Kỹ sư phần mềm Đại học Bách Khoa

bài giảng kỹ thuật phần mềm ứng dụng.pdf

se1_giới thiệu chung về cnhpm.ppt

se2_quản lý dự án cntt.ppt

se3_yêu cầu người dùng.ppt

se4_thiết kế và lập trình.ppt

se5_kiểm thử và bảo trì.ppt

se6_các chủ đề khác trong se.ppt

các bạn tự tìm sách trên google theo gợi ý bên dưới nhé!

A Philosophy Of Software Design.Pdf

Co3001_Congnghephanmenpdf.Pdf

Clean Architecture A Craftsman's Guide To Software Structure And Design.Pdf

Nhập Môn Công Nghệ Phần Mềm Phạm Thị Huỳnh.Pdf

Nhập Môn Công Nghệ Phần Mềm Thạc Bình Cường.Pdf

Software-Engineering-Modern-Approaches-2nd.Pdf

Mục tiêu của môn học này là cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về công nghệ phần mềm bao gồm các chu trình phát triển phần mềm, viết đặc tả, cách thức mô hình hóa, kỹ thuật thiết kế, các mẫu, kiểm thử, bảo trì. Đây là môn học mở đầu về công nghệ phần mềm cho sinh viên đại học. Sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ bản như các kỹ thuật, phương pháp, quy trình cho việc phát triển các hệ thống phần mềm. Các hoạt động khác nhau trong một dự án được đều được đề cập đến bao gồm đặc tả, thiết kế kiến trúc & chi tiết với các mẫu, viết mã nguồn và kiểm thử phần mềm. Ngôn ngữ mô hình hóa UML được sử dụng xuyên suốt môn học.
Hiểu được phần mềm phải được phát triển có bài bản theo các quy trình; L.O.1.1 Hiểu được nguyên lý và khái niệm L.O.1.2 Hiểu được phương pháp và kỹ thuật Viết đặc tả, thiết kế kiến trúc L.O.2.1 Phân tích yêu cầu phần mềm L.O.2.2 Thiết kế kiến trúc phần mềm Thiết kế chi tiết, viết mã theo quy ước, lên kịch bản kiểm thử L.O.3.1 Thiết kế chi tiết phần mềm L.O.3.2 Viết mã theo quy ước L.O.3.3 Lên kịch bản kiểm thử Sử dụng thành thạo ngôn ngữ UML L.O.4.1 Lược đồ các trường hợp sử dụng L.O.4.2 Lược đồ trình tự L.O.4.3 Lược đồ lớp L.O.4.3 Lược đồ hoạt động hoặc lược đồ trạng thái
[1] Ian Sommerville [2010], Software Engineering [9th ed.], ISBN 978-0-137-03515-1, Addison Wesley. [2] G. Booch, J. Rumbaugh, I. Jacobson [1998], The Unified Modeling Language User Guide, Addison-Wesley. [3] E.J. Braude [2001], Software Engineering: An Object-Oriented Perspective, ISBN 978-0-471-32208-5, John Wiley. [4] Gamma, E., Helm, R., Johnson, R., Vlissides, J., Design Patterns: Elements of Reusable Object-Oriented Software, ISBN 978-0201633610, AddisonWesley Professional [November 10, 1994].

Nhóm ngành công nghệ thông tin ở Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn được các bạn trẻ quan tâm lựa chọn, trong đó có ngành Kỹ thuật máy tính. Để giúp các bạn học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về ngành này, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cùng review về ngành Kỹ thuật máy tính tại ĐHBK HN, các bạn quan tâm cùng theo dõi nhé.

Kỹ thuật máy tính là một trong những ngành hot bỏng tay của ĐHBK HN

1. Ngành Kỹ thuật máy tính là gì?

Kỹ thuật máy tính có tên tiếng Anh là Computer Engineering, là ngành lai giữa “Khoa học máy tính” [có thể hiểu là chuyên về phần mềm] và ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử [Chuyên về phần cứng]. Kỹ thuật máy tính sẽ hướng đến việc phát triển các hệ thống tính toán tích hợp giữa phần mềm và phần cứng. Có nghĩa là khi học ngành này, bạn sẽ nắm được cả cách làm phần cứng, viết phần mềm, và cách để tích hợp phần cứng và phần mềm này thành một hệ thống vận hành trơn tru.

Ví dụ như khi phát triển camera thông minh có truyền hình ảnh về trung tâm dữ liệu. Kỹ sư sẽ phải viết phần mềm thu thập hình ảnh, xử lý hình ảnh, truyền hình ảnh về trung tâm vầ làm phần cứng tích hợp các modun vi xử lý, modun thu nhận hình ảnh, modun truyền thông.

