Lãi suất vay các ngân hàng 2019 mới nhất năm 2022

08:36' - 20/12/2021

BNEWS Từ tháng 1/2022, nhiều chính sách mới có hiệu lực liên quan đến việc vay vốn xây nhà, mua nhà và phát hành thẻ ngân hàng.

Vay ưu đãi để xây nhà tối đa 500 triệu đồng, không quá 25 nămNgày 30/11/2021 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.Đây là cũng là điểm mới tại Thông tư số 20/2021/TT-NHNN.Theo đó, mức vốn cho vay đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình như sau:- Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay.- Mức vốn cho vay tối đa không quá 500.000.000 đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.So với hiện hành, Thông tư số 20/2021/TT-NHNN đã giới hạn mức vốn cho vay không quá 500.000.000 đồng.Đối với đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thì thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Hiện hành chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/1/2022.

Được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà theo các thông tư trên là 4,8%/năm.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021, nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020.

Được mở thẻ ngân hàng bằng hình thức online

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 17/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng; trong đó, bổ sung quy định: Tổ chức phát hành thẻ có thể thực hiện phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử.

Thông tư 17/2021/TT-NHNN quy định: Tổ chức phát hành thẻ phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục phát hành thẻ của cá nhân bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của tổ chức phát hành thẻ, bao gồm tối thiểu các bước như sau:a] Thu thập thông tin, giấy tờ cần thiết trước khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với khách hàng nhằm nhận biết khách hàng và xác định hạn mức giao dịch của thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh, thẻ tín dụng theo quy định;b] Thực hiện kiểm tra, đối chiếu và xác minh thông tin nhận biết khách hàng;c] Cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện trong quá trình mở và sử dụng thẻ được phát hành bằng phương thức điện tử;d] Cung cấp cho khách hàng hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ theo các nội dung quy định và thực hiện giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với khách hàng bảo đảm quy định về pháp luật giao dịch điện tử;đ] Thông báo tên tổ chức phát hành thẻ, tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ, số thẻ, thời hạn hiệu lực [hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực] của thẻ, tên chủ thẻ, phạm vi và chức năng sử dụng của thẻ, các điều cấm theo quy định pháp luật khi sử dụng thẻ cho khách hàng.Tổ chức phát hành thẻ được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh [nếu có] và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu quy định.Tổ chức phát hành thẻ căn cứ điều kiện công nghệ áp dụng khi nhận biết và xác minh khách hàng để đánh giá rủi ro, quyết định áp dụng hạn mức giao dịch của khách hàng mở bằng phương thức điện tử nhưng phải bảo đảm tổng hạn mức giao dịch [bao gồm rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán] của thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước định danh hoặc thẻ tín dụng của một khách hàng không vượt quá 100 triệu đồng Việt Nam trong một tháng và không thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022./.

>>Ngân hàng tuần qua: Techcombank đứng đầu về sức khỏe thương hiệu, MSB hợp tác cùng Alibaba

 Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định là 4,8%/năm
Cụ thể, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN là 4,8%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Quyết định số 2196/QĐ-NHNN ngày 24/12/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2021 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN.


09:10, 13/12/2021

Lãi suất vay mua nhà ở năm 2022 là bao nhiêu? [Ảnh minh họa]

1. Mức lãi suất cho vay mua nhà năm 2022

Mức lãi suất của ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo qui định tại Thông tư 11, Thông tư 32 và Thông tư 25 là 4,8%/năm.

Mức lãi suất này không thay đổi so với năm 2021 nhưng đã giảm 0,2 phần trăm so với mức lãi suất của năm 2019 và 2020.

2. Đối tượng vay vốn

Theo điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013 [được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014], đối tượng vay vốn [sau đây gọi là khách hàng] bao gồm:

- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2;

- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán [kể cả nhà và đất] không vượt quá 1.050.000.000 đồng;

- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;

- Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp [kể cả bên trong và ngoài khu công nghiệp] của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế;

Người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị;

Sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân [không phân biệt công lập hay ngoài công lập];

Các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

- Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ.

3. Ngân hàng cho vay

Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013 [được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014] thì ngân hàng cho vay theo quy định tại Thông tư này bao gồm:

- Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, gồm có:

+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam;

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam;

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;

- Các ngân hàng thương mại cổ phần khác do Ngân hàng Nhà nước chỉ định.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, các ngân hàng thương mại cổ phần có nhu cầu đăng ký tham gia gửi công văn đề nghị tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo mẫu tại Phụ lục số 04 đính kèm Thông tư này về Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào quy mô, phạm vi hoạt động và kinh nghiệm trong cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản của các ngân hàng để xem xét, quyết định.

Quyết định 1956/QĐ-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Bảo Ngọc

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề