Làm sao để trở thành người tiêu dùng thông minh

4 cách trở thành người tiêu dùng thông minh

Chủ động tham khảo chất lượng sản phẩm và giá cả từ nhiều nguồn, không mua sắm theo cảm xúc, tham gia cộng đồng người tiêu dùng uy tín… là những cách đơn giản để bạn trở thành người tiêu dùng thông minh.

Chọn “đối tác shopping” lý trí

Săn hàng giảm giá có thể là một cách dễ chịu để thư giãn và tiêu tiền, đặc biệt là có thêm bạn bè rủ rê thì ý tưởng này càng trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng đừng mất cảnh giác với việc người bạn đồng hành của mình bởi họ là nhân tố rất lớn tác động tới các quyết định mua sắm của bạn.

Có thể bạn sẽ lưỡng lự trước một chiếc váy bởi không ưng ý hoàn toàn hoa văn hay có chút phân vân khi đeo thử một chiếc đồng hồ da cá sấu vì giá quá mắc nhưng nếu được bạn đồng hành khuyến khích cổ vũ, bạn sẽ không ngần ngại mua ngay.

Nhưng không phải mọi quyết định đều đúng đắn, có thể chiếc váy sẽ hoàn toàn bị “xếp xó” khi bạn trở về nhà hoặc chiếc đồng hồ sẽ khiến bạn ăn mỳ tôm trong vòng nửa tháng sau đó. Vì thế, bạn nên chọn “đối tác shopping” thật lý trí, có khả năng kiềm chế cơn khát mua sắm của bạn và có thể tư vấn cho bạn chọn mua những món đồ hợp lý và hữu dụng.

Không mua sắm theo cảm xúc

Một số nhà tâm lý học cho rằng hầu hết chúng ta thường rơi vào một trong hai trạng thái: Mua sắm dựa theo ý kiến tập thể và mua sắm dựa trên cảm xúc. Khi tâm trạng không tốt, hầu hết mọi người thường có thói quen mua sắm để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt là phái đẹp.

Tuy nhiên, khi tâm lý ổn định lại, bạn sẽ thấy việc làm này thật sự không cần thiết. Thay vì đi mua sắm vào những lúc cảm xúc bị xáo trộn, bạn hãy chơi thể thao, nghe nhạc, xem phim hoặc đi phượt để ổn định tâm lý. Bỏ qua được thói quen này, chắc chắn số lượng quần áo mới không bao giờ được chưng diện của bạn sẽ giảm đi đáng kể mà túi tiền của bạn cũng được bảo toàn.

Tham khảo chất lượng và giá cả từ nhiều nguồn

Bí quyết của người mua sắm thông minh đó chính là luôn chủ động tham khảo chất lượng sản phẩm từ những người đã sử dụng, nhất là người quen. Đặc biệt, khi bạn có nhu cầu mua sắm online hoặc những sản phẩm mới lạ, bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm sử dụng hoặc phản hồi từ nhiều nguồn và không nên bỏ qua ý kiến đánh giá của các khách hàng khác trên các hội nhóm, mạng xã hội.

Ngoài ra, bạn cũng cần so sánh giá cả từ các nhà cung cấp khác nhau để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Các bước này sẽ giúp bạn cảm thấy không cảm thấy phải hối tiếc hay băn khoăn về chất lượng, giá cả sau khi mua hàng xong. Tóm lại, trong thời đại 4.0, hãy để con chuột máy tính hoặc màn hình điện thoại giúp bạn thành “chuyên gia” mua sắm thông thái.

Tham gia những cộng đồng người tiêu dùng uy tín

Những cộng đồng dành riêng cho người tiêu dùng cũng là một kênh hiệu quả để tham khảo, có thêm thông tin khi mua sắm. Cộng đồng JOY-Maritime Bank mới ra mắt cũng không ngoại lệ. Đây là nơi kết nối các khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank với hơn 1,5 triệu khách hàng cá nhân của ngân hàng. Thành viên cộng đồng sẽ được giới thiệu nhiều dịch vụ và sản phẩm Việt Nam chất lương cao, uy tín cùng với vô vàn ưu đãi hấp dẫn chỉ dành riêng cho các thành viên.


