Lựa chọn 1 chủ đề tự học và lập kế hoạch tự học cho chủ đề đó

Phương pháp tự học hiệu quả là điều cần thiết với tất cả mọi lứa tuổi. Dù bạn còn là lứa tuổi học sinh hay đã ra trường, chỉ cần còn muốn học kiến thức, bạn sẽ luôn cần những phương pháp này. Hôm nay, Seoul Academy sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp tự học tại nhà, giúp bạn nhanh chóng tiếp thu kiến thức và nâng cao trình độ.

Đề ra mục tiêu học tập và luôn nhắc nhở bản thân về lý do và mục tiêu đó. Khi đó, bạn sẽ có đầy đủ động cơ để học tập và trở nên tích cực hơn.

Hiểu rõ việc học là học cho bản thân, mục tiêu học là gì là phương pháp tự học hiệu quả, giúp bạn có động lực và tự giác hơn

Bạn phải hiểu rõ lý do vì sao phải học, mục tiêu là gì và khiến nó thật mạnh mẽ trong tâm trí. Chỉ như thế, mỗi khi bạn nghĩ đến việc học thì nguồn năng lượng trong cơ thể bạn mới dâng trào. Khiến bạn yêu thích, thích thú và tích cực học tập hơn.

Đây là điều đầu tiên cần phải làm trong các phương pháp tự học hiệu quả. Khi lý do và mục tiêu của bạn lớn, trong bạn sẽ có một sự thúc đẩy mãnh liệt. Bạn sẽ chủ động, tự giác học tập, tìm kiếm kiến ​​thức, thay vì chờ đợi ngoại lực tác động.

Để việc suôn sẻ, dù là việc lớn hay nhỏ. bạn cũng cần phải có kế hoạch chi tiết và cụ thể. Phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định khối kiến thức cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cụ thể để học tập.

Hãy lên kế hoạch theo giờ, ngày, tuần và tháng, càng cụ thể càng tốt. Sau đó, bạn chỉ cần xem và thực hiện theo, tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Khi có nhiều câu hỏi trong đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Chẳng có cách nào khác, bạn phải ngồi dậy để nghiên cứu và trả lời những câu hỏi này. Đây chính là một trong những phương pháp tự học hiệu quả nhất mà bạn nên thử.

Câu hỏi, thắc mắc sẽ làm bạn có động lực tìm tòi, nghiên cứu và tự giác học tập hơn.

>>> Xem thêm: Phương pháp học nhóm hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá dễ hài lòng với tất cả những gì người khác chỉ bảo. Việc bạn chấp nhận câu trả lời một cách hời hợt sẽ khiến khả năng tự học của bạn kém đi. Tạo thành thói quen xấu như lười suy nghĩ và không chịu tìm tòi, khiến bạn ngày càng đi xuống.

Mỗi người sẽ có những phương pháp tự học hiệu quả khác nhau. Bạn chỉ nên tham khảo chứ đừng nên cố gắng ép bản thân thực hiện phương pháp của người khác.

Nếu bạn không biết cách nào phù hợp với mình, hãy thử trước nhiều lần. Sẽ mất vài tháng, hoặc tận nửa năm để có kết quả chính xác nhất. Bởi khó mà khẳng định việc học của bạn hiệu quả chỉ sau một vài lần thực hiện. Bạn có thể thử một số cách sau đây xem cái nào hiệu quả với bạn.

Học những gì bạn yêu thích sẽ khiến bạn dễ dàng học tập và làm việc hơn. Những môn này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục việc tự học, ngay cả khi bạn cảm thấy chán nản.

Tuy nhiên, với học sinh, sinh viên, không phải môn nào bạn cũng sẽ muốn học. Vậy nên, phân bổ môn không thích và môn yêu thích đan xen với nhau. Khi học xong một môn khó nhằn, bạn hãy nghỉ ngơi chút và học môn khiến mình hứng thú. Điều này sẽ khơi dậy hứng khởi trong bạn và giúp bạn có động lực trở lại.

