Kỹ thuật về đàn Cổ Tranh

Trang chủ » Khóa Âm Nhạc » Cách diễn tấu của đàn tranh Việt Nam và cổ tranh Trung Quốc có giống nhau hay không ?

Nội Dung Có Trong Bài Viết

  • 1 Cách diễn tấu của đàn tranh Việt Nam và cổ tranh Trung Quốc có giống nhau hay không ?
    • 1.1 Cấu tạo
    • 1.2 Tay gảy ( tay phải )

Đàn Tranh Việt Nam là một nhạc cụ cổ truyền của dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cây đàn tranh vẫn tồn tại và có nhiều phát triển vượt bậc đến ngày nay. Với tư cách là một trong những nhạc cụ sớm góp phần làm nên bộ mặt văn hóa, nghệ thuật riêng và độc đáo của Việt Nam, cây Đàn Tranh đã có sự gắn bó khăng khít, mật thiết với đời sống tâm hồn của nhân dân ta trải qua nhiều thế kỷ.

 

Kỹ thuật về đàn Cổ Tranh

                Đàn Guzheng ( Đàn Cổ Tranh ) được biết đến là đàn thập lục, đây là loại đàn có xuất xứ từ Trung Hoa với lịch sử hơn 2500 năm. Đàn có 16 dây nên nó có tên gọi làThập Lục. Đàn Guzeng thường được làm bằng gỗ cây Phượng. Cấu tạo của đàn gồm một hộp âm thanh hình chữ nhật và một bề mặt trong một đường cong với chuỗi chặt chẽ, đó là một bộ có 13 dây trong triều đại nhà Đường và sau đó tăng lên 16. Ngày nay, có một số loại Đàn Cổ Tranh hiện đại có đến 25 dây.

Kỹ thuật về đàn Cổ Tranh
đàn tranh

Hai nhạc cụ này cùng thuộc họ gảy và có một nguồn gốc giống nhau, cùng tên gọi là đàn thập lục nhưng hoàn toàn khác nhau:

  1. Cấu tạo

Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộng khoảng 15–20 cm gắn 16 khóa lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.  Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

Đàn cổ tranh Trung Quốc hay được gọi là đàn Guzeng tiêu chuẩn dài 1,63m, có 21 dây. Mặt đàn tranh thường được chế tác từ gỗ cây ngô đồng. Giá đàn làm bằng gỗ tùng trắng, thành đàn, đáy đàn và thùng đàn làm bằng gỗ lim đỏ, gỗ lim già, gỗ lim vàng hoặc gỗ tử đàn. Mặt đàn và dây đàn ảnh hưởng rất nhiều đến âm thanh của đàn tranh, ngoài ra nếu chọn được gỗ lim đỏ già, gỗ tử đàn hoặc gỗ lim vàng tốt làm thành đàn, cầu đàn và đáy đàn cũng khiến cho âm thanh của đàn hay hơn.

  1. Tay gảy ( tay phải )

Dây của Đàn Tranh Việt Nam là dây sắt hoặc dây inox nên lực của 3 hay 4 ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng nhẹ nhàng nâng lên, hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón.

Dây của Đàn Cổ Tranh Trung Quốc là dây thép loại dày bọc nhựa dẻo nên riêng ngón tay gảy của cổ tranh là gảy kiểu móc dây. Sử dụng lực ở tay mạnh hơn so với đàn tranh Việt Nam.

  1. Âm Thanh
    Kỹ thuật về đàn Cổ Tranh

Đàn tranh Việt Nam có âm thanh vô cùng trong trẻo, ngân vang, giàu tình cảm. Loại nhạc cụ này vừa thích hợp để diễn tấu những bản nhạc da diết, tình cảm, lại vừa phù hợp để thể hiện những bản nhạc tươi vui, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đàn tranh Việt Nam phù hợp với mọi lứa tuổi. Đàn tranh với thanh âm trong trẻo như nói lên bao tâm tư, tình cảm của người gảy đàn. Càng nghe ta càng thấy bồi hồi. Càng nghe ta càng cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị văn hoá, nghệ thuật to lớn của âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam.

Âm sắc đàn Guzheng thánh thót như nước chảy mây trôi. Tự nhiên mà thanh nhã chứ không dồn dập dung tục. Người đánh đàn tranh lâu năm có thể dùng tiếng đàn mà khơi dậy những dòng cảm xúc trong người nghe. Có người đã miêu tả tiếng đàn tranh: “ Âm đàn trầm lắng uyển chuyển, như một bản nhạc quyến rũ vọng lại của đất trời. Tiếng đàn như mưa bụi trên lá chuối, xa nghe mờ ảo dường không, lặng im lại thấy như vẫn bên tai. Khiến người nghe từ từ chìm đắm trong giai điệu tiếng đàn.

Đàn tranh Việt mang nét đặc thù từ trong thủ pháp đánh đàn, ngón đàn, cách nhấn nhá, thế cung, âm thanh, nhạc điệu… Đàn tranh đã trở thành biểu trưng của âm nhạc dân gian Việt Nam, nhắc tới nhạc cụ dân gian thì một trong những loại nhạc cụ người ta nghĩ ngay đến chính là đàn tranh. Chúng tôi mong các bạn có những hiểu biết đúng nhất về 2 loại đàn này!!!

← TRƯỚC Hát Văn Thi – Một Thời Vang Bóng SAU → Những điều bạn nên biết về cây đàn Nhị