Làm thế nào để tăng chiều cao ở tuổi 23

Ở giai đoạn này, khả năng phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Thai nhi cũng có những thời kỳ tăng trưởng rõ rệt trong khoảng 40 tuần nằm trong bụng mẹ:

👉 20 tuần đầu tiên: Những thai nhi khỏe mạnh sẽ phát triển từ phôi thai đến khi đạt được chiều dài khoảng 25cm sau 20 tuần đầu.

👉 20 – 28 tuần: Ở cuối tuần 28, thai nhi có thể tăng từ 300 gram lên 1000 gram, chiều dài tăng lên khoảng 35 – 40cm. Kết quả này xảy ra do sự kích thích của các nội tiết tố, protein, biểu bì…

👉 28 – 40 tuần: Cùng với phát triển trí não, thể chất trong giai đoạn này cũng tăng trưởng mạnh. Thai nhi có thể đạt 50cm ở cuối thời kỳ, kết quả này còn tùy thuộc vào giới tính, gen di truyền và các biến số khác.

3 năm đầu đời

Đây là giai đoạn “vàng” thứ hai để trẻ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Cuối năm đầu tiên, trẻ sẽ tăng khoảng 25cm, sau đó cuối năm thứ 2 sẽ tăng thêm khoảng 11 – 13cm. Chiều cao trung bình của bé gái hai tuổi là 86cm, đối với bé trai cùng tuổi là 88cm. Tốc độ tăng trưởng ở năm thứ 3 sẽ chậm hơn hai năm đầu, trẻ tăng thêm trung bình 6,2cm/năm.

3 năm đầu tiên là thời gian trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất. Do đó, cha mẹ cần đầu tư dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, đảm bảo trẻ được bổ sung đủ các nhóm chất để không chỉ phát triển về chiều cao mà còn giữ được mức cân nặng hợp lý. Đồng thời, hãy hạn chế các tác nhân gây cản trở quá trình phát triển bình thường của con.

Tuổi dậy thì

Giai đoạn “vàng” cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao với tốc độ mạnh mẽ chính là những năm tháng dậy thì. Thông thường, tuổi dậy thì ở nữ diễn ra trong khoảng 10 – 16 tuổi, trong khi nam giới dậy thì muộn hơn khoảng 11 – 18 tuổi. Lúc này, chiều cao sẽ tăng lên liên tục, trong đó có 1 – 2 năm tăng trưởng vượt bậc để đạt mức tăng tối đa 10 – 15cm/năm.

Quá trình phát triển thể chất ở tuổi dậy thì tập trung vào khung xương và cơ bắp. Đây cũng là thời điểm trẻ có những rào cản nhất định đến từ môi trường xung quanh, đòi hỏi phải vượt qua nếu muốn đạt được chiều cao tốt. Những trẻ áp dụng chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi khoa học sẽ điều chỉnh được mức tăng trưởng tối ưu. Sau thời gian dậy thì, bạn có thêm 2 – 3 năm tăng chiều cao với tốc độ rất chậm.

Chiều cao tăng mạnh ở tuổi dậy thì

23 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Nam 23 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Nam 23 tuổi có chiều cao chuẩn là 177cm. Đây là kết quả của quá trình chăm sóc sức khỏe đảm bảo khoa học, chính xác được áp dụng liên tục từ sớm. Những bạn nam 23 tuổi chưa đạt được mức chiều cao này chứng tỏ đã không áp dụng sớm thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Nữ 23 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Chiều cao chuẩn của nữ 23 tuổi cũng là chiều cao cố định với kết quả khoảng 163,2cm. Các bạn nữ ăn uống đủ chất, thường xuyên tập thể dục, thể thao, ngủ đủ giấc, đúng giờ có cơ hội đạt chiều cao chuẩn khi trưởng thành. Ngược lại, nếu đã 23 tuổi nhưng bạn chưa có mức chiều cao này, hãy kiểm tra lại thói quen sống của mình.

  • Tham khảo thêm: Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

23 tuổi có thể tăng chiều cao không?

