Kiểu bài làm quen của phần học vần trong sách giáo khoa tiếng việt 1 (chương trình năm 2000) có :

7 ĐIỂM MỚI TRONG SGK TIẾNG VIỆT LỚP 1

SGK Tiếng Việt 1 thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam tiếp thu thành quả biên soạn SGK dạy học ngôn ngữ của nhiều nước tiên tiến, kế thừa kinh nghiệm biên soạn SGK dạy tiếng Việt ở Việt Nam qua nhiều giai đoạn với mong muốn đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tiếng Việt trong thời gian tới. Bài viết giới thiệu những điểm mới cơ bản của sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ sách này.

7 điểm mới trong SGK Tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam.


Những điểm mới trong SGK Tiếng Việt lớp 1

  1. Ngay từ những bài đầu tiên, sách đã đặt những âm chữ được học vào câu, gắn với một sự việc, trạng thái cụ thể. Như vậy, khác với nhiều SGK Tiếng Việt cho lớp 1 khác, ở giai đoạn đầu, dạy âm chữ chỉ gắn với từ ngữ [đơn vị định danh], cuốn sách Tiếng Việt 1 này dạy âm chữ gắn ngay với câu [đơn vị giao tiếp]. Từ câu trọn vẹn để nhận biết âm chữ, vần; rồi từ âm chữ, vần ghép thành tiếng, từ ngữ, câu, đoạn.
    SGK dạy học tiếng mẹ đẻ cho học sinh lớp 1 của Phần Lan, xuất bản năm 2014, và một số SGK dạy học tiếng khác ở châu Âu cũng có cách “giới thiệu” âm chữ mới trong bài học qua đơn vị câu. Tăng cường gắn kết đơn vị ngôn ngữ cần dạy học với ngữ cảnh giao tiếp là xu hướng dạy học ngôn ngữ hiện đại, có cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc, được SGK của nhiều nước phát triển áp dụng. Tiếng Việt 1 nỗ lực đổi mới theo cách tiếp cận đó.
    Ngoài ra, Tiếng Việt 1 cũng tạo cho học sinh cơ hội tự đọc được câu ngay từ bài đầu [từ câu đơn giản nhất là A!]. Theo cách này, học sinh không chỉ được phát triển nhanh kĩ năng giao tiếp mà còn có được cơ hội phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, suy luận,…
    Việc dạy học các vần riêng biệt kết thúc ở học kỳ 1. Sang học kỳ 2, học các văn bản trọn vẹn. Để thực hiện được ý tưởng đó, Tiếng Việt 1 áp dụng những giải pháp sau: Các vần ít thông dụng, đặc biệt là vừa ít thông dụng vừa khó [24 vần], được học ở tập hai, lồng ghép vào văn bản đọc, tức gắn vần với từ ngữ chứa vần đó và đưa từ ngữ chứa vần đó vào ngữ cảnh giao tiếp, chứ không dạy thành bài riêng biệt như ở tập một. Đây là giải pháp cơ bản.

Thiết kế nhiều [20] bài học có 3 vần [bên cạnh 14 bài học 2 vần và 6 bài học 4 vần]. Các bài 3 hoặc 4 vần thường bao gồm những vần đơn giản [dễ đọc, dễ viết], phát âm gần nhau và viết tương tự nhau, giúp học sinh phát huy được khả năng loại suy khi đánh vần, rút ngắn được thời gian học các vần riêng lẻ. Để không tạo áp lực đối với giáo viên và học sinh, Tiếng Việt 1 thiết kế số lượng tiếng, từ ngữ cần viết trong các bài 3 hoặc 4 vần tương đương các bài 2 vần.