Đan xen những môn không thích và những môn bạn hứng thú với nhau để tạo động lực tốt cho việc học

Nếu mới bắt đầu tự học, hãy đặt khoảng thời gian ngắn từ 15 phút đến 30 phút. Sau đó, tăng dần lên để mỗi ngày để việc học ngày càng tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ quen dần với việc tự giác học tập.

Nếu thấy tự học một mình quá khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Lập một nhóm nhỏ từ 3 – 5 người có thể sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn. Với sự giao lưu, chia sẻ, trao đổi tài liệu, thảo luận kiến thức,… sẽ tạo động lực học tập cho bạn hơn rất nhiều. Phương pháp tự học hiệu quả này cũng dành cho những bạn chỉ có thể học tốt khi được người khác giảng dạy.

Chia sẻ những điều đã học được sẽ giúp bạn hiểu rõ bài học hơn. Việc này còn giúp tự đánh giá và bổ sung lượng kiến thức thiếu sót cho bản thân. Đây là một trong những cách mà bạn nên thử áp dụng.

Nhiều bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế. Khi hiểu rõ về lý thuyết gắn với hoàn cảnh nào trong thực tế, bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu sâu và nhớ lâu hơn.

Tìm kiếm thêm tài liệu, bài tham khảo, video từ sách báo hoặc mạng có liên quan đến kiến thức. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được thông tin thực tế, và hiểu sâu hơn về những gì cần học.

Liên hệ kiến thức với thực tế là phương pháp tự học hiệu quả, giúp tiếp thu kiến thức nhanh và sâu hơn

>>> Xem thêm: Bật mí 7 phương pháp học hiệu quả cho sinh viên

Có rất nhiều cách ghi nhớ như: viết lại nhiều lần trên giấy, vẽ sơ đồ hệ thống, đọc to, đọc thầm,… Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ kiến thức khác nhau. Bạn hãy lựa chọn cho mình một cách ghi nhớ nhanh và hiệu quả nhất nhé!

Hãy thử một số phương pháp xem bản thân học từ nghe-nhìn tốt hơn hay qua lời nói tốt hơn bạn nhé! Trong thời gian đó, bạn cần kiên nhẫn và chịu khó thay đổi phương pháp học nếu nó không hiệu quả.

Rèn luyện tính kỷ luật khi tự học. Hãy dẹp bỏ toàn bộ những vật có thể gây phân tâm khi học. Và xác định rằng, khi ngồi vào bàn học, bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí, sự tập trung cho bài học chứ không phải là một thứ gì khác.

Kỷ luật này cần gắn chặt với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Tự học là sự tự giác và bạn cần phải tự ép buộc bản thân làm việc đúng đắn. Tự rèn luyện trật tự kỷ luật sẽ giúp bạn trên con đường sự nghiệp và cuộc sống sau này rất nhiều.

Tự học sẽ gắn liền với việc tự kiểm tra kiến thức bản thân. Hãy tưởng tượng như mình đang ở trên lớp, bạn có thể tìm kiếm hoặc từ lập những bài kiểm tra ngắn cho mình.

Kiểm tra kiến thức là phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn củng cố lại lần nữa những gì đã học.

Tự kiểm tra kiến thức là phương pháp tự học hiệu quả, rèn luyện tính kỷ luật, tự giác và ôn tập lại kiến thức tốt

Đừng cố ghi nhớ quá nhiều thứ lộn xộn. Bạn chỉ nên ghi nhớ những thông tin, kiến ​​thức quan trọng, cần thiết. 

Hoặc bạn có thể chia nhỏ kiến thức thành từng phần để cảm thấy đỡ nhàm chán và có động lực tự học hơn.

Mỗi một kiến thức được học, bạn cần hiểu rõ và hiểu sâu để nắm vững. Như thế, bạn sẽ biết cách áp dụng chúng phù hợp. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học. Bộ não chúng ta có cơ chế tự lãng quên dần theo thời gian. Vì thế, việc tự học là việc cả đời chứ không phải nhất thời. Lâu lâu hãy ôn lại kiến thức cần thiết nhé!

