Luận văn pdf nghề làm gốm trong văn hóa việt

1. Lý do chọn đề tài Hà Nội là một mảnh đất có nền văn hóa lâu đời, nơi đây nổi tiếng bởi các làng nghề thủ công mỹ nghệ được tạo nên bởi các nghệ nhân tài hòa từ xưa đến nay. Những tác phẩm tài hoa ấy không những nổi tiếng trong nước mà còn bay cao, bay xa trên trường Quốc tế. Một trong những làng nghề nổi tiếng ấy là làng gốm Bát Tràng, làng gốm đã tồn tại trên năm thế kỉ với những dấu ấn đáng tự hào. Đó cũng chính là bệ đỡ, chỗ dựa vững chắc để Bát Tràng hôm nay tiếp tục tồn tại, và ngày càng nỗ lực phát triển để gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp, tinh hoa cha ông để lại. Như chúng ta đã biết làng nghề phản ảnh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sẳn xuất mùa vụ, mang đặc trưng cửa chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dòng họ. Ở làng nghề, ngoài yếu tố sản xuất, có còn mang đậm yếu tố văn hóa. Làng gốm Bát Tràng cũng mang đầy đử các đặc điểm của một làng nghề truyền thống. Làng gốm Bát Tràng chứa đựng cả những yếu tố kinh tế, nhân văn và giá trị truyền thống quý giá đã tích lũy suốt bao thế kỷ, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Gốm Bát Tràng đã đồng hành cũng người dân Hà Nội nói riếng, người hà Nội nói chung trong suốt chiều dài lịch sử, chứng kiến mọi khoảng khắc thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Nó giống như một “nhân chứng lịch sử” chứng kiến sự đổi thay của đất nước, của văn hóa. Chính vì thế gốm Bát Tràng là một di sản cần phải được bảo tồn và giữ gìn để những nét đẹp ấy không biến mất đi mà mãi tồn tại, phát triển. Đó là kho tàng kinh nghiệm, kĩ thuật, bí quyết truyền nghề từ việc chọn nguyên vật liệu, cách sử dụng, kĩ thuật chế tác, sáng tạo cho từng sản phẩm. Bởi vì quá trình lao động ấy tức là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ của người nghệ nhân, họ thổi vào từng sản phẩm tâm tư, tình cảm, tâm huyết làm nghề không chỉ của họ mà còn của cả gia tộc, của cả một cộng đồng. Những tác phẩm đó không hề vô tri mà nó chính là những tư duy, kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế hệ. Mỗi sản phẩm đều là một “đứa con tinh thần” tâm huyết của người nghệ nhân. Đó chính là phần tồn tại tuy vô hình những cần được bảo tồn của gốm Bát Tràng. Mặt khác, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa của mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi đất nước đang là một vấn đề nóng hổi, trong đó việc bảo tồn những sản phẩm truyền thống đang trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, các công tác bảo tồn là vô cùng cần thiết. Chính vì những lý do trên nên nhóm em đã chọn đề tài “Gìn

giữ và bảo tồn gốm Bát Tràng” để làm đề tài nghiên cứu cho môn Cơ sở văn hóa Việt Nam.

1. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát và đi thực tế tại làng gốm Bát Tràng, chúng em muốn cung cấp cho bản thân và mọi người những kiến thức cơ bản về gốm Bát Tràng, thấy được giá trị to lớn của ố Bát Tràng, và từ đó đưa ra những biện pháp bảo tồn và gìn giữu thiết thực, giúp nâng cao nhận thức của người dân về trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển gốm Bát Tràng.

1. Phạm vi nghiên cứu Chúng em tiến hành nghiên cứu gốm Bát Tràng trong thời gian từ ngày 17 tháng 3 năm 2022 đến 4 tháng 6 năm 2022.

1. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp đi thực địa tại làng gốm Bát Tràng [thôn Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội] và tìm hiểu qua sách, báo, tài liệu tham khảo.

