Luật dân quân tự vệ năm 2023

Trao giải cho các thí sinh là đối tượng chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã đạt thành tích cao tại hội thi

Sau 3 ngày sôi nổi tranh tài của các thí sinh, sáng 15/7, Hội thi toàn quốc pháp luật về dân quân tự vệ năm 2022 đã bế mạc tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 [Hà Nội].

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, hội thi giúp đội ngũ cán bộ làm công tác dân quân tự vệ có bước chuyển biến mới trong nhận thức hệ thống các văn bản pháp luật về dân quân tự vệ. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực trao đổi kinh nghiệm, những cách làm hay, mô hình mới về tổ chức xây dựng lực lượng và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ. 

Kết quả này sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quốc phòng địa phương, góp phần đưa Luật Dân quân tự vệ vào cuộc sống.

Cụ thể, với phần thi nhận thức pháp luật về dân quân tự vệ, 100% thí sinh dự thi đạt giỏi, trong đó 54 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. 

Phần thi xây dựng, bảo vệ kế hoạch mở rộng lực lượng dân quân tự vệ đối với trưởng phòng dân quân tự vệ các quân khu, trưởng phòng quân sự địa phương Quân chủng Hải quân và xây dựng, bảo vệ đề án, kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động cũng như bảo đảm chế độ chính sách cho dân quân tự vệ cấp tỉnh, huyện, xã... 100% thí sinh đạt khá, giỏi. Kết quả phần thi bắn súng: 7,3% thí sinh đạt giỏi và 34,15% thí sinh đạt khá.

Ban Tổ chức đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng 8 tập thể đoạt giải xuất sắc, nhất, nhì, ba toàn đoàn; 3 cá nhân là phó tham mưu trưởng các đơn vị: Quân chủng Hải quân, Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển; 22 cá nhân là phó chỉ huy trưởng-tham mưu trưởng bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 9 cá nhân là trưởng phòng dân quân tự vệ và trưởng phòng quân sự địa phương; 24 cá nhân là chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện; 24 cá nhân là chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã; 20 tập thể và 82 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo tổ chức, bảo đảm, phục vụ hội thi.

Phát biểu tại lễ bế mạc, Thượng tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ kết quả hội thi, tổ chức rút kinh nghiệm, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác dân quân tự vệ. Các cơ quan chức năng, nhất là Cục Dân quân tự vệ tiếp tục tham mưu sửa đổi một số quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ làm nhiệm vụ đặc biệt, đặc thù. 

Các quân khu chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương các cấp rà soát, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương điều chỉnh đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ. 

Các cán bộ tham dự hội thi tiếp tục phát huy thành tích đạt được, nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm, mô hình mới để vận dụng sáng tạo vào địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng tổng hợp của lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương, cơ sở.

Phương Liên


Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi. Trong đó, Dân quân tự vệ nòng cốt gồm: Dân quân tự vệ cơ động; Dân quân tự vệ tại chỗ; và Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế

Hàng năm, trong công tác quan lý dân quân tự vệ luôn tiến hành hoạt động mở rộng lực lượng dân quân tự vệ. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ là biện pháp bổ sung công dân trong độ tuổi chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên cho đơn vị Dân quân tự vệ.

Căn cứ theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:

“Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ”.

Như vậy, xuất phát từ tinh thần tự nguyện của mỗi cá nhân, xét thấy bản thân đáp ứng đủ các điều kiện về thể chất, lý lịch,… mọi công dân đều có quyền viết đơn xin tham gia dân quân tự vệ.

Đăng ký dân quân tự vệ năm 2022

iều 13 Luật Dân quân tự vệ quy định về đăng ký, quản lý dân quân tự vệ; bên cạnh đó được hướng dẫn bởi Điều 4, 5 Thông tư 85/2010/TT-BQP như sau:

“1. Tháng 4 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch đăng ký, quản lý dân quân tự vệ rộng rãi.

3. Dân quân tự vệ nòng cốt khi vắng mặt ở địa bàn cấp xã, cơ quan, tổ chức phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để quản lý và huy động khi cần thiết.

4. Dân quân tự vệ nòng cốt thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc từ 3 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự; đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.”

Theo đó, hàng năm vào tháng 4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Hiện nay, bạn chưa đủ tuổi theo luật định nên nếu bạn muốn tham gia dân quân tự vệ thì bạn có thể đợi đến khi đủ 18 tuổi và cơ quan có thẩm quyền tổ chức đợt đăng ký thì thực hiện việc đăng ký tham gia dân quân tự vệ.

Chủ Đề