Để tham gia các chương trình khuyến mại hấp dẫn trên JOY HUB, bạn chỉ cần đăng ký trở thành chủ thẻ của ngân hàng Maritime Bank.

Cộng đồng Joy - Maritime Bank đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng cá nhân trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, sức khỏe, giải trí, du lịch, đồ cao cấp, đồ trang trí gia đình.... Chỉ cần trở thành khách hàng của Maritime Bank và truy cập vào trang JOY HUB, bạn có thể chủ động mua sắm, lựa chọn những sản phẩm cần thiết với mức ưu đãi “trong mơ”.

Theo đó, từ nay đến hết 14/9, bạn có thể được hưởng ưu đãi lên đến 60% khi mua giày của thương hiệu nổi tiếng Carlo Rino; đối với những “thượng đế” có “tâm hồn ăn uống” thì nhà hàng hải sản Hải Tặc hoặc nhà hàng Món Việt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo bởi sẽ được giảm ngay 50% trị giá hóa đơn khi đi ăn tại đây vào các ngày thứ Hai, áp dụng đến hết 31/12/2017.

Một số phụ huynh muốn đầu tư cho con học Anh Văn nhưng vẫn băn khoăn về học phí thì có thể tham khảo tại Ocean Edu bởi trung tâm đang có chương trình khuyến mãi lên đến 45%, áp dụng cho đến hết 30/11/2017,…

Ngoài ra, bạn có cơ hội mua sắm những sản phẩm nổi tiếng như Hafele, Bosch, LG, Toto, Viglacera,… hoặc có thể tìm thấy những sản phẩm độc đáo như giá thể đất trồng cây nhập khẩu chất lượng cao của Eco Foot print, những set đồ uống trà từ Anh của thương hiệu Kathy hay các khóa học online sáng tạo của Hoàng Nguyễn Academy được giới thiệu trên cộng đồng với những mức ưu đãi đa dạng, được áp dụng trong các khoảng thời gian khác nhau, tùy theo từng nhãn hàng.

Cộng đồng JOY-Maritime Bank được ra đời nhằm đem tới những ưu đãi vượt trội trong nhiều lĩnh vực dành riêng cho khách hàng Maritime Bank.

Website: //www.msb.com.vn/joy/home

Thông tin liên hệ:

Call Center 24/7: 1800 599999 [miễn phí]/04.3944 5566

Hoặc liên hệ Chi nhánh/PGD Maritime Bank gần nhất.

Tấn Tài

Làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông minh?

Sự kiện: Kinh Doanh

Chia sẻ

Kỳ 3: Làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông thái ?

18/09/2011 - 17:33

[Baonghean.vn]. Ngoài việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng [đã chính thức có hiệu lực từ 1/7/2011], sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước bảo vệ pháp luật, quản lý thị trường như Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì người tiêu dùng [NTD] phải biết tự bảo vệ mình, phải biết làm người tiêu dùng thông thái .

- Thị trường tồn tại hàng hoá nhiễm độc, thật giả lẫn lộn.

Đã có nhiều doanh nghiệp SXKD làm ăn nghiêm túc, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, nhưng bên cạnh đó, vì lợi nhuận trước mắt, vẫn còn không ít tổ chức, cá nhân đã sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm mất an toàn, có nguy cơ nhiễm độc, nhiễm khuẩn… không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không qua kiểm dịch thực vật và tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc; rau quả vẫn còn dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép…



Cán bộ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nghệ An đang kiểm định
thành phần mẫu sản phẩm được gửi đến.

Vừa qua, nhiều vụ việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm [VSATTP] được phát hiện đã gây hoang mang dư luận như: các loại gia vị nấu lẩu hay hạt dưa nhuộm phẩm màu có chứa chất gây ung thư; các sản phẩm quả khô, mứt có sử dụng chất tạo ngọt vượt ngưỡng cho phép hoặc nhiễm chì; nước tương có chứa 3-MCPD gây ung thư; sữa bột nhiễm melamine gây độc hại cho trẻ; nước ép quả nhiễm DEHP [chất phụ gia] gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ…

