Làm thế nào để gia đình yêu thương nhau hơn

Sau đây là bí quyết giúp các gia đình luôn hạnh phúc để thấu hiểu nhau và duy trì tình cảm gia đình:

Luôn hướng về gia đình

Gia đình quan trọng với mỗi người và hãy luôn yêu thương, coi trọng gia đình là số 1. Khi chúng ta biết yêu và trân quý ngôi nhà của mình sẽ luôn khiến bản thân được bao bọc, bảo vệ và ấm áp. Nhà cũng là nơi bình yên nhất mà mỗi người có được, khi đó bạn sẽ có hứng khởi để trở về tổ ấm. Hãy nghĩ rằng đằng sau mình là mẹ cha, là vợ, là tiếng nô đùa của con thôi thúc ta trở về sau mỗi mệt mỏi. Khi ta dành tất cả cho gia đình, niềm vui, hạnh phúc sẽ được nhân lên với nhiều người khác.

Dành nhiều  thời gian cho con cái

Dù công việc bận rộn, cha mẹ nên có ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày ngồi cùng con cái. Sau thời gian đi học, giây phút gần gũi nhất là ở bên bố mẹ. Cùng nhau nghe con kể về chuyện đi học, chuyện bạn bè, chuyện thầy cô. Hay đơn giản ngồi nghe một bản nhạc cùng con, xem một trận bóng đá với con. Đó chính là sợi dây gắn kết, con cái không có cảm giác bị bỏ rơi, thiếu quan tâm từ bố mẹ. Con cũng sẽ thường xuyên tâm sự những khúc mắc trong lòng với bố mẹ. Như vậy, chúng ta hiểu con cái nhiều hơn, biết được nguyện vọng, sở thích, mong muốn của con.

Hãy đừng bỏ bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình là điều vô cùng quan trọng. Có những gia đình con cái làm ăn xa, bận rộn, một bữa cơm đầy đủ các thành viên là điều xa xỉ. Vì vậy, điều đó như một yếu tố níu chân những người cùng một nhà ngồi lại với nhau.

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, một bữa cơm đạm bạc nhưng ấm cúng khiến không khí gia đình hạnh phúc hơn. Các thành viên có nhiều cơ hội cùng nhau, trò chuyện, ăn cơm và lắng nghe, kết nối nhiều hơn. Vì vậy, hãy đừng bao giờ từ bỏ bữa cơm gia đình. 

Cùng nhau chia sẻ công việc nhà

Trong cuộc sống gia đình, để giảm bớt áp lực công việc cho nhau, điều quan trọng biết chia sẻ công việc một cách hợp lý. Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, nấu ăn… nếu không tách biệt rõ ràng giữa hai người thì đôi khi công việc đè nặng lên đôi vai của bạn. Ông bà có câu “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, sự cộng đồng trách nhiệm sẽ giúp giải quyết công việc được nhanh chóng hơn. Ngoài ra, việc động viên và chia sẻ con cái làm việc nhà cũng giúp con giảm bớt tính lười biếng. Từ đó, học cách chia sẻ với bố mẹ, rèn luyện tính gọn gàng ngăn nắp và ý thức ngay từ gia đình của mình.

Trao đổi thẳng thắn khi có những bất đồng 

Việc lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên trong gia đình là vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta có thể hiểu nhiều hơn về tính cách, suy nghĩ và cách giải quyết  vấn đề của mọi người trong gia đình. 

Đây sẽ là phương châm giúp mọi thành viên luôn hòa hợp, đồng cảm với nhau. Luôn cởi mở, chia sẻ, tâm sự với nhau về những suy nghĩ, về cuộc sống, về gia đình… Khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống, đừng nên im lặng, nếu không những bực tức, những thất vọng cứ dồn nén và lúc nào đó căng thẳng lại nổ ra và đó thật sự là điều không nên xảy ra. Đặc biệt, những trao đổi tự nhiên, thoải mái giữa bố mẹ và con cái là cách tốt để cha mẹ hiểu con mình đang nghĩ gì, vấn đề của con là gì, cùng nhau giải quyết. Như vậy, cha mẹ có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm, câu chuyện trải nghiệm cho con cái, giúp con cái hiểu và học những điều tốt từ bố mẹ.

Nên có những câu chuyện hài hước

Một ngôi nhà hạnh phúc là khi chúng ta nhìn thấy nhiều nụ cười. Vì vậy, tạo một không gian cởi mở, luôn có sự hài hước vui vẻ là yếu tố giúp gia đình hạnh phúc. Người ta sẽ hạnh phúc nhiều hơn khi nở nụ cười. Hãy giúp con cái luôn được vui vẻ bên cha mẹ. Mặt khác, cha mẹ sẽ có niềm vui khi được vui đùa bên con.