Trên đây là một số phương pháp tự học hiệu quả được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. Bạn có thể thử một hoặc nhiều phương pháp học tập cùng một lúc để xác định cách học phù hợp với bản thân. Chúc bạn nhanh chóng nâng cao việc thành tích học tập và hiểu sâu thêm kiến thức đã học

Lập kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng quan trọng nhằm giúp bạn chinh phục đỉnh cao tri thức.

6/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài [ chẳng hạn giờ Ngoại ngữ]:

7/ Sửa đổi kế hoạch học tập.

Nếu bạn đang phàn nàn tại sao mình không có hứng thú gì cho việc học trong khi tiết kiểm tra lại đang đến gần, tại sao mình không thể dành tối đa thời gian cho việc học thì ngay từ bây giờ, hãy cùng lập kế hoạch cho một tuần học hành chăm chỉ và thực sự hiệu quả.

Đây là yếu tố quan trọng và mang tính chất quyết định nhất liệu bạn có thành công với bảng kế hoạch đã vạch ra của mình hay không bởi vì nếu tất cả những dự định của bạn chỉ nằm trên giấy mà không được chuyển thành hành động cụ thể thì làm sao thành công đúng không nào? Nếu bạn chưa có đủ quyết tâm, hãy bình tĩnh hơn, ngồi vào bàn học và suy nghĩ về công việc học tập của mình, bạn có thể mơ tưởng đến một tương lai sáng sủa phía trước như mình sẽ trở thành một nữ doanh nhân thành đạt chẳng hạn, hoặc gần hơn, bạn nghĩ đến ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học với ngôi vị thủ khoa sẽ như thế nào: bạn nhảy cẫng lên, báo cho bố mẹ biết tin…tưởng tượng chi tiết vào, rồi bạn sẽ có động lực cho sự quyết tâm ngay thôi.

Bạn cần có mục tiêu rõ ràng cho mình, đặt từ mục tiêu xa đến gần nhất. Mục tiêu của bạn có thể là mai này trở thành một bác sĩ giỏi, một cô giáo…rồi gần hơn như vào được đại học, sau đó, chia nhỏ mục tiêu hơn nữa, chẳng hạn, mục tiêu cho học kỳ I, kỳ II…

Bạn hãy bắt đầu liên tưởng đến tuần sau đi, xem xem mình có môn nào kiểm tra gì không, hãy bắt đầu lập kế hoạch cho những môn học đó trước. Nên nhớ nguyên tắc, việc nào quan trọng, làm trước, chưa quan trọng, nên để sau. Trong bảng kế hoạch của mình, bạn ghi rõ giờ nghỉ ngơi, giờ học, giờ vui chơi.

Và tất nhiên giờ vui chơi, nghỉ ngơi phải ít hơn giờ học.Mỗi ngày bạn nhớ phải dành ra khoảng trống nhấtđịnh để dành cho những việc bất ngờ, bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ của ngày hôm đó mà không bị lệch kế hoạch đã vạch sẵn.

Cuối tuần, bạn phải có một chút thời gian để tổng kết lại tất cả những gì mình đã làm được, chưa làm được trong tuần vừa qua để nhận xét, đánh giá và điều chỉnh kịp thời cho những tuần học sau. Và khi bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên tự thưởng cho mình một điều gì đó để có nguồn khích lệ, động viên.
 

Kỹ năng lập kế hoạch học tập

Sau đây là một vài bí quyết mà bạn có thể tham khảo và thực hiện, chúng sẽ giúp đỡ bạn trên con đường lập kế hoạch học tập hiệu quả.

1. Vạch ra mục tiêu [ngắn hạn/dài hạn] của cuộc đời

Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ ràng, trong cuộc đời mỗi người, vạch ra mục tiêu là vô cùng quan trọng.