Theo học ngành Kỹ thuật máy tính, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về lý, toán, thuật toán, điện tử số, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế thông tin, các cơ chế kết nối, vận hành, điều khiển, an toàn thông tin, mạng truyền thông dữ liệu.

Nhiều bạn hay nhầm lẫn Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính. Chúng ta có thể phân biệt như thế này: cả Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính đều là học về lập trình nhưng:

 Ngành Khoa học máy tính sẽ chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin. Chuyên viên khoa học máy tính sẽ nghĩ ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin.

 Ngành Kỹ thuật máy tính chuyên sâu về hệ thống nhúng và IoT, an toàn – an ninh thông tin, mạng máy tính. Chuyên viên Kỹ thuật máy tính sẽ thiết kế các hệ thống phần cứng và các phần mềm để phục vụ cho hoạt động của thiết bị phần cứng đó.

2. Ngành Kỹ thuật máy tính Đại học Bách Khoa Hà Nội

Có thể nói kỹ thuật máy tính là một trong những ngành hot nhất tại Đại học Bách Khoa Hà Nội với tỷ lệ chọi năm nào cũng cao. Với đội ngũ giảng viên hàng đầu trong ngành, khoa Kỹ thuật máy tính luôn đào tạo ra những chuyên viên xuất sắc.

Khi theo học ngành này, bạn sẽ được học các kiến thức về Toán, lý, điện tử số, cơ sở dữ liệu, giải thuật, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, truyền thông dữ liệu, IoT, hệ thống nhúng, an toàn – an ninh thông tin,…Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phát triển toàn diện cả về phần cứng và phần mềm, nhất là việc tối ưu giữa phần cứng và phần mềm trong một hệ thống.

Nội dung học như sau:

 

Thời gian học và khả năng học lên các bậc cao hơn cũng khá đa dạng:

        Hệ cử nhân: học 4 năm theo 3 định hướng [an toàn thông tin, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, hệ thống nhúng và IoT

        Hệ Kỹ sư: học 5 năm theo 2 định hướng [Hệ thống nhúng và IoT, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

        Hệ tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ: học 5,5 năm theo 3 định hướng [Khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, Kỹ thuật máy tính.

Với mức học phí từ 22-28 triệu đồng/ năm, sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính có cơ hội:

        Học tập trong môi trường chuyên nghiệp với những giảng viên hàng đầu trong ngành

        Tham gia trợ giảng, hỗ trợ giảng viên khi giảng dạy, trợ lý nghiên cứu cùng làm nguyên cứu với các thầy cô. Ngoài mức lương lên đến 4 triệu đồng/tháng thì bạn còn được nhận Chứng nhận chính thức, đây là lợi thế lớn khi xin học bổng du học

        Tham gia vào các chương trình nghiên cứu, trao đổi học tập hoặc học chuyển tiếp với các trường đối tác tại Đức, Singapore, Thụy Điển, Nhật Bản,…

        Được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của trường

Ngoài ra còn rất nhiều cơ hội nhận học bổng với giá trị cực khủng khác.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính Đại học Bách Khoa Hà Nội

4. Cơ hội việc làm cho các sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính

Sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính của ĐHBK HN được rất nhiều doanh nghiệp chào đón

Trong những năm gần đây, sinh viên thuộc khối ngành Công nghệ thông tin nói chung và Kỹ thuật máy tính nói riêng luôn không lo thiếu việc làm với mức lương khủng. Một số công việc bạn có thể đảm nhận như:

        Lập trình viên phát triển phần mềm cho các hệ thống tính toán, nhất là hệ thống có kết nối mạng lưới

        Kỹ sư xây dựng và thiết kế phần mềm cho hệ thống nhúng, nhất là các hệ thống hiện đại như robot thông minh, ô tô tự lái, hệ phân tán thời gian thực

        Kỹ sư hệ thống mạng internet vạn vật [IoT], mạng máy tính, kỹ sư an toàn an ninh mạng truyền thông số liệu

        Chuyên viên phát triển hệ thống tích hợp phần mềm và phần cứng, chế tạo hệ nhúng, thiết bị thông minh Smart city, Smart home]

Theo khảo sát, 100% sinh viên Kỹ thuật máy tính của Đại học Bách Khoa Hà Nội có việc làm tại các tập đoàn lớn như Vingroup, Samsung, VNPT, BKAV,… với mức lương khởi điểm trung bình 15-20 triệu đồng/tháng. Rõ ràng đây là ngành nhiều cơ hội và rất đáng để lựa chọn!

Video liên quan

Chủ Đề