Vấn đề rất đáng báo động hiện nay là tình trạng thực phẩm sử sụng các hoá chất độc hại như phẩm màu Tartrazine [E102] là chất bột màu vàng tan trong nước được dùng làm chất tạo màu trong lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm và nhất là trong thực phẩm thay cho màu chiết suất từ tự nhiên để tiết kiệm chi phí [tiết kiệm từ 50-100 VND/gói mì]. Chất này đã bị hạn chế sử dụng ở nhiều nước thuộc cộng đồng EU [Áo, Na Uy, một số nước châu Âu khác] và Nhật Bản, Hàn quốc… do nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như có khả năng gây tăng các hoạt động quá mức, bốc đồng thiếu kiềm chế, mất tập trung, dễ cáu gắt của trẻ và ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản ở nam, phát ban, pha huỷ ADN.... Còn ở Việt Nam, chất này có mặt khá phổ biến [được Bộ Y tế cho phép sử dụng có định lượng quy định] trong bánh hỗn hợp, đồ uống có ga, kẹo cao su, snack, nhiều nhất là ở mỳ-phở ăn liền, như mỳ Hảo Hảo, Miliket, Mummum, Cung Đình, Sao Sáng, Omachi, Gấu đỏ v.v... [VN năm 2010 tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói, đứng vị trí thứ 4 trên thế giới trong tiêu thụ mì ăn liền].

Tiến sĩ Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, cho biết: lượng E102 tối đa mà cơ thể con người có thể hấp thụ trong một ngày là 0~7,5mg/kg thực phẩm, nhưng vì số lượng E102 có trong rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày như bim bim, bánh, nước ngọt… chứ không phải chỉ có trong riêng mì ăn liền, do đó khó biết được lượng phẩm màu E102 vào cơ thể trong một ngày là bao nhiêu.

Về chất bảo quản, Bộ Y tế VN quy định được phép sử dụng có giới hạn, đúng chủng loại... Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất đã lạm dụng các chất này để kéo dài thời gian chờ phân phối sản phẩm trên thị trường, và đương nhiên nếu dùng quá nhiều chất bảo quản sẽ không có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Một vấn đề nữa là gian lận trong thương mại, thông tin quảng cáo sai lệch, lập lờ vẫn đang tồn tại khá nhiều. Ví như cách quảng cáo hoặc thông tin ghi trên bao bì thực phẩm chức năng làm người tiêu dùng [NTD] nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh.

- Người tiêu dùng bịảnh hưởng

NTD Việt Nam bị xâm phạm quyền lợi từ những điều nhỏ lẻ, vặt vãnh như cân, đong, đo, đếm [xăng dầu, gạo, nước…] cho tới những vi phạm ở mức độ cao hơn như trong giao dịch trực tuyến thương mại điện tử [TMĐT]. NTD bị vi phạm quyền lợi nhiều nhất là ở yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm, vệ sinh ATTP. Theo báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm-Bộ Y tế, trong quý 1 năm 2011, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm với 442 người mắc; trong đó 5 người tử vong và 395 người phải nhập viện. Điều đáng nói là nguyên nhân của 2/3 số vụ ngộ độc thực phẩm là do tồn dư hóa chất trong thực phẩm.


Một nghịch lý ở Việt Nam là giá cả không hẳn tỷ lệ thuận với chất lượng. Với các mặt hàng có giá cao, thường bị vi phạm về mặt trọng lượng, thời hạn sử dụng, nhãn mác - thương hiệu. Với những mặt hàng có giá trị thấp hơn thì bị cân đong thiếu, tăng giá bất hợp lý… Những loại hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nước, thuốc chữa bệnh, sữa hộp… liên tục tăng giá mà Nhà nước không kiềm chế được thì người tiêu dùng chỉ biết ngậm ngùi chịu thiệt.

- Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ NTD, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 và Nghị định số 69/2001/CP năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD. Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã chính thức có hiệu lực từ 1/7/2011.



Đồ chơi nhựa của Trung Quốc tràn ngập thị trườngTP Vinh



Hãy cẩn trọng khi lựa chọn mua mỹ phẩm nhập ngoại.

Ngoài ra, liên quan đến chất lượng sản phẩm, Nhà nước quản lý bằng Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá. Các cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ pháp luật như Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam [Vinastas]. Ngoài ra còn có sự tham gia như một trách nhiệm xã hội của các cơ quan truyền thông đại chúng để góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, tránh khỏi những thua thiệt, bất trắc trong sự phát triển thị trường đa diện, đa phương hiện nay.