1. Kết cấu của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 3 phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung nghiên cứu 1. Giới thiệu về gốm Bát Tràng 2. Nét đẹp văn hóa và vai trò của gốm Bát Tràng 3. Thực trạng hiện nay của gốm Bát Tràng 4. Phương pháp bảo tồn và giữ gìn Phần 3: Kết luận

rồi dùng mai thái mỏng. Sau đó, đất sẽ được loại bỏ những tạp chất và dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn. Đất sẽ được thái đi thái lại nhiều lần để tạo nên độ mịn, dẻo. Bước 2: Chuốt Gốm – Bước Tạo Hình Đồ Gốm Có 3 phương pháp tạo hình chính là: Tạo hình trên bàn xoay; tạo hình bằng khuôn và nặn đắp bằng tay. - Tạo hình trên bàn xoay : Đất luyện kỹ vừa, có độ dẻo. Sau đó đất được nặn thành dây dài to bằng cổ tay, người thợ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũng giữa bàn xoay, chân phải đạp bàn, hai tay chuốt. Mọi sản phẩm to, nhỏ, dày, mỏng đều do hai bàn tay điều khiển, không có khuôn mẫu nhất định, kích thước từng cỡ do mực mắt, có sai lệch nhưng không đáng kể. Tạo hình bằng bàn xoay, thường dùng để sản xuất những sản phẩm gốm có kích thước lớn như: Chum,

bình, ... - Tạo hình bằng khuôn : Phương pháp tạo hình bằng khuôn thường dùng để sản xuất các loại sản phẩm có khối lượng lớn như: Bát, đĩa, chén... - Nặn đắp bằng tay : Kỹ thuật nặn bằng tay được thể hiện rõ ở các con kê; đỉnh gốm, bao nung, lon, vại, các loại linh thú, tượng... Bước 3: Trang trí hoa văn Có 3 phương pháp để trang trí hoa văn tùy theo ý sáng tạo của người làm gốm - Vẽ trực tiếp lên gốm : Người thợ dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, cách trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. - Cắt gọt, khắc vạch trực tiếp : Sản phẩm gốm sau khi chuốt xong được phơi nắng, khi nào đất se cứng thì tiến hành sửa, gọt, cạo nhẵn.. đúng ý muốn. Các chi tiết khác như: quai, tai hoặc trang trí các hình động vật nổi, hoa

Hình 2: Tạo hình gốm trên bàn xoay

lá... Tất cả đều được thực hiện ở giai đoạn này. Khắc vạch là phương pháp trang trí hoa văn chủ yếu. Người thợ gốm vẽ hoặc khắc vạch trực tiếp lên xương gốm sau đó đem nung. - In hoa văn bằng khuôn : Một số sản phẩm gốm có hoa văn khắc chìm vào xương gốm được thực hiện bằng phương pháp in khuôn. Điển hình là các sản phẩm gốm men ngọc và gốm men hoa nâu. Bước 4: Tráng men Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ có thể nung sơ gốm ở nhiệt độ thấp rồi đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc đó trực tiếp tráng men rồi mới nung. Người thợ gốm thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên gốm mộc hoàn chỉnh Bước 5: Nung sản phẩm gốm Thời gian nung gốm sẽ được quyết định tùy theo loại vỏ và hình dáng của sản phẩm. Nếu là gốm đất nung, nhiệu độ sẽ từ 600 – 900°C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200°C, gốm sành xứ từ 1200 – 1250°C, gốm sành trắng từ 1250 – 1280°C và cuối cùng là đồ sứ từ 1280 – 1350°C.

2.1 Giới thiệu về làng Gốm Bát Tràng: Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam. Theo cuốn " Đại Việt sử kí toàn thư ", làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khoảng từ những năm 1010 đến 1225. Trong khoảng thời gian này, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm, Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với

sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

Ở thế kỉ XVIII, trang trí theo lối chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm sứ Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc như men trắng xám và men rạn. Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật... Hoa văn đường diềm phát triển mạnh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước...