* Bạn hãy thử nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời mình bằng cách trả lời câu hỏi sau:

- Bạn muốn đạt được điều gì [nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức,…]

- Bạn mơ ước gì?

* Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ [4-5 tháng] này, mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong tuần này, ít nhất bạn phải hoàn thành 20 bài tập toán.


* Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc [sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn] giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.

* Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được được hay không? Để làm rõ, bạn hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết "lượng sức mình".

2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

* Bạn thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu khuyết điểm của bản thân như sau:

- Tính cách của bạn ra sao? Có gì đặc biệt? Bạn bình thản, trầm tính, nóng nảy hay hoạt bát?

- Ngoại hình như thế nào?

- Bạn giỏi/yếu lĩnh vực/bộ môn nào?


- Bạn có năng khiếu gì?

- Bạn sợ gì?

- Bạn đang ở vị trí nào trong học tập ở lớp?

- Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể cho mọi người thấy điểm mạnh đó bằng cách nào?

- Khuyết điểm của bạn là gì? Bạn đã làm gì đối với khuyết điểm đó?

- Bạn có thể làm được việc gì tốt nhất hay tệ nhất?

· Để khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người thân, các hoạt động xã hội, học tập để biết rõ bản thân hơn.

3. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

Bạn nghĩ đến:

* Tầm quan trọng ưu tiên của công việc

1. Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?

2. Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí [thời gian, sức lực,…] cho việc này?

3. Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?

4. Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?

5. Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?
 


* Địa điểm thực hiện công việc

1. Làm bài tập nhóm ở đâu [nhà bạn, sân trường, thư viện,…]?

2. Đi đá banh ở đâu?

* Chi phí cho nội dung công việc

- Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, để đi chơi, để nghỉ ngơi.

- Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự liên hoan sinh nhật.

* Người nào?

- Làm bài với ai?

- Ai cùng chạy tiếp sức với bạn ngày mai? Đã thảo luận kế hoạch chưa?

- "Tắc tị/bí" khi làm bài thì cần gặp ai?

- Ai sẽ giúp bạn? Nếu không có người đó thì người khác sẽ là…?

* Phương tiện/công cụ

- Sách bài tập hay sách giáo khoa nào?

- Sử dụng máy tính hay có thể tính nhẩm?

- Đi học bằng xe đạp hay ba mẹ đưa đón?

- Danh sách công thức hay cẩm nang toán học nào mà bạn cần?

* Phương pháp thực hiện

Bạn cần hình dung phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:

1. Có sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?

2. Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?

3. Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả hai bài lịch sử?

4. Cách tóm tắt bài văn này như thế nào?

5. Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?

6. Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?

* Kiểm tra, điều chỉnh:

Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như:

- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.

- Có những điểm nào cần kiểm tra [mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ,…]?

Thiết nghĩ, con đường thành công của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước được, nhưng bạn đừng để lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy cố gắng hết sức mình, để mình có thể "trưởng thành" và biết cách biến tri thức nhân loại thành tri thức của bản thân.
 

Lập kế hoạch tự học ngoại ngữ
 

Cho dù bạn mới bắt đầu học ngoại ngữ hay đã học trong một thời gian dài, việc lập kế hoạch học tập cũng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà bạn đang học. Kế hoạch học tập bao gồm [1] những hoạt động học tập của bạn trong suốt quá trình học và [2] những hoạt động học tập trong ngày của bạn. Sau khi lập kế hoạch, bạn có thể bắt đầu tự học theo cách mình muốn.

1. Đặt mục tiêu

Bước đầu tiên khi lập bảng kế hoạch là đặt ra mục tiêu bạn muốn đạt được. Mục tiêu này càng cụ thể càng tốt. Lấy ví dụ, mục tiêu là “Tôi muốn sử dụng thông thạo 3000 từ sau 6 tháng nữa” sẽ cụ thể hơn là mục tiêu “Tôi muốn vốn từ của mình trở nên phong phú sau 6 tháng”.