Thông thường, con người ngừng cao ở 20 tuổi, một số ít trường hợp tiếp tục phát triển đến 22 tuổi chủ yếu là nam giới dậy thì muộn và mức cải thiện rất thấp. Do đó, bạn phải chấp nhận việc ngừng cao ở tuổi 23. Để kiểm tra khả năng tăng chiều cao ở độ tuổi này, bạn có thể theo dõi thông qua một số yếu tố nhận biết:

👉 Kích cỡ giày không thay đổi trong thời gian dài do kích thước bàn chân tỷ lệ thuận với khả năng phát triển chiều cao.

👉 Các yếu tố tâm sinh lý đã ổn định.

👉 Chụp X-Quang để kiểm tra tình trạng hoạt động của sụn tăng trưởng.

Vì sao không thể phát triển thêm chiều cao ở tuổi 23?

Xương của bạn chỉ có thể phát triển trong 18 – 20 năm. Sự kéo dài của xương là do sụn tăng trưởng còn mở và hoạt động, đây là phần sụn nằm ở giữa các đầu xương. Khi sụn hoạt động, các tế bào xương ở vị trí này được hình thành và cốt hóa thành xương cứng, đồng nghĩa với xương được kéo dài. Khi sụn ngừng hoạt động, xương cốt hóa hoàn toàn, các tế bào mới không được sản sinh, kết thúc quá trình tăng trưởng của xương.

  • Tham khảo thêm: Chiều cao phát triển đến năm bao nhiêu tuổi thì không cao nữa

Cách tăng chiều cao tuổi 23 phù hợp nhất

Phối hợp trang phục khéo léo

Bằng cách khéo léo lựa chọn và phối hợp trang phục, bạn có thể đánh lừa thị giác người nhìn. Một số loại trang phục giúp bạn “ăn gian” chiều cao hiệu quả như: Áo/quần/chân váy sọc dọc, quần/chân váy cạp cao, áo croptop, chân váy chữ A, giày cao gót, giày tăng chiều cao, trang phục đơn sắc, có họa tiết không quá rườm rà…

Chọn kiểu trang phục phù hợp để “hack” dáng nhé!

Phẫu thuật kéo dài chân

Một cách tăng chiều cao nữa dành cho những người không còn khả năng tăng trưởng tự nhiên chính là phẫu thuật kéo dài chân. Đây là hình thức can thiệp y tế để cố định đinh trong tủy xương, kéo giãn xương từ từ, thường được thực hiện ở ống chân hoặc bắp đùi. Mỗi vị trí có thể cải thiện 8 – 8,5cm, tùy vào thể trạng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn mức phù hợp.

Mặc dù có thể cải thiện được chiều cao nhưng phẫu thuật kéo dài chân không phải là giải pháp tối ưu được khuyên thực hiện. Một số điều bạn cần lưu ý khi cân nhắc áp dụng biện pháp này:

👉 Thời gian phục hồi lâu, tối thiểu 5 – 6 tháng để có thể hoạt động bình thường.

👉 Chi phí không nhỏ, bao gồm các loại chi phí xét nghiệm, phẫu thuật, thuốc thang và vật lý trị liệu sau khi phẫu thuật.

👉 Có nguy cơ đối mặt với một số rủi ro như: Lệch trục khớp, biến dạng khớp do vận động sớm; dị ứng thuốc; nhiễm trùng vết cắm đinh…

👉 Chịu nhiều đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần.

👉 Không thể di chuyển trong một thời gian dài.

Điều chỉnh tư thế

Tư thế đứng thẳng cũng giúp bạn trông cao hơn chiều cao thực tế. Do đó, hãy duy trì tư thế đứng đúng chuẩn bằng cách luôn đứng thẳng lưng, đầu và cổ giữ thẳng, không trụ một chân quá lâu hoặc đứng một tư thế quá 10 phút. Ngoài ra, các tư thế ngồi, nằm cũng nên được chú ý để tránh các tình trạng cong vẹo cột sống, tổn thương xương chậu…

  • Tham khảo thêm: Tư thế ngồi giúp tăng chiều cao hiệu quả

Thói quen cần tránh để tuổi 23 có thể tăng thêm chiều cao

Mặc dù tuổi 23 khó có thể tăng thêm chiều cao, nhưng bạn vẫn nên áp dụng lối sống lành mạnh để tránh cản trở quá trình phát triển thể chất, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương xảy ra. Một số thói quen cần tránh ở giai đoạn này để duy trì chiều cao:

👉 Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, đồ uống quá nhiều caffeine…

Chủ Đề