8 QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
[Được qui định ở Điều 8 - Luật BV QLNTD]


1.Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và các nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8.Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Nhưng, trước hết NTD phải biết lên tiếng phản ánh những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, khích lệ những người khác học hỏi, làm theo. Các cơ quan chức năng phải biết lắng nghe, kiểm tra, xử lý kịp thời và có biện pháp chấn chỉnh những cơ sở kinh doanh sai trái; tạo dựng một xã hội tiêu dùng lành mạnh, văn minh.

-Làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông thái ?

Trước hết, NTD phải biết tự bảo vệ mình, phải tự trang bị những kiến thức cần thiết về pháp luật cũng như tiêu dùng, đặc biệt khi mua và sử dụng thực phẩm phải lựa chọn những thương hiệu đã biết trước, có nguồn gốc rõ ràng, có thời hạn bảo hành, thời hạn sử dụng, nhãn thực phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu, quy định của Nhà nước. Nên tự trang bị những kiến thức cần thiết thông qua tiếp cận các nguồn tin để có năng lực miễn dịch với các chiêu thức kinh doanh mới lạ, khác biệt mới xuất hiện. Một số kiến thức cơ bản thông thường trong đời sống như: thực phẩm tươi sống tốt hơn thực phẩm đóng gói, sữa mẹ tốt hơn sữa hộp, cùng loại thực phẩm thì hạn sử dụng càng lâu đồng nghĩa với tỷ lệ chất bảo quản càng nhiều, chất có thể gây ô nhiễm cho thực phẩm là nhóm phẩm màu, các chất bảo quản và hóa chất bảo vệ thực vật.



Anh Đinh Văn Bình - công nhân KCN Nam Cấm đang đọc các thông tin trên sản phẩm bánhvà quyết định mua sản phẩmkhông dùng chất bảo quản

Phải thận trọng với thông tin quảng cáo. Người tiêu dùng thường bị nhiễu khi tiếp nhận quá nhiều thông tin đa chiều trong quảng cáo, dễ dẫn đến mua bán theo phong trào, hậu quả là “tiền mất tật mang”.

NTD phải thông tin, phản ánh kịp thời với các CQ chức năng, tổ chức bảo vệ cho mình những bằng chứng cụ thể về sự vi phạm chất lượng hàng hoá. Một tình trạng chung là NTD thường ngại khiếu nại, khởi kiện, đấu tranh với những hành vi tiêu cực. Phần lớn người tiêu dùng không biết mình có quyền lợi, nghĩa vụ gì, ai có thể giúp đỡ, bênh vực họ và họ phải làm gì, gặp ai khi muốn khiếu nại do mua phải hàng hoá không đảm bảo định lượng, số lượng, chất lượng kém hoặc thuê phải dịch vụ kém. Biện pháp tiêu cực của NTD là không mua, không sử dụng các loại thực phẩm hàng hóa đó nữa, là chưa đủ. Bảo vệ cho mình, nhưng chúng ta cũng cần phải đấu tranh mạnh mẽ với các hiện tượng tiêu cực để bảo vệ cho cộng đồng, cho toàn xã hội chúng ta.



Sinh viên Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật mua thực phẩmvề tự nấu ăn.

Mỗi người, mỗi gia đình phải tự lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm. Trong tình hình giá cả lương thực, thực phẩm đang gia tăng, lập kế hoạch và cùng bàn bạc trước khi mua sắm thì sẽ hạn chế chi phí phát sinh, có thể tiết kiệm được rất nhiều.

Cần thay đổi thóiquen mua bán và sử dụng thực phẩm cho phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu của từng người, từng gia đình để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình. Tâm lý bầy đàn, mua bán theo kiểu truyền miệng, xem người bên cạnh nói gì, mua gì rồi mình làm theo, mua theo chính là đã tự đánh mất quyền bảo vệ mình.

Nên chọn mua hàng hoá của những thương hiệu sản phẩm có uy tín ở những cửa hàng quen biết, nghĩa là nên "chọn mặt gửi vàng", “liệu cơm gắp mắm”.

Người tiêu dùng thông thái là phải biết làm chủ đồng tiền của mình để việc chi tiêu luôn có ích, luôn trở thành niềm vui trong cuộc sống./.