Sách cũng chủ trương học sinh không nhất thiết phải đọc, viết thành thạo các vần ngay sau khi học xong các vần đó. Trong vòng 2 tiết của một bài học, học sinh đọc và viết các vần đến mức độ nào tùy thuộc vào khả năng của mỗi em. Kĩ năng đọc và viết các vần trong bài sẽ được củng cố, phát triển trong 2 tiết luyện tập tăng thêm trong mỗi tuần, trong bài ôn tập cuối tuần và được lặp đi lặp lại trong những bài học còn lại của sách.

  1. Các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được kết nối và dạy học tích hợp trong một bài học. Trong sách Tiếng Việt 1 này, người đọc không tìm thấy các “phân môn” mà chỉ nhìn thấy các hoạt động giao tiếp. Cách thiết kế bài học dựa trên các “trục kĩ năng” đọc, viết, nói và nghe là một xu hướng phổ biến đối với SGK dạy học ngôn ngữ [tiếng mẹ đẻ cũng như ngoại ngữ] của các nước phát triển ngày nay, đặc biệt là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Australia, Phần Lan, Đức, Hàn Quốc,…
  2. Ngữ liệu bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hòa giữa văn bản văn học và văn bản thông tin. Các văn bản được chọn lựa kĩ lưỡng, có nội dung phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm đã có của người học, có hình thức ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực và có tính thẩm mĩ cao.
  3. Nội dung bài học được thiết kế dưới dạng các hoạt động, bắt đầu bằng các câu lệnh thể hiện yêu cầu mà người học cần phải thực hiện. Nhờ đó, học sinh có thể dùng sách để tự học, cha mẹ học sinh có thể giúp con mình học tập ở nhà, giáo viên thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.
  4. Với cách thiết kế nội dung dạy học có tính tích hợp liên môn cao và phương pháp dạy học hiện đại, Tiếng Việt 1 không chỉ giúp học sinh học tiếng Việt mà còn được tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh; trao đổi các ý tưởng, tham gia các hoạt động tương tác; có cơ hội kết nối với trải nghiệm cá nhân trong tiếp cận cái mới, phát triển cá tính lành mạnh và tư duy độc lập.
  5. Theo yêu cầu của chương trình mới, Tiếng Việt 1 chú ý dành thời gian cho hoạt động đọc mở rộng. Đây là hoạt động tạo cho học sinh có được cơ hội tự tìm thêm sách để đọc theo sở thích của bản thân với sự hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra của giáo viên.
  6. Sách có hình thức trình bày và tranh ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn. Học sinh sẽ cảm thấy thích thú với việc học tiếng Việt và từng bước khám phá những bài học viết cho các em trong sách.

Cấu trúc sách của SGK Tiếng Việt lớp 1
SGK Tiếng Việt 1 được chia thành 2 tập, tập một dành cho học kì 1 [18 tuần, mỗi tuần 12 tiết], tập hai dành cho học kì 2 [17 tuần, mỗi tuần 12 tiết].

Tập một: Ngoài các bài học ở Tuần mở đầu [giúp học sinh làm quen với môi trường và hoạt động học tập ở lớp 1] và Tuần ôn tập, 16 tuần còn lại có 80 bài, mỗi tuần có 5 bài, gồm cả bài Ôn tập và kể chuyện ở cuối tuần. Mỗi bài được dạy học trong 2 tiết, trình bày trong 2 trang sách. Ngoài ra, mỗi tuần còn có 2 tiết tập viết tăng thêm ngoài thời gian tập viết trong các bài học; trước khi viết, học sinh cũng được luyện đọc các từ ngữ luyện viết. Ngoài luyện viết và luyện đọc, thời gian còn lại của 2 tiết [nếu có] có thể dành để học sinh làm các bài tập nối, điền,… được thiết kế trong vở bài tập.