Sau khi bạn đã có mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ nó ra thành mục tiêu hàng tháng, hàng tuần, hay hàng ngày. Điều này không những ngăn ngừa cảm giác “choáng ngợp” trước mục tiêu mà còn giúp bạn dễ dàng quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu của mình. Sau khi bạn đã đạt được hết tất cả các mục tiêu nhỏ rồi thì... hãy nhìn lại xem, bạn đã đạt được mục tiêu lớn của mình lúc nào không hay rồi đấy!

2. Lựa chọn các công cụ và tiện ích học tập

Bạn có thể chọn ra những công cụ và tiện ích học tập giúp bạn học một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là:

  • Từ điển hay kim từ điển
  • Sổ tay
  • Giáo trình
  • áy vi tính
  • Bộ tài liệu luyện thi
  • Điện thoại di động
  • Phần mềm hướng dẫn tự học tiếng Anh
  • Flashcards
  • Phim ảnh và nhạc
  • Sách truyện
  • ...


Việc lựa chọn cũng tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Nếu bạn thích sử dụng từ điển giấy hơn kim từ điển, hãy chọn từ điển giấy. Nếu bạn không thích coi phim, hãy nghe đài. Nếu bạn không thích đọc sách, chẳng sao cả, bạn có thể lướt web đọc báo. Khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn sẽ tiếp thu dễ dàng hơn.

3. Học từ vựng

Từ vựng là cái cơ bản nhất bạn cần trau dồi, vì không có từ vựng thì bạn không thể nghe, nói, đọc, viết được. Nếu như bạn đang học tiếng Anh tổng quát, hãy học những từ và cụm từ phổ biến nhất trước. Nếu bạn đang học tiếng Anh chuyên ngành, hãy tập trung vào các từ và cụm từ chuyên môn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng:

  • Tra các từ và cụm từ mới sử dụng tất cả các công cụ bạn có. Nếu như đó là một cụm từ chuyên ngành trong từ điển thường không có, bạn có thể tìm sự trợ giúp từ các diễn đàn học tiếng Anh, hoặc tra tìm theo cú pháp [từ vựng/cụm từ] + definition trên Google.
  • Khi bạn đọc sách, xem phim, lướt net... nếu gặp phải từ hay cụm từ mình chưa biết, hãy ghi lại chúng vào sổ tay. Bạn có thể mang theo mình một cuốn từ điển mini hay kim từ điển để tra các từ này.
  • Bạn cũng có thể mang theo flashcard để học từ khi có thời gian rãnh. Học mỗi lúc một vài từ sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn là cố gắng học nhiều từ cùng lúc. Bạn có thể tự vẽ lên flashcard để minh họa cho từ, bởi vì từ vựng sẽ được nhớ lâu hơn nếu được liên kết với một hình ảnh sinh động.
  • Bạn chỉ có thể nhớ lâu nếu thường xuyên ôn tập, nên hãy cố gắng sử dụng những từ mình mới học càng nhiều càng tốt. Hãy đưa từ mới học vào trong những hoạt động hằng ngày vì như vậy bạn sẽ được làm quen với từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
  • Bạn phát âm to từ mình mới học cho đến khi tự tin với phát âm của mình. Nếu không chắc chắn, hãy thu âm và thử nghe lại giọng của mình để chỉnh sửa dần dần cho đến khi đúng.

4. Học ngữ pháp


Khi bạn đọc hay nghe tài liệu, bạn sẽ phát hiện ra một số điểm ngữ pháp mình chưa biết. Khi đó, bạn hãy sử dụng các công cụ học tập của mình để tìm hiểu về điểm ngữ pháp đó và ghi chúng vào sổ tay. Nếu vẫn chưa hiểu được, bạn hãy nhờ một người hiểu rõ hơn giải thích cho mình hoặc vào diễn đàn để hỏi những thành viên khác.