Minh Thông

Từ khóa:

báo nghệ an điện tử báo nghệ an baonghean chinh tri xa hoi kinh te theo dong su kiem du lich phong su ky su the thao giai tri van hoa nghe thuan quoc phong an ninh dat va nguoi xu quang toa soan ban doc media vckm cms vsolutions

Phong cách người tiêu dùng thông minh

1] Thế nào là người tiêu dùng thông minh ?

Người tiêu dùng thông minh là người biết trang bị cho mình cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin 1 cách hợp lý trong từng trường hợp tiêu dùng cụ thể dựa trên các quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng.

2] Phong cách người tiêu dùng thông minh :

* Người tiêu dùng thông minh hiểu rằng :

- Tài sản của họ là có giới hạn nên họ chi tiêu 1 cách khoa học cho các nhu cầu cơ bản như: thực phẩm, quần áo, chỗ ở, y tế, giáo dục,...và họ luôn mua những thứ cần thiết.

- Họ có khả năng cân bằng giữa cảm xúc và lý trí trong chi tiêu nhờ ứng dụng nguyên lý cân bằng trong cuộc sống

Cân bằng cuộc sống, thành đạt an vui - Bộ sách ứng dụng nguyên lý cân bằng trong cuộc sống

- Họ có những lựa chọn, hành động hợp lý và chấp nhận mức độ trách nhiệm 1 cách hợp lý cho những lựa chọn của họ trong các hoạt động mua bán trên thị trường.

- Trước khi tiến hành bất cứ giao dịch, mua bán trao đổi nào thì họ thường tìm hiểu thông tin về sản phẩm đó 1 cách rõ ràng, chính xác để tham khảo về giá cả, chất lượng và một số tiện ích liên quan. Bởi vì có những sản phẩm tuy có cùng chất lượng như nhau nhưng đôi khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn giữa sản phẩm này và sản phẩm kia vì các chi phí quãng cáo, chi phí mặt bằng sang trọng, chi phí vận chuyển.

- Họ không dễ bị tác động và quyết định vội vã bởi các thông tin quãng cáo theo kiểu bốc đồng, thổi phồng chất lượng sản phẩm như “chúng tôi sẽ làm cho bạn giảm cân nhanh chóng trong vòng 1 tháng”.

- Họ thường quan tâm đến những sản phẩm đạt chứng nhận chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền cấp như ISO,...

- Họ thường xem xét kỹ các điều khoản có liên quan trong việc mua hàng như hóa đơn, các chứng từ liên quan đến dịch vụ khuyến mãi : đánh giá cẩn thận những gì được hứa hẹn bởi người bán tại thời điểm mua hàng xem có hợp lý không ? có điều khoản loại trừ nào không, phiếu bảo hành phải ghi rõ xác nhận ngày tháng. Đây là bằng chứng hợp lệ để nộp đơn khiếu nại khi có sự cố không mong muốn xảy ra.

- Họ có trách nhiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà họ mua 1 cách thích hợp, hiệu quả để mang lại cho họ sự an toàn, nhiều lợi ích nhất bằng cách : Chú ý những cảnh báo kỹ thuật của sản phẩm, sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất .

- Họ luôn có kế hoạch chi tiêu 1 cách chủ động để tránh mua hàng giá cao vào những thời điểm biến động thị trường theo mùa như các dịp Lễ, Tết,...

- Họ luôn sẵn sàng cập nhật thông tin về thị trường hàng hóa thường xuyên để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng, hàng giả.


Tiêu dùng thông minh, rinh quà may mắn

Hãy tiêu dùng thông minh để khơi nguồn cuộc sống tốt đẹp cho mỗi chúng ta.

Tiêu dùng thông minh, thịnh vượng cuộc sống

sudungtien.vn

9 mẹo để trở thành người tiêu dùng thông minh khi mua sắm trong siêu thị

Thu Hằng Thứ bảy, ngày 21/07/2018 - 07:10

VietTimes --Khi mua sắm hàng tạp hóa, tất cả chúng ta đều muốn có thức ăn tươi ngon. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất và bán lẻ tập trung vào lợi nhuận và sử dụng các cách khác nhau để bán hàng hóa kém chất lượng. Ví dụ, bạn có biết rằng cho rất nhiều rau thơm vào salad làm sẵn để “trá hình” các thành phần hết hạn?

