Làm sao hóa giải tứ phế trong tứ trụ

Ta đã biết hành nào trong năm hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ có lợi nhất cho hành của Thân được gọi là hành của dụng thần, còn những hành khác cũng có lợi cho Thân được gọi là các hành hỷ thần và dĩ nhiên sẽ có các hành không có lợi cho Thân được gọi là các hành kỵ thần.

Tương tự như xác định điểm vượng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt để diễn tả mức độ mạnh hay yếu của các can chi theo lệnh tháng thì ở đây qua các ví dụ trong thực tế tôi cũng đã xác định được điểm hạn cho các hành để diễn tả khả năng tốt hay xấu của các hành với Thân. Tôi quy ước điểm hạn của các hành xấu là kỵ thần không lợi cho Thân mang dấu dương [+], còn các hành tốt là hỷ thần và dụng thần có lợi cho Thân thì mang dấu âm [-].

2 - Điểm hạn của ngũ hành

a – Hành làm dụng thần có -1đh [điểm hạn]. b – Hành khắc dụng thần có 1đh [trừ trường hợp quan sát là dụng thần thì kiêu ấn có 1đh hay Thân nhược mà thực thương làm dụng thần thì tài tinh có 1đh]. c – Các hành khác là hỷ thần có -0,5đh. d – Các hành không khắc dụng thần là kỵ thần có 0,5đh.

Nếu Thân nhược thì các hành kiêu ấn và tỷ kiếp mang dấu âm còn các hành thực thương, tài tinh và quan sát mang dấu dương. Nếu Thân vượng, kiêu ấn không nhiều thì hành Thân và kiêu ấn mang dấu dương còn hành thực thương, tài và quan sát mang dấu âm.

3 - Các trường hợp ngoại lệ

a – Nếu Thân nhược nhưng kiêu ấn có ít nhất 20đv nhiều hơn Thân thì kiêu ấn mang dấu dương. b – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì quan sát mang dấu dương. c – Thân nhược mà trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp, nếu phải lấy kỵ thần thực thương làm dụng thần thì thực thương mang dấu âm. d - Nếu Thân nhược mà điểm vượng [trong vùng tâm] của Thân không có quá 1 đv ít hơn so với quan sát là kỵ thần số 1 và thế lực của Thân không yếu hơn thế lực của quan sát, tức số can chi mang hành của Thân không ít hơn số can chi mang hành của quan sát [trong đó mỗi điểm Lộc, Kình dương hay nắm lệnh của mỗi hành này cũng như hành nào lớn hơn hành kia ít nhất 5 đv trong vùng tâm thì hành đó coi như được thêm 1 can hay 1 chi] cũng như điểm vượng của kiêu ấn không nhỏ hơn điểm vượng của quan sát thì điểm hạn của thực thương có thể mang dấu âm.

II – Thân vượng và các ví dụ minh họa

1 - Kiêu ấn không có trong tứ trụ

M-1/1 : Nam sinh ngày 24/5/1936 lúc 9,46’ có tứ trụ :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có 2 Tị và Bính trụ năm đều bị khắc trực tiếp còn Bính trụ ngày bị khắc gần và không có các tổ hợp 1 – Bính trụ năm có 9đv bị giảm ½ đv bởi Tý khắc trực tiếp, 1/3đv bởi Quý trụ tháng khắc gần, 1/10đv bởi Quý trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9.1/2.2/3.9/10.3/5đv = 1,62đv. 2 – Tý có 3,1đv bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 1,55đv. 3 - Tị trụ tháng có 10đv bị giảm ½ đv bởi Quý trụ tháng khắc trực tiếp, 1/3đv bởi Tý khắc gần, 1/10đv bởi Quý trụ giờ khắc cách 2 ngôi, 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10.1/2.2/3.9/10.3/5sp = 1,8đv. 4 - Nếu sử dụng giả thiết 72/ thì Ngọ trụ ngày có 9đv và có thêm 4,3đv của Nhật Chủ [Bính] đắc địa Kình dương ở Ngọ, vì vậy nó thành 13,3đv nhưng nó bị giảm 3 lần ¼ đv bởi 2 Quý và 1 Tý đều đều khắc cách 1 ngôi, nó chỉ còn 13,3.[3/ 4]3đv = 5,61đv 5 - Nếu sử dụng giả thiết 72/ thì Tị trụ giờ có 10đv có thêm 4,05đv đắc địa Lộc của Nhật Chủ tại Tị trụ giờ, nó thành 14,05đv nhưng nó bị giảm ½ đv bởi Quý trụ giờ khắc trực tiếp, 1/10đv bởi Quý trụ tháng khắc cách 2 ngôi, 1/10đv bởi Tý trụ năm khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 14,05.1/2.9/10.9/10.3/5đv = 3,41đv. 6 – Bính trụ ngày có 9đv bị giảm 2 lần 1/3đv bởi 2 Quý khắc gần và 1/10đv bởi Tý trụ năm khắc cách 2 ngôi, vì vậy nó chỉ còn 9.[2/3]2 đv = 3,6đv. 7 – Quý ở trụ tháng và trụ giờ có 4,1đv trong vùng tâm [vì chúng ở trong vùng tâm, chúng không bị khắc và chúng không nhận được sự sinh của các chi cùng trụ].