Tập hai: Có 8 bài lớn, mỗi bài được dạy học trong 2 tuần [24 tiết]. Các bài lớn được thiết kế theo hệ thống chủ điểm. Với hệ thống chủ điểm có “độ phủ” rộng, kết hợp với kênh hình được thiết kế công phu, Tiếng Việt 1 đáp ứng giáo dục học sinh những vấn đề có tầm quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, như chủ quyền quốc gia, nhân quyền [quyền trẻ em], bảo vệ môi trường, bình đẳng giới,… 
Trong mỗi bài lớn thường có đủ các kiểu loại văn bản cơ bản: truyện, thơ, văn bản thông tin. Mỗi văn bản đọc là trung tâm của một bài nhỏ. Khởi đầu bài học là hoạt động khởi động nhằm huy động trải nghiệm, hiểu biết và tạo tâm thế để học sinh đọc hiểu văn bản tốt hơn. Sau đó là đọc thành tiếng, đọc hiểu. Riêng đối với văn bản thơ, học sinh được nhận biết vần và học thuộc lòng. Đối với văn bản văn xuôi, học sinh được thực hành viết câu, nói và nghe, nghe viết chính tả, làm bài tập chính tả. Đôi khi có hoạt động kể chuyện hay đóng vai diễn lại câu chuyện đã đọc. Cuối mỗi bài học có thể có hoạt động tích hợp, mở rộng, vận dụng đa dạng. 

Quy trình dạy học môn tập đọc lớp 1

Quy trình dạy học vần, tập đọc lớp 1 là bản quy trình các bước để dạy học vần và tập đọc cho học sinh lớp 1, bao gồm từ việc kiểm tra bài cũ cho tới học bài mới và kết thúc bài học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về.

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

  • HS viết bảng con các từ ứng dụng ở bài trước, mỗi tổ viết 1 từ.
  • Vài HS đọc các từ ở bảng con và phân tích một số tiếng.
  • 2 HS lên bảng đọc đoạn ứng dụng và yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần vừa học và phân tích tiếng đó:

II. DẠY HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Dạy vần

a] Nhận diện vần - Đánh vần

  • HS phân tích vần - đánh vần - đọc trơn [cá nhân, nhóm, cả lớp].
  • HS ghép vần – ghép tiếng – HS đọc tiếng vừa ghép.
  • GV viết bảng.
  • GV yêu cầu HS phân tích tiếng - đánh vần - đọc trơn tiếng [cá nhân, nhóm, cả lớp].
  • GV treo tranh giới thiệu từ khoá.
  • HS đọc từ [cá nhân, nhóm, cả lớp].
  • HS: Đọc trơn [đọc xuôi, đọc ngược]: 3 bậc [cá nhân, nhóm, cả lớp].
  • GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.

* GV giới thiệu vần thứ hai: Tương tự vần thứ nhất.

HS so sánh hai vần vừa mới học.

- GV: Đúng rồi! Chính vì sự khác nhau đó nên có cách đọc khác nhau. Các em cần nắm vững sự giống nhau và khác nhau đó để khi viết khỏi bị nhầm lẫn.

* Nghỉ giữa tiết: Trò chơi "Gieo hạt! nảy mầm"

b] Hướng dẫn viết

  • GV viết mẫu. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
  • HS viết vào bảng con vần và từ khoá.
  • GV nhận xét, sửa cho HS.

c] Đọc từ ngữ ứng dụng

  • GV ghi hoặc gắn các từ ứng dụng lên bảng.
  • GV yêu cầu HS đọc thầm các từ này. HS đọc thầm.
  • GV yêu cầu HS lên bảng tìm và gạch dưới những tiếng chứa vần vừa học.
  • GV: Hãy đọc và phân tích các tiếng đó.
  • GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu:
  • GV: Các em theo dõi cô đọc để đọc cho đúng nhé.
  • HS đọc từ ngữ ứng dụng[cá nhân, nhóm, cả lớp].
  • GV nhận xét, chỉnh sửa.

