Lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước

Đây là lần đầu tiên trong 2 năm qua Ngân hàng Nhà nước tăng loạt lãi suất điều hành bao gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn.

Trần lãi suất tiền gửi sẽ tăng từ 23/9. Ảnh: Chí Hùng.

Ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước ban hành đã các quyết định điều chỉnh loạt lãi suất điều hành có hiệu lực từ ngày 23/9.

Cụ thể, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đã được cơ quan quản lý tăng thêm 1 điểm phần trăm, từ 4%/năm lên 5%/năm. Riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô được áp dụng mức lãi suất tối đa cho tiền gửi kỳ hạn tương đương 5,5%/năm.

Với khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, trần lãi suất được nâng từ 0,2%/năm lên 0,5%/năm.

Bên cạnh đó, hai loại lãi suất điều hành khác gồm lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu cũng được điều chỉnh tăng thêm 1 điểm phần trăm, lần lượt lên mức 5%/năm và 3,5%/năm.

Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên 6%/năm.

DIỄN BIẾN MỘT SỐ MỨC LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH CỦA NHNN
Nguồn: NHNN; Tổng hợp
NhãnTrước 2016Từ 15/3/2017Từ 10/7/2017Từ 19/11/2019từ 17/3/2020Từ 13/5/2020Từ 1/10/2020Từ 23/9/2022
Tái cấp vốn
6.56.56.25654.545
Tái chiết khấu
4.54.54.2543.532.53.5
Cho vay qua đêm
7.57.57.25765.556

Đáng chú ý, đây là lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN trong hai năm trở lại đây. Động thái này diễn ra ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] nâng lãi suất điều hành thêm 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp trong năm nay tại cuộc họp ngày 20-21/9. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Mỹ còn cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới nhằm kiềm chế lạm phát đã tăng vọt lên mức kỷ lục 40 năm.

Tại phiên họp Chính phủ sáng 22/9, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã khẳng định đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới. Thách thức lớn nhất là kiểm soát lạm phát, và NHNN sẽ theo sát mọi diễn biến để linh hoạt giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô.

Về định hướng chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo ngoài nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động, NHNN cũng cần giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và kêu gọi, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh.

Lãi suất tái cấp vốn là gì? Lãi suất tái chiết khấu là gì? Phân biệt lãi suất tái cấp vốn với lãi suất tái chiết khấu?

Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu là các giá trị lãi suất được xác định trong hoạt động vay vốn các tổ chức tín dụng. Các thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn do tương đối giống nhau. Tuy nhiên, các ý nghĩa sử dụng, đối tượng áp dụng, tài sản dùng để thế chấp cho các hoạt động vay này lại có đặc thù nhất định. Việc phân biệt hai loại lãi suất này giúp ta hiểu được quy định pháp luật liên quan. Đồng thời xác định được hoạt động của Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại trong tìm kiếm, duy trì nguồn vốn.

Cùng tìm hiểu các khái niệm, đặc điểm và phân biệt giữa hai loại lãi suất này thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.

– Luật các tổ chức tín dụng hợp nhất năm 2017.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Khái niệm:

Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó ngân hàng trung ương áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại. Tái cấp vốn là hoạt động ứng vốn cấp vốn ngắn hạn. Ngân hàng trung ương thực hiện việc hỗ trợ, để đảm bảo các hoạt động mang tính chất thường xuyên cho các ngân hàng thương mại có nhu cầu.

Vốn sẽ được huy động cho mục đích sử dụng của ngân hàng thương mại. Trong đó, chủ thể thực hiện tái cấp vốn là Ngân hàng trung ương, có vị trí và vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động vốn của các ngân hàng thương mại.

– Theo quy định tại Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tái cấp vốn cũng được xác định khái niệm như sau:

Xem thêm: Tái cấp vốn là gì? Hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước?

“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.”

Do đó các ngân hàng thương mại cũng không phải luôn đảm bảo khả năng vốn sẵn có của mình. Họ cũng cần sử dụng và đầu tư cho các mục đích, dịch vụ khác nhau. Nhờ hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương mà đảm bảo năng lực, khả năng duy trì hoạt động ổn định. Lãi suất được xác định được gọi là lãi suất tái cấp vốn.

Các hình thức mà Ngân hàng nhà nước thực hiện để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại:

– Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại qua các hình thức:

+ Cho vay lại các khoản tiền, nhằm cấp vốn thường xuyên. Trong đó, có tính lãi suất khi tiến hành các khoản cho vay này.

+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Khi đó, Ngân hàng trung ương xác định giá trị thanh toán cho các giấy tờ có giá. Bằng hình thức này, ngân hàng thương mại có được tiền để sử dụng trong thời hạn nhất định. Họ phải thanh toán tiền vốn cùng lãnh suất cho phần chiết khấu, tát chiết khấu đó.

+ Cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Ngân hàng trung ương giữ các giấy tờ có giá trong thời hạn cụ thể. Thực hiện hoạt động cho vay đối với các ngân hàng thương mại để hưởng lãi.

Bản chất của lãi suất tái cấp vốn:

Xem thêm: Điều kiện và các hình thức tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng

Có thể hiểu lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như lãi suất tái chiết khấu, nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, và sau đó họ bán lại các khoản này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt.

Lãi suất tái cấp vốn tiếng Anh là Supplying capital interest rate.

Lãi suất tái chiết khấu tiếng Anh là Rediscount interest rate.