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ta thấy Thân [Hỏa] có 1đv lớn hơn thực thương Thổ, tài tinh Kim và quan sát Thủy, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn là Mộc không có trong tứ trụ, vì vậy dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Tị trụ tháng [vì theo quy tắc ưu tiên, Canh tàng trong Tị trụ tháng mạnh hơn ở Tị trụ giờ và xem giả thiết 44 trong chương 14]. Kim làm dụng thần nên có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim nên nó có 1đh. Mộc sinh cho kỵ thần Hỏa, vì vậy Mộc là kỵ thần có 0,5đh. Thủy khắc kỵ thần Hỏa nên nó là hỷ thần có -0,5đh [vì kiêu ấn ít]. Mặc dù Thổ khắc hỷ thần Thủy là xấu nhưng nó có khả năng xì hơi kỵ thần Hỏa để sinh cho dụng thần Kim là tốt, vì vậy nó được xem là hỷ thần có -0,5đh.

2 - Các ví dụ cho Mẫu 2 - Kiêu ấn nhiều

M-2/1 : Nam sinh ngày 10/11/2005 lúc 10,30’

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Qua sơ đồ này ta thấy trong tứ trụ có : 1 - Ất bị khắc trực tiếp, Hợi bị khắc gần. 2 - Nhật Chủ Mậu đắc địa Lộc ở chi Tị [nó có 4,05đv nhưng vào vùng tâm nó bị giảm 2/5đv còn 2,43đv]. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã ghi trên sơ đồ [các điểm vượng của các can chi của 2 Đinh, Mậu và Tuất không thay đổi [vì chúng không bị khắc, không được sinh và chúng ở trong vùng tâm].

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ta thấy Thân [Thổ] có 1đv lớn hơn thực thương Kim, tài tinh Thủy và quan sát Mộc, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn nhiều [vì nó có 3 can chi là Hỏa - 2 Đinh và 1 Tị], vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh Thủy và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Hợi trụ tháng. Thủy là dụng thần có -1đh. Thổ khắc dụng thần Thủy nên nó có 1đh. Kiêu ấn [Hỏa] sinh cho kỵ thần Thổ [Thân] nên nó có 0,5đh. Mộc cũng là kỵ thần có 0,5đh [bởi vì kiêu ấn [Hỏa] nhiều, vì vậy nó có khả năng hóa quan sát Mộc để sinh cho Thân [Thổ] là xấu]. Kim là hỷ thần có -0,5đh [bởi vì nó có khả năng xì hơi Thân [Thổ] để sinh cho dụng thần Thủy là tốt].

M-2/2 : Nam sinh ngày 10/6/1985 lúc 15,52’ :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, Sửu, Ngọ và Giáp đều bị khắc trực tiếp. 1 - Nhật Chủ [Canh] ở trạng thái Lộc tại Thân trụ giờ có 4,05đv, vì vậy Thân có 7đv được thêm 4,05đh thành 7đv + 4,05đv = 11,05đv, nhưng nó bị giảm 2/5đh khi vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 11,05.3/5đv = 6,63đv. 2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được ghi trên sơ đồ [trong chúng chỉ có điểm vượng của Canh không thay đổi].

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ta thấy Thân [Kim] có 1đv nhiều hơn, thực thương Thủy, tài tinh Mộc và quan sát Hỏa, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn [Thổ] nhiều [vì nó có 2 can chi là Sửu và Thìn, mà Thìn có 9đv trong vùng tâm], vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh [Mộc] và dụng thần chính của nó là Ất ở trụ năm. Mộc là dụng thần nên nó có -1đv. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thổ là kỵ thần có 0,5đh. Hỏa cũng là kỵ thần có 0,5đh [vì Thổ có khả năng xì hơi tất cả Hỏa để sinh cho kỵ thần Kim [Thân] là xấu]. Thủy là hỷ thần có -0,5đh [bởi vì nó có khả năng xì hơi Thân để sinh cho dụng thần Mộc là tốt].

M-2/3 : Nữ sinh ngày 3/10/1952 lúc 4,30’ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có lục hợp của Thìn với Dậu và bán hợp của Dần với Ngọ đều không hóa. Nhâm trụ năm và Nhâm trụ ngày bị khắc gần. 1 – Nếu sử dụng giả thiết 81/39 thì Kỷ và Dậu trong cùng trụ không cùng bị khắc gần và không cùng bị hợp, vì vậy Dậu có 9đv [Lộc] ở lệnh tháng nhận được ít nhất 1/5đv của Kỷ sinh cho nó, Dậu được thêm 6.1/5đv = 1,2đv thành 9đv + 1,2đv = 10,2đv, nhưng nó bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó chỉ còn 10,2.3/5đv = 6,12đv. 2 - Dần có 6đv được Nhâm cùng trụ sinh cho 1/3đv của nó thành [7.1/3 + 6]đv = 8,33đv [vì Nhâm của trụ giờ có Nhâm gần cùng hành], khi nó vào vùng tâm bị giảm 2/5đv, vì vậy nó còn 8,33.3/5đv = 5đv.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thân [Thủy] có 1đv lớn hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Nếu sử dụng giả thiết 45/ thì Thân vượng mà kiêu ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh [Hỏa] và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong Ngọ trụ ngày. Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc Hỏa nên nó có 1đh. Kim sinh cho kỵ thần Thủy nên nó là kỵ thần có 0,5đh. Thổ là kỵ thần có 0,5đh [vì Kim nhiều có khả năng xì hơi tất cả Thổ để sinh cho Thân là xấu]. Mộc là hỷ thần có -0,5đh [vì nó có khả năng xì hơi Thân sinh cho dụng thần Hỏa].

3 - Các ví dụ cho Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ

M-3/1 : Nam có tứ trụ :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa, Tuất bị khắc trực tiếp và Giáp trụ ngày bị khắc gần. Hợi và Tý trong tam hội bị Sửu khắc gần, vì vậy Hợi không nhận được 1/3đv của Tân cùng trụ sinh cho. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả ở sơ đồ trên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thân [Mộc] có 1đv lớn hơn Hỏa, Thổ và Kim, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn đủ [vì nó có 2 Tân đều nhược trong vùng tâm, nó nghĩa là các điểm vượng trong vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv] và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương [Hỏa] và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong Tuất trụ giờ. Hỏa là dụng thần nên nó có -1đh. Thủy có 1đh bởi vì nó khắc dụng thần Hỏa. Mộc [Thân] là kỵ thần có 0,5đh. Kim được coi là hỷ thần có -0,5đh [vì kiêu ấn [Thủy] chỉ là đủ, nó không xì hơi được hết Kim để sinh cho Thân, Kim vẫn có thể chế ngự được Thân là tốt]. Thổ là hỷ thần có -0,5đh [bởi vì nó khắc kỵ thần Thủy và làm hao Thân là tốt].

M-3/2 : Nữ sinh ngày 18/13/1986 lúc 0,30’ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Bính với Tân không hóa, Canh và Sửu bị khắc gần. 1 – Đinh có 3đv được Mão cùng trụ sinh cho ½ đv của nó [vì Mão được sinh gần bởi Tý], nó thành [3 + 5,1.1/2]đv = 5,55đv, nhưng nó bị giảm 1/5đv bởi Tý khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn 5,55.4/5 đ v = 4,44đv 2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thân [Hỏa] có 1đv nhiều hơn Thổ, Kim và Thủy nên Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn đủ [vì kiêu ấn có 2 can chi là Dần và Mão đều nhược ở vùng tâm] và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương [Thổ] và dụng thần chính của nó là Mậu tàng trong Dần ở trụ năm.

Thổ là dụng thần có -1đh. Mộc có 1đh [vì nó khắc dụng thần Thổ]. Hỏa là kỵ thần có 0,5đh. Thủy là hỷ thần có -0,5đh [vì Mộc chỉ là đủ]. Kim khắc kỵ thần Mộc nên nó là hỷ thần có -0,5đh.

Chủ Đề