Trong những khoảng thời gian sum họp gia đình như lúc ăn cơm, những buổi tối trò chuyện tại sao không pha chút tính hài hước cho nhau, để tạo nên những tiếng cười và đó là liều thuốc giúp sống lâu, sống khỏe mỗi ngày. Những mệt mỏi, căng thẳng sẽ được giảm bớt khi có nhiều tiếng cười trong mỗi ngày sinh hoạt.

Có những khoảng thời gian cho nhau

Bên cạnh những khoảng thời gian riêng tư, nên có những khoảng thời gian cho nhau mỗi tuần, cả hai có thể đi xem phim, đi nhà hàng… Lúc đó hãy nên rời xa điện thoại, facebook, bạn bè… và chỉ có hai người, đó là khoảnh khắc của sự thư giãn, của hai tâm hồn cùng quyện vào nhau và cho nhau sự thông cảm, sự yêu thương…

Cha mẹ có thể đi hẹn hò riêng, con cái có thể ra ngoài với bạn. Tất cả đều dành cho nhau những thời gian nghỉ ngơi để có tâm lý thoải mái nhất. Thoát ra khỏi sự gò bó, tù túng để có những không gian riêng. Như vậy, chúng ta bớt nhàm chán hơn, bớt cảm thấy tù túng và có những dư vị mới hơn cho cuộc sống.

Hãy cùng tập luyện thể thao

Sáng sớm chính là thời điểm tốt chúng ta ra ngoài dạo, đi bộ, tập luyện các bộ môn thể thao. Vì vậy, hãy đánh thức cả nhà bằng một buổi sáng giàu năng lượng bằng cách rủ nhau đi công viên, đi tập luyện thể dục, thể thao.

Điều này giúp gia đình chúng ta có một phong trào thể thao tốt, bảo vệ sức khỏe và tinh thần phấn khởi cho một ngày mới. Thói quen tập luyện thể thao giúp con cái được rèn giũa ngay từ bé. Hình thành sở thích tích cực, tránh xa những thói quen vô bổ, tiêu cực như chơi game, tụ tập…

Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

Trong một gia đình, việc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau rất quan trọng và đó là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc. Bạn không nên có sự phân biệt quyền hành trong gia đình bởi giữa chồng và vợ có vai trò riêng. Điều quan trọng là cố gắng làm tốt những vai trò này và hài hòa với nhau để tình cảm thêm mặn nồng, đặc biệt hơn nữa là sự thông cảm cho nhau để cùng vượt qua tất cả.

Cha mẹ hãy tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con

Giữa cha mẹ và con cái sẽ luôn có những khoảng cách nhất định. Hai thế hệ đóng vai trò khác nhau nên có trách nhiệm khác nhau. Hai thế hệ có hai nếp nghĩ, cách làm ứng xử khác nhau. 

Cha mẹ cũng đừng quá áp đặt  những hình mẫu, chuẩn mực hay tiêu chuẩn nào cho con. Quan trọng nhất vẫn là sự thấu hiểu và thông cảm cho con. Các con có niềm vui riêng, ước mơ, sở thích và cách nghĩ riêng. Vì thế cha mẹ hãy là người tư vấn, hướng dẫn con nhưng quyền quyết định thì hãy để các con. 

Chìa khóa để giữ tình cảm gia đình luôn gắn bó xuất phát từ những điều tưởng chừng đơn giản. Đó là luôn suy nghĩ về những điều tích cực, giải quyết những bất đồng một cách khéo léo, lắng nghe trò chuyện nhiều hơn… Những điều này sẽ giúp một gia đình tổng thể bởi sự thấu cảm.

Ánh Nguyệt

Gia đình là trường học đẹp nhất của tình yêu, nhưng đôi khi, trong vòng xoáy của cuộc sống hàng ngày, chúng ta khó có thể yêu thương nhau. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để vun đắp tình yêu đó dẫu cuộc sống có thế nào đi nữa.

Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi Côrintô chương 13, câu 4 là một dòng tuyệt vời để suy ngẫm vào các buổi chiều của những ngày trong tuần, ngay khi một đứa trẻ bắt đầu khóc, hoặc người anh trai không chịu làm bài tập về nhà, và những đứa bé đã biến bồn tắm thành bể bơi. Trong tình huống như thế này, có người mẹ nào lại không muốn trốn đến hoang đảo một thời gian?

Chúng ta có thể dễ dàng mở rộng ví dụ này sang các lĩnh vực khác. Hình thức đầu tiên của sự kiên nhẫn mà chúng ta được gọi là kiên nhẫn hàng ngày tràn ngập từ những điều nhỏ nhặt. Vì vậy, trước khi chúng ta bước vào phòng tắm hoặc tiếp cận học sinh không cộng tác với mình, hãy gửi một chút SOS [viết tắt của cụm từ save our souls] lên Thiên đàng:

“Lạy Chúa, xin ban cho con sự kiên nhẫn!”

Lời cầu nguyện này chỉ mất một vài giây nhưng sẽ thay đổi mọi thứ.