Bright Side đã thu thập một số mẹo để bạn không trở thành “mồi ngon” cho cửa hàng tạp hóa hay siêu thị và đảm bảo bạn sẽ luôn hài lòng với những sản phẩm bạn mua.

1. Tránh các vật phẩm đóng gói

Cố gắng tránh mua các loại thực phẩm đóng gói riêng lẻ được cắt lát hoặc chuẩn bị sẵn [thịt nguội, phô mai hoặc rau củ, nước xốt, trái cây, vv]. Rất có thể những thực phẩm này đã hết hạn hoặc sắp hết hạn sử dụng.

Ngày đóng gói sẽ không cho bạn biết bất cứ điều gì trong trường hợp này, bởi vì các nhãn dán với thông tin này có thể được thay đổi nhiều lần trong ngày. Ngay cả thực phẩm tươi trong bao bì này ngay lập tức thu hút rất nhiều vi khuẩn, đó là lý do tại sao nên yêu cầu ai đó trong cửa hàng bán đồ ăn đóng gói thực phẩm ngay trước mặt bạn, hoặc chọn hàng hóa đóng gói tại nhà máy.

2. Hãy cảnh giác trong bộ phận sản xuất thức ăn sẵn trong siêu thị

Khi mua salad làm sẵn, chú ý đến món salad có rất nhiều tỏi và gia vị hoặc rau thơm. Đây là cách họ cố gắng ngụy trang hàng hóa đã hết hạn. Khi chọn một món salad, hãy nhớ rằng món salad với thịt hoặc cá hết hạn nhanh hơn so với món rau và salad với gia vị dầu an toàn hơn so với salad trộn sốt mayonnaise.

Tốt hơn là chọn salad không gia vị có thể lưu trữ tối đa 2 ngày. Để hoàn toàn an toàn, bạn có thể kiểm tra cửa hàng và xem họ có tuân thủ các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Dưới đây là một số cách:

- Một món salad làm sẵn nên được đựng trong một đĩa thủy tinh [nó dễ dàng bị oxy hóa nếu đựng trong một đĩa kim loại] trong một trường hợp bày riêng biệt.

- Mỗi món đều có một cái muỗng riêng.

- Một nhân viên cửa hàng đeo găng tay dùng một lần khi chạm vào thức ăn.

3. Kiểm tra tình trạng của bao bì

Các mặt bị nhăn, biến dạng, vết nứt, vỏ bị vỡ với dấu vết chất lỏng khô - đây không chỉ là sai sót về mặt thẩm mỹ. Bất kỳ thiệt hại nào có thể là một dấu hiệu của việc lưu trữ sai, vận chuyển trong điều kiện sai và thậm chí hết hạn.

4. Tận dụng cơ hội để kiểm tra cẩn thận hàng hóa

Nhân viên cửa hàng biết cách trưng bày hàng hóa hoàn hảo để che mắt người mua hàng. Nhiệm vụ của bạn là xem họ đang che giấu điều gì. Ví dụ, ánh sáng trong khu trưng bày thịt làm cho tất cả mọi thứ trông tươi và ngon hơn. Yêu cầu một nhân viên cửa hàng lấy một phần mà bạn thích và tự nhìn nó: nó có thể trông khác với ánh sáng bình thường.

Điều tương tự cũng có thể áp dụng cho thực phẩm đông lạnh: không mua thực phẩm có nhiều băng. Trong phần lớn các trường hợp, điều này có nghĩa là hàng hóa đã được đông lạnh và rã đông nhiều lần, và điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Thật khó để ước lượng trực quan những gì ẩn dưới lớp đá ấy.

Cố gắng tránh những khuôn mẫu rằng nhiều người tránh mua thịt với một mảng khô vì họ nghĩ rằng nó cũ. Tuy nhiên, điều đó chỉ có nghĩa là thịt này đã tiếp xúc với không khí và không được bọc bằng túi thực phẩm. Nếu một miếng thịt trông quá ẩm ướt, điều đó có nghĩa là nhân viên cửa hàng đã cố gắng "làm mới" nó bằng cách đổ nước lên, điều này khiến thịt ít ngon hơn khi nấu chín.

