cơ bản được cung cấp theo khẩu phần và thậm chí chính phủ can thiệp vào việc quyết định giá cổ phần và lãi cổ phần.

Đồng thời, phần chi tiêu của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc dân năm 1944 đã tăng tới 40,5%, và cùng năm đó 39,6% những khoản tiền cho vay chưa trả bởi năm ngân hàng thương mại lớn nhất và Ngân hàng công nghiệp Nhật [Nihon Kogyo Ginko: IBJ] đã hướng vào sản xuất thiết bị quân sự. Thời gian này, bản thân cơ cấu công nghiệp đã trải qua những thay đổi đáng kể. Những hoạt động trong các ngành công nghiệp phi quân sự như dệt và chế biến thực phẩm không được khuyến khích, trong khi lực lượng lao động và thiết bị được chuyển sang dùng cho quân sự. Do đó, phần những ngành công nghiệp nhẹ trong tổng sản lượng ngành chế tạo đã giảm từ 66,3% năm 1931 xuống 24,1% năm 1945. Tỷ lệ thấp của công suất còn lại so với công suất tối đa của các ngành công nghiệp bông sau chiến tranh thế giới thứ hai đã phản ánh những hậu quả của việc di chuyển bắt buộc này.

Sự phá huỷ về vật chất của chiến tranh cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Những tàu biển và nhà ở tại những vùng đô thị đã phá hủy một cách nặng nề. Tuy nhiên, sự mất mát về công suất sản xuất do các cuộc ném bom thì tương đối nhỏ đối với hầu hết các ngành công nghiệp, trừ các ngành công nghiệp máy móc và một số ngành công nghiệp hoá chất.

Tóm lại, kinh nghiệm kiểm soát thời chiến của Nhật Bản thì khá ngắn, chỉ kéo dài tám năm. Hơn nữa, hầu hết công suất sản xuất và lực lượng lao động được đào tạo vẫn được nguyên sau chiến tranh cùng với bí quyết quản lý thị trường tự do phổ biến trước chiến tranh, với tư duy đổi mới, xác định việc tái cơ cấu, cải cách kinh tế là con đường phát triển duy nhất, Nhật Bản đã nỗ lực thực hiện việc đổi mới này và đã đạt được những thành công nhất định.

Video liên quan

Chủ Đề