2. Lãi suất tái chiết khấu là gì?

Khái niệm:

– Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi. Việc mua bán đối với các khoản thanh toán giữa ngân hàng thương mại và Ngân hàng trung ương phát sinh lãi suất tái chiết khấu.

– Đây là lãi suất cho vay ngắn hạn dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán. Hoạt động này được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Cũng như để đảm bảo cho tính chất hoạt động, huy động và đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại.

Hoạt động này mang về lợi nhuận cho các hình thức ngân hàng tham gia. Cũng như đáp ứng được nhu cầu thế chấp, cầm cố vay vốn của khách hàng.

Chiết khấu là gì?

Xem thêm: Tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở

– Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.”

Qua đó mô tả các đặc điểm, bản chất của chiết khấu và tái chiết khấu. Cũng như giúp ta hình dung hai giai đoạn được thực hiện.

Kết luận về lãi suất tái chiết khấu:

Có thể hiểu lãi suất tái chiết khấu được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. Ví dụ có thể kể đến như: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu,… Đây cũng là đặc trưng giúp phân biệt hình thức này với lãi suất tái cấo vốn. Chiết khấu là phần lãi suất phải thanh toán, chi ra cho các bên nhận lợi ích.

Các ngân hàng cung cấp dịch vụ đến khách hành, thu được khoản lãi gọi là ãi suất chiết khấu. Lãi suất này được nhận về khi dịch vụ của ngân hàng cung cấp đến hạn. Tuy nhiên để ổn định nguồn vốn của mình, các ngân hàng này bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản. Phần lợi nhuận ngân hàng nhà nước nhận về gọi là lãi suất tái chiết khấu.

Vai trò của lãi suất tái chiết khấu:

– Lãi suất tái chiết khấu được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Sự tham gia của Ngân hàng nhà nước nhận về một phần lãi suất. Nó có tính ổn định, đáp ứng được lợi ích, mục đích của các bên.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mới nhất

– Với ngân hàng thương mại lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác. Phải cân nhắc khoản lãi phải thanh toán cho ngân hàng trung ương trước. Sau đó, dựa trên lãi thực tế muốn nhận về để tính lãi suất chiết khấu. Các bên đều chủ động, đảm bảo nhận được phần lợi nhuận mong muốn.

3. Phân biệt lãi suất tái cấp vốn với lãi suất tái chiết khấu:

3.1. Giống nhau: 

Tài sản thế chấp đều là các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,… Đây là biện pháp bảo đảm để ngân hàng thương mại có thể nhận được các khoản vay.

Hai hoạt động này đều do Ngân hàng nhà nước thực hiện. Mục đích nhằm cung cấp khoản vay, cấp vốn cho ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Để họ nhận được khoản vay sử dụng trong mục đích duy trì dịch vụ của tổ chức mình. Đồng thời Ngân hàng trung ương nhận về lãi suất sau khi các khoản vay đến hạn.

3.2. Khác nhau:

Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có hơi hướng giống nhau, Tuy nhiên:

[1] Đối tượng áp dụng: 

+ Lãi suất tái chiết khấu:

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. Các hình thức tài sản khác không được áp dụng.

VD về các giấy tờ có giá: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu,…

Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mới nhất

+ Lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các Ngân hàng Thương Mại. Họ thực hiện các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng. Khi đó, họ cần có vốn để thực hiện được các dịch vụ này, như thanh toán khoản vay cho khách hàng. Và sau đó họ bán lại các khoản này cho Ngân hàng Trung Ương để đổi lấy lương tiền mặt.

Các tài sản thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho hoạt động tái cấp vốn được thực hiện.

[2] Tài sản dùng để thế chấp:

Xét về tính chất rủi ro của các hình thức thực hiện:

– Mặc dù tài sản dùng để thế chấp đều là giấy tờ có giá, nhưng lãi suất tái chiết khấu áp dung đối với các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, … Đây là các giấy tờ được tổ chức có thẩm quyền ở trung ương ban hành. Uy tín của tổ chức cao hơn đồng nghĩa với rủi ro thấp hơn.

– Còn lãi suất tái cấp vốn áp dung đối với các giấy tờ có giá có độ rủi ro cao hơn trái phiếu Chính quyền địa phương. Ở địa phương, các khoản thu và chi tương đối ổn định. Cho nên việc thanh toán đối với trái phiếu gặp khó khăn và nhiều rủi ro hơn.

Nhận xét:

Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm hoặc sở hữu các giấy tờ có giá đó. Bản chất là để thực hiện các dịch vụ trong hoạt động mà ngân hàng cung cấp. Để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn.

Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mới nhất

Hoạt động này khiến các ngân hàng thương mại khó đảm bảo về nguồn vốn có sẵn để duy trì hoạt động thường xuyên, ổn định. Họ có trong tay giấy tờ có giá, họ cần các khoản vay ngắn hạn. Cho nên việc tìm đến và bán lại khoản này cho Ngân hàng trung ương được thực hiện. Do đó:

+ Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán.

+ Họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Trung Ương để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho Ngân hàng Trung Ương một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

Tính chất tái chiết khấu được thể hiện ở giai đoạn thứ hai. Trong khi chiết khấu được xác định ở giai đoạn đầu tiên, khi làm việc với khách hàng.

Các lãi suất này khác nhau, căn cứ vào nhiều yếu tố thực tế như:

+ Tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu.

+ Phụ thuộc vào các khoản vay của ngân hàng.

+ Phụ thuộc cả vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia.

Xem thêm: Vốn luân hồi là gì? Vốn luân hồi trong các vị thế ngoại hối

Video liên quan

Chủ Đề