5. Hãy coi chừng những loại hàng hóa có màu tươi sáng

Thật tuyệt khi nhìn vào màu sắc tươi sáng và chúng kết hợp với hương vị “tuyệt cú mèo”. Nhưng quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng với thực phẩm. Ví dụ, trái cây và rau được trồng ở vùng đất trống thường có màu vỏ sò, đốm, và các khuyết điểm khác mặc dù chúng an toàn và ngon. Trái cây được trồng trong nhà kính đẹp và hấp dẫn, nhưng chúng có thể chứa hóa chất.

Nhiều người nghĩ rằng một số phô mai càng sáng thì càng có nhiều chất béo và vị của nó càng ngậy. Nhưng phô mai tự nhiên luôn có màu trắng hoặc vàng. Màu vàng tươi chỉ đạt được bằng cách thêm màu. Trong phần lớn các trường hợp, đây là một phụ gia màu vô hại được làm từ hạt cây annatto nhưng màu sắc tươi sáng vẫn không phải là một tiêu chí để lựa chọn phô mai ngon.

Màu sắc tươi sáng của cá hồi có thể đạt được bằng cách sử dụng một màu hóa học. Một ví dụ khác là nước sốt cà chua và nước sốt khác. Mặc dù chúng ta luôn bị thu hút bởi các lọ có màu sáng nhưng tốt hơn hết là chọn nước sốt có màu tự nhiên, được làm từ các thành phần tự nhiên.

6. Đừng lười biếng, hãy nhìn xung quanh để tìm hàng hóa bạn cần

Để bán được nhiều hàng hóa đắt tiền hơn và nhận được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà bán lẻ đặt chúng trên các kệ đáng chú ý nhất - ở cấp độ của người mua, ở phần giữa khu trưng bày. Các sản phẩm này có thể dễ được người mua nhận ra do quảng cáo, nhưng không có nghĩa là chúng được làm từ nguyên liệu chất lượng.

Để giảm thiểu tổn thất do hàng hóa đã hết hạn, nhân viên cửa hàng di chuyển hàng hóa sắp hết hạn đến gần phía đầu kệ trưng bày. Vì vậy, đừng lười biếng. Đi đến phía sau của các kệ để mua hàng hóa chất lượng tốt hơn và tươi hơn.

7. Hiểu rõ nghĩa của các nhãn hiệu

Điều này có nghĩa là các thuật ngữ như "nhiều sữa" hoặc "tiết sữa" được sử dụng vì các thành phần không phải là "thực". Nhà sản xuất không thích đặt cho chúng một cái tên "dễ thương" hơn hoặc tên khoa học hơn. Những "sữa", "pho mát-ohs", "yogos", và các tên lạ khác có nghĩa là để ngụy trang và bán một giá rẻ, chất lượng thấp tương đương của một sản phẩm thực sự.

Đừng nghĩ rằng những dấu hiệu như “không thêm đường”, “không có cholesterol”, “làm giàu vitamin”, và những dấu hiệu khác là dấu hiệu của chất lượng. Trong thực tế, "không có đường thêm" có nghĩa là "chứa rất nhiều chất ngọt hóa học", và những thứ có chứa rất nhiều vitamin không phải lúc nào cũng tốt.

8. Chọn hàng hóa xuất xứ từ nông trại

Đôi khi, chúng ta bỏ qua thông tin cần thiết để nghĩ rằng đó có thể là quảng cáo sai lệch. Ví dụ: cần kiểm tra xem sản phẩm có nguồn gốc địa phương hay không. Đó là một tiêu chí quan trọng khi chọn trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa.

Tốt hơn là mua hàng hóa có nguồn gốc địa phương vì việc vận chuyển dài và có thể vi phạm các điều kiện vận chuyển làm ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của chúng.

9. Yêu cầu nhân viên cửa hàng tư vấn về hàng hóa

Thật dễ dàng để sắp xếp hàng hóa trên kệ một cách “khôn ngoan”, nhưng không dễ để nói dối với khách hàng. Sử dụng cơ hội này để yêu cầu một nhân viên siêu thị giới thiệu về các hàng hóa cần thiết, chúng tươi như thế nào và khi nào lô hàng tiếp theo sẽ đến. Ngay cả khi nhân viên cửa hàng cố gắng nói dối bạn, bạn có thể sẽ nhận thấy điều đó và rút ra kết luận của riêng bạn.