2. Nét đẹp văn hóa và vai trò của gốm Bát Tràng 2.2. Nét đẹp văn hóa Trước hết, gốm sứ Bát Tràng là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Các sản phẩm của nghề gốm thủ công được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của từng gia đình như: bộ bát ăn cơm, bộ ấm chén uống trà, lọ cắm hoa, chum đựng nước, ... Từ xa xưa gốm Bát Tràng đã được coi là một hàng hóa quý, chỉ dùng trong những dịp trọng đại của cuộc đời như: Làm nhà, lấy vợ. Tiếp đó, nó còn là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật. Những sản phẩm gốm không chỉ là những vật phẩm kinh tế hay vật phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày của dân cư, nó còn là những sản phẩm mỹ nghệ, được làm nên từ bàn tay của những nghệ nhân sáng tạo. Hơn thế nữa gốm Bát Tràng còn là sản phẩm gắn với thú vui tao nhã của cha ông - nghệ thuật thưởng thức trà. Ấm trà là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật thưởng thức trà, ấm trà được chọn lựa kỹ càng để chịu được nhiệt cao, giữ được hương vị thơm ngon trọn vị trong từng loại trà. Như vậy, ta có thể khẳng định gốm sứ Bát Tràng là tinh hoa, là môt phần không thể thiếu trong đời sống về cả vật chất và tinh thần của người Việt. 2.2. Vai trò Về mặt kinh tế, sản phẩm gốm sứ của Bát Tràng hiện không chỉ tôn vinh làng nghề chỉ trong một món quà lưu niệm, mà mặt hàng gốm truyền thống đã được thừa nhận như một niềm tự hào về bản sắc dân tộc, đồng thời đem lại thu nhập cho cộng đồng địa phương, tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận người dân tại địa phương giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Về mặt xã hội ở làng Bát Tràng, mối quan hệ gia đình, dòng họ là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Quá trình khảo sát sự phát triển kinh tế ở làng Bát Tràng nhận thấy kinh tế hộ gia đình dựa trên giá trị nền tảng là tình yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giữa những người cùng huyết thống. Thêm nữa, ngày nay, đồ gốm sứ Bát Tràng ngày càng vươn xa hơn trên thị trường, không còn chỉ gói gọn là sản phẩm của một quốc gia mà chúng đang dần trở thành món đồ thiết yếu, phổ biến trên thế giới, là một phần đại diện cho văn hóa con

người Việt - cần cù, mạnh mẽ, bất khuất.

2. Bát Tràng ngày nay Trước đây, Bát Tràng nổi tiếng là làng nghề phát triển nhất trong thời buổi kinh tế thị trường, với kim ngạch xuất khẩu đứng đầu các làng nghề cả nước, hàng năm làng nghề Bát Tràng thu hút hàng triệu khách du lịch. Vậy nhưng, đến thời điểm này, việc sản xuất kinh doanh của Bát Tràng cũng gặp không ít khó khăn, các đơn hàng bị cắt giảm, lượng hàng tồn kho tăng cao kỷ lục, khó khăn chồng chất khó khăn. Điều này cũng dẫn đến việc làng nghề Bát Tràng không còn giữ được vị thế như xưa, những tinh hoa văn hóa cũng đứng trước nguy cơ mai một dần theo năm tháng. 2.3. Thực trạng về nhân công: Thiếu lao động là thực trạng chung của các gia đình làm gốm ở Bát Tràng. Mỗi xưởng chỉ có từ 5 đến 10 thợ chính còn lại hầu hết phải thuê thợ không chuyên ở chợ lao động. Làng nghề không đủ lao động để phục vụ cho sản xuất, thanh niên trong làng cũng không thực sự tâm huyết với nghề của cha ông để lại. Tại làng gốm Bát tràng, những gia đình cha truyền con nối chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện đang đào tạo nghề theo truyền thống, không bài bản đa năng, thiếu kinh nghiệm, thiếu khoa học, thiếu kế thừa và sáng tạo. Thế hệ tiếp nối truyền thống của làng nghề chưa có gì nổi bật. Thanh niên Bát Tràng vẫn chưa “mặn mà” lắm với nghề và cái danh nghệ nhân. Còn ít thanh niên tâm huyết, thực sự yêu nghề, sáng tạo và hướng đi mới cho gốm Bát Tràng. Làng gốm sứ Bát Tràng đã từng giải quyết việc làm cho khoảng 6 lao động địa phương và các nơi khác, nhưng giờ cũng chỉ còn khoảng 3 người. 2.3. Thực trạng về việc kinh doanh gốm: 60% hàng gốm sứ của Bát Tràng được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, đây là nguồn doanh thu lớn của làng nghề. Nhưng vài năm trở lại đây, hầu hết các đối tác nước ngoài cũng gặp khó khăn, nhiều đối tác giảm sản lượng hoặc không nhập hàng nữa. Thị trường thiếu marketing, phụ thuộc vào thị trường tự nhiên. Sản xuất phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, không có kế hoạch dài hơi, thiếu tính bền vững. Tự do cạnh tranh, dễ xảy ra tình trạng thiếu lành mạnh. Chây ỳ, phá giá, hàng nhái, hàng kém chất lượng,... 2.3. Thực trạng về chất lượng gốm: Nhiều sản phẩm gốm hiện nay có mẫu mã giống nhau, chất lượng kém, thiếu những sản phẩm chau chuốt, truyền thống, tinh hoa vốn có tiếng từ lâu của làng nghề này. Hàng thủ công mỹ nghệ của làng gốm Bát Tràng đang rơi vào tình trạng rất khó khăn. Hiện nhiều doanh nghiệp ngành này đang phải chịu

Không chỉ vậy, tinh thần hiếu khách, khát khao quảng bá sản phẩm quê hương của người dân Bát Tràng cũng chính là lý do giúp làng gốm Bát Tràng ngày càng được nhiều người nhớ đến, và ngày càng phát triển. Trong quá trình đi thực tế, chúng em thấy rằng người dân ở đây rất năng học hỏi, tìm tòi để tạo nên một số mẫu mã mới, học thêm ngôn ngữ mới để dễ dàng tiếp cận với xu hướng hiện đại và khách du lịch.

2. Nguyên nhân và phương pháp bảo tồn và giữ gìn 2.4. Nguyên nhân: Đầu tiên là nguyên nhân chủ quan. Càng ngày càng ít các nghệ nhân tâm huyết với nghề, họ để ý đến lợi nhuận kinh tế mà quên việc phát triển truyền thống văn hóa. Họ chỉ nghĩ làm sao để có thể sản xuất ra nhiều hàng, đáp ứng đủ nhu cầu của người mua mà không để ý đến chất lượng của gốm. Hoặc họ không chịu sáng tạo những mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người mua. Chính vì thế có những nghệ nhân lành nghề nổi tiếng những lại ít chú trọng việc truyền lại cho đời sau khiến rất nhiều nhà làm gốm gia truyền biến mất. Thêm vào đó, cũng có những nghệ nhân làm gốm nhiều đời, có chất lượng sản phẩm tốt nhưng lại đi theo lối kinh doanh xưa cũ, không có chiến lược kinh doanh và quảng bá phù hợp với thị trường hiện tại. Điều này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm gốm chất lượng nhưng lại rơi vào tình trạng tồn kho, nhiều sản phẩm gốm của các thị trường nước ngoài có cơ hội xâm nhập vào thị trường Việt Nam và có được sự yêu thích của giới trẻ. Những nguyên nhân xuất phát từ xã hội cũng khiến gốm Bát Tràng khó

phát triển. Kinh tế phát triển quá nhanh dẫn đến hiện tượng một số người bỏ làng nghề đi tìm kiếm công việc mới, có mức lương ổn định hơn. Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến thực trạng gốm Bát Tràng khó phát triển hơn xưa, qua quá trình tìm hiểu và đi thực tế, chúng em đã nhận ra làng gốm Bát Tràng ngày nay đã có sự thay đổi tích cực hơn nhờ sự quan tâm của nhà nước, các doanh nghiệp, như đầu tư xây dựng bảo tàng gốm Bát Tràng, hợp tác với các nghệ nhân để đem sản phẩm của họ đến gần hơn với người dùng. 2.4. Giải pháp bảo tồn và giữ gìn Với các nghệ nhân, họ cần tâm huyết với nghề hơn nữa, đặt cả chữ tâm vào việc làm gốm, kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế với chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, những gia đình có lịch sử làm gốm lâu đời cũng cần phải chú trọng việc truyền nghề cho đời sau, để thương hiệu gốm gia truyền tiếp tục tồn tại. Bên cạnh đó, những người làm gốm và bán gốm Bát Tràng cũng cần mở rộng thil trường, quảng bá sản phẩm không chỉ ở trong nước mà cả ở những thị trường quốc tế, đem gốm Bát Tràng đến gần hơn với các bạn bè quốc tế. Với xã hội, nhất là các bạn trẻ, nên quan tâm về làng gốm Bát Tràng, gốm Bát Tràng hơn để có thể giới thiệu cho những người xung quanh. Và chính các bạn hãy thử trải nghiệm một lần đến với làng gốm Bát Tràng để ngắm nhìn những sản phẩm khéo léo do những nghệ nhân lành nghề tạo ra và nghe những câu chuyện về cuộc đời gắn liền với đắt sét, bàn xoay và lò nung của người dân nơi đây.

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nghệ nhân Phạm Ngọc Huy, gia đình cô Yến đã giúp đỡ, giải đáp thắc mắc của chúng em trong quá trình đi thực tế tại làng gốm Bát Tràng. Và cảm ơn du khách người Nam Phi đã dành thời gian chia sẻ cảm xúc của cô khi đến với làng gốm Bát Tràng. Sự giúp đỡ của mọi người đã tạo thêm động lực để chúng em hoàn thành bài nghiên cứu này.

Chủ Đề