Gia đình là trường học chính của sự phục vụ. Nếu chúng ta khuyến khích con cái phục vụ – bắt đầu bằng việc nêu gương – thì điều đó không chỉ vì nó khiến cho cuộc sống gia đình trở nên thú vị và dễ dàng hơn, mà bởi vì qua nhiều sự ưu ái mà chúng ta nhận được từ nhau, chúng ta phát hiện ra rằng “phục vụ” không phải là làm như nhiều hành động tốt nhất bao có thể, nhưng là làm chúng cách hữu ích.

Nếu tình yêu chỉ yêu cầu chúng ta phục vụ, chúng ta có thể cảm thấy yêu nhau sau một số ân huệ nhất định. Tuy nhiên, thông qua tất cả những sự phục vụ đó, dù khiêm tốn nhỏ bé đến đâu, chúng ta cũng được mời gọi trao ban chính mình. Và chúng ta sẽ không bao giờ kết thúc sự cho đi đó.

Trong cuộc sống gia đình, có biết bao nhiêu thứ để giận nhau! Đừng ngạc nhiên, đó là điều bình thường. Đừng giả vờ về việc chúng ta không bao giờ cảm thấy tức giận: cảm giác tức giận vốn dĩ không tốt cũng không xấu. “Giống như tất cả các cảm giác, chúng ta không có sự lựa chọn để cảm nhận nó hay không. Nó vẫn cứ tồn tại”. Bác sĩ tâm thần Dominique Megglé, người viết trong cuốn sách Être heureux en Familyle [Hạnh phúc trong gia đình] nói: “Tôi đã thấy những thù hận giết người phi thường trong gia đình cách thầm lặng, nơi bị ngăn cấm cảm thấy tức giận”.

Tất cả là về những gì chúng ta làm với cơn giận của mình: nếu chúng ta để nó bùng nổ theo bất kỳ cách nào, nếu chúng ta cho phép nó điều khiển hành vi của chúng ta, thì nó sẽ trở thành chất độc. Lớn lên trong tình yêu có nghĩa là học cách quản lý cơn giận của chúng ta, không để bản thân bị cuốn hút bởi nguồn năng lượng mà nó tạo nên trong chúng ta.

  1. YÊU LÀ KHÔNG GIỮ LẠI SỰ HẬN THÙ

Đôi khi rất khó để phân biệt điều gì chúng ta phải tha thứ, đặc biệt khi đó là những hành vi phạm tội nhẹ, dường như không đáng kể. Chúng ta có xu hướng không đề cập đến chúng, nếu chỉ vì lòng tự hào: thật là nhục nhã khi nhận ra rằng chúng ta đã bị xúc phạm bởi một điều quá tầm thường! Nhưng những vấn đề vụn vặt tích tụ nhiều khả năng sẽ bóp nghẹt tình yêu hơn là những lỗi lầm nghiêm trọng. Khi yêu thì không có gì là vô nghĩa, và nếu chúng ta không quan tâm hàng ngày để tha thứ cho nhau như một gia đình thì dù là những điều nhỏ nhặt nhất, chúng ta sẽ tự cắt đứt với nhau, không thể nhận thấy nhưng rất rõ ràng.

  1. YÊU LÀ TÌM KIẾM NIỀM VUI TRONG SỰ THẬT

Người ta thường nói rằng “tình yêu là mù quáng”. Có lẽ, đó là đam mê đa tình, nhưng không phải là tình yêu. Ngược lại, tình yêu nhìn thấy người khác trong sự thật của họ, điều này không nhất thiết phải bộc lộ qua vẻ bề ngoài. Yêu người khác là luôn chú ý đến những gì sâu thẳm của người ấy và tìm thấy niềm vui của chúng ta trong đó. Chúng ta biết rằng thói quen là kẻ thù tồi tệ nhất của sự ngạc nhiên. Khi nhìn thấy vợ / chồng và con cái hàng ngày, chúng ta có nguy cơ chỉ nhìn vào bề ngoài của con người họ: những điều kỳ quặc nhỏ nhặt khiến chúng ta khó chịu, những đặc điểm tính cách tốt, những lời nói và thái độ không còn khiến chúng ta ngạc nhiên nữa.

Nhưng đây không phải là cách mà Thiên Chúa nhìn họ: Ngài nhìn thấy chiều sâu của con người họ, vẻ đẹp mà Ngài đã đặt trong họ. Chính Ngài là người dạy chúng ta nhìn vào sự thật của anh chị em mình, với sự ngạc nhiên và biết ơn. Chúng ta hãy dành thời gian để nhìn người bạn đời, con cái của mình dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy dành thời gian để tạ ơn vì tất cả những điều kỳ diệu mà Ngài đã đặt nơi họ.

Christine Ponsard
Gia Thi chuyển ngữ

Video liên quan

Chủ Đề