Tóm lại, chúng ta nên chọn thức ăn, hàng hóa một cách thông minh. Đừng quên rằng nhân viên cửa hàng sẽ làm bất cứ điều gì có thể để khiến bạn mua hàng. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý hơn một chút, chỉ có thức ăn ngon nhất và lành mạnh nhất sẽ xuất hiện trên bàn của bạn.

Theo Brightside

Làm thế nào để trở thành một người tiêu dùng thông minh

MENU
  • Nội thất văn phòng
    • Không gian văn phòng
    • Bàn văn phòng
    • Ghế văn phòng
    • Tủ tài liệu văn phòng
    • Quầy lễ tân
    • Sofa văn phòng
    • Tủ để giầy - mũ bảo hiểm
    • Giường gấp văn phòng
    • Mẫu màu gỗ Newtrend
    • Điện mạng văn phòng
  • Nội thất hội trường
    • Thiết kế hội trường
    • Ghế hội trường
    • Bàn hội trường
    • Ghế rạp chiếu phim
    • Bục phát biểu, tượng Bác
    • Âm thanh hội trường
    • Ánh sáng hội trường
  • Vách ngăn văn phòng
    • Vách ngăn di động
    • Vách ngăn bọc nỉ
    • Vách ngăn ốp Verneer
    • Vách ngăn khung nhôm ốp gỗ
    • Vách ngăn kính cường lực
    • Vách ngăn gỗ
    • Vách ngăn fami
    • Vách ngăn thạch cao
    • Vách ngăn nhôm kính
    • Vách ngăn vệ sinh
  • Nội thất phòng Khánh Tiết
    • Ghế Khánh Tiết
    • Bàn Khánh Tiết
    • Ghế gỗ tự nhiên
    • Bàn gỗ tự nhiên
    • Không gian phòng Khánh Tiết
  • Nội thất trường học
    • Bàn ghế mẫu giáo, tiểu học
    • Bàn ghế học sinh bán trú
    • Nội thất thư viện
    • Bàn ghế sinh viên
    • Bàn ghế giáo viên
    • Giường tầng nội trú
    • Nội thất phòng thí nghiệm
    • Bảng chống lóa
  • Nội thất công cộng
    • Bàn quầy
    • Ghế phòng chờ
    • Ghế sân vận động
    • Âm thanh công cộng
  • Nội thất gia đình
    • Nội thất phòng khách
    • Nội thất phòng ăn
    • Đồ gia dụng
    • Nội thất phòng ngủ
    • Cửa gỗ gia đình
  • Nội thất khách sạn
    • Bàn ghế khách sạn
    • Gường ngủ
    • Tủ quần áo
    • Kệ tivi, bàn trà
  • Nội thất trang trí
    • Thảm trải sàn
    • Trần vách thạch cao
    • Rèm văn phòng
    • Mẫu rèm văn phòng
    • Ván sàn
  • Nội thất nhập khẩu
    • Bàn ghế sofa
    • Bàn ghế phòng khách
  • Nội thất công nghiệp
    • Bàn ghế công nghiệp
    • Sàn nâng
    • Gỗ công nghiệp
  • Nội thất phòng giám đốc
    • Bàn giám đốc
    • Ghế giám đốc
    • Tủ tài liệu giám đốc
    • Tủ phụ - Bàn phụ
  • Nội thất phòng họp
    • Không gian phòng họp
    • Bàn phòng họp
    • Ghế phòng họp
    • Âm thanh hội thảo
    • Thiết bị trình chiếu
  • Nội thất tổng hợp
    • Giá siêu thị
    • Ghế quầy bar
    • Bàn ghế café
    • Thiết bị y tế
  • Két sắt, két bạc
    • Két sắt chống cháy
    • Két sắt an toàn
  • Thiết kế nội thất văn phòng
    • Phòng giám đốc
    • Doanh nghiệp
    • Ngân hàng
  • Mẫu chất liệu
    • Mẫu màu gỗ
    • Mẫu màu nỉ
    • Mẫu màu da

Video liên quan

Chủ Đề