2. Quy trình dạy học vần - Tiết 2

Hoạt động 3: Luyện tập

a] Luyện đọc

- HS đọc lại toàn bài ở tiết 1 [cá nhân]

* Luyện đọc câu, đoạn ứng dụng:

  • HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
  • HS đọc câu hoặc đoạn ứng dụng [cá nhân, lớp]
  • HS tìm và phân tích tiếng có vần mới.

b] Luyện viết:

- HS luyện viết vào vở tập viết.

c] Luyện nói:

  • HS quan sát tranh.
  • HS đọc tên chủ đề luyện nói.
  • HS luyện nói trong nhóm, trước lớp theo hướng dẫn của GV.

4. Củng cố, dặn dò:

  • HS đọc lại toàn bài - Trò chơi.
  • Về nhà tìm chữ có vần vừa học trong các sách báo. Đọc bài và xem bài sau.

II. Quy trình dạy tập đọc lớp 1

1. Quy trình dạy tập đọc - Tiết 1

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

  • GV gọi 2 – 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở bài tập đọc trước.
  • GV nhận xét, cho điểm.

II. DẠY HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

  • GV cho cả lớp hát bài Mẹ và cô rồi hỏi: Bài hát này nói tới ai?
  • GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc

a] GV đọc mẫu lần 1: HS nghe, xác định câu, dòng.

HS chỉ và nêu câu: Câu 1 từ ... đến ... GV đánh vị trí câu.

GV: Bài này có tất cả mấy câu?

HS: Tìm tiếng có vần khó đọc.

HS nêu, GV gạch chân.

b] Hướng dẫn HS luyện đọc

* Luyện các tiếng, từ ngữ:

  • GV gọi HS đọc [cá nhân, cả lớp]. Chú ý đọc theo GV chỉ.
  • GV yêu cầu HS phân tích các tiếng khó, HS ghép các từ ngữ.
  • GV giải nghĩa các từ, ngữ khó.

* Luyện đọc câu

Mỗi câu 2 HS đọc, mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu.

HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

* Luyện đọc đoạn, bài

  • Mỗi đoạn 2 – 3 HS đọc. HS đọc nối tiếp đoạn [cá nhân]
  • 2 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.

* Thi đọc trơn cả bài

  • Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm.
  • GV nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 3: Ôn các vần

a] Tìm tiếng trong bài có vần... [bài tập 1]

  • GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần ...
  • HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm.

b] Tìm tiếng ngoài bài có vần ... [bài tập 2]

  • GV gọi 2 HS đọc từ mẫu trong SGK và chia nhóm [4 HS thành một nhóm].
  • HS thảo luận, tìm tiếng có vần ... sau đó đại diện nhóm nói tiếng có vần ...
  • GV gọi các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh các tiếng, từ HS tìm được lên bảng và yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bộ các từ trên bảng.

c] Nói câu có tiếng chứa vần ...

  • GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên một nhóm.
  • HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu.
  • GV chia một bên nói câu có tiếng chứa vần ..., một bên nói câu có tiếng chứa vần .... Bên nào nói được một câu tính 10 điểm, bên nào chưa nói kịp trừ 10 điểm. Sau 3 phút, GV tổng kết đội nào nói được nhiều điểm hơn sẽ thắng.

2. Quy trình dạy tập đọc - Tiết 2

Hoạt động 4: Luyện đọc đoạn, tìm hiểu bài đọc và luyện nói

a] Luyện đọc

  • HS đọc nối tiếp từng câu.
  • HS đọc nối tiếp từng đoạn.
  • HS đọc cả bài [cá nhân, lớp]

b] Tìm hiểu bài:

  • HS đọc cá nhân từng câu hoặc đoạn của bài.
  • HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bài.

c] Thi đọc hay:

- HS thi đua đọc giữa các tổ.

d] Luyện nói

  • HS đọc tên bài luyện nói.
  • HS luyện nói theo gợi ý của GV.

III. CỦNG CỐ:

  • HS đọc toàn bài. Về nhà đọc bài và xem bài sau.

II. Một số bài tập đọc cho học sinh lớp 1