Ngoài ra, khi viết ghi chú hay lập kế hoạch những việc cần làm trong ngày, bạn có thể sử dụng những điểm ngữ pháp mình mới học. Hãy tìm kiếm cơ hội thực hành các điểm ngữ pháp này trong cuộc sống thường ngày.

5.

Nghe một cách chủ động

Khi nghe, bạn hãy lắng nghe thật kỹ xem người bản xứ nói gì và bắt chước ngữ điệu của họ, đồng thời chú ý tìm ra những từ và cụm từ bạn vừa mới học. Điều này giúp bạn nhớ lâu hơn những gì vừa học.

Nếu như bạn nghe thấy một từ hoặc cụm từ được sử dụng khác với cách mà bạn biết, hãy ghi chú và thực hành cách sử dụng mới này.

Đối với những tình huống bạn có thể dự đoán được người khác sẽ nói gì, hãy tìm hiểu và thực hành cách trả lời trước.


6. Nâng cao kỹ năng đọc

Bạn chọn lựa những tài liệu phù hợp với trình độ của mình để đọc. Ban đầu, bạn đọc những chủ đề mà mình yêu thích, sau đó dần mở rộng sang những chủ đề khác. Bạn có thể mang theo một cuốn sách khi đi ra ngoài và đọc trong thời gian rảnh.

Khi đọc, nếu bạn gặp phải những từ, cụm từ hay điểm ngữ pháp mới, cố gắng đoán ý nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Sau đó, bạn viết chúng lên flashcards để học dần.

7.    Nâng cao kỹ năng viết và nói
 

Sau khi bạn đã tích lũy đủ vốn từ và ngữ pháp, khả năng viết và nói ngoại ngữ sẽ hình thành một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần thực hành nhiều hơn để biến khả năng thành kỹ năng, rồi sau đó nâng cao kỹ năng là được.

Bạn có thể nhờ một người trình độ cao hơn mình giúp chỉnh sửa lỗi sai khi nói và viết. Mỗi ngày, bạn ôn lại một số từ vựng và điểm ngữ pháp, và cố gắng sử dụng chúng khi nói và viết.

Bạn hãy chủ động tìm cơ hội thực hành nói với người bản xứ, lắng nghe họ nói và bắt chước ngữ điệu của họ.

Đối với kỹ năng viết, đầu tiên bạn viết theo chủ đề mình yêu thích, sau đó mở rộng sang các chủ đề khác.

8.    Nhờ sợ trợ giúp của những người xung quanh


Nếu bạn quen với người bản xứ, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này! Hãy đặt câu hỏi về những điểm bạn chưa rõ và nhờ họ đưa ra nhận xét để cải thiện kỹ năng nghe nói của bạn.

Đừng ngại ngần khi yêu cầu họ giúp đỡ, chẳng hạn như khi bạn muốn học cách diễn đạt một ý nào đó, bạn có thể hỏi: “How do you say ?” “How do you pronounce that?” “What does that mean?” “Would you please repeat that?”, sau đó ghi chú lại câu trả lời để học sau.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ người khác kiểm tra lại từ vựng bạn mới học bằng flashcard...

9.    Đánh giá và xem lại kế hoạch học tập

Mỗi tuần, bạn tự đánh giá xem mình đã tiến bộ được bao nhiêu, có đạt được mục tiêu học tập của tuần chưa, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Bạn có thể tự thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu mình đề ra, cách này cũng giúp bạn có động lực học tập hơn.

Lập kế hoạch học tập giúp bạn hệ thống toàn bộ quá trình học của mình và theo tiến bộ học tập theo ngày, tháng, năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh lại hoạt động học tập cũng như mục tiêu học tập cho phù hợp để bắt đầu tự học.

kế hoạch học tập hiệu quả nhất cho bạn
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Cách lập kế hoạch tháng
Kế hoạch luyện thi Ielts cực chuẩn cho bạn
Kế hoạch học tiếng Nhật hiệu quả
Kế hoạch luyện thi đại học để đỗ điểm cao

 [ST]

Video liên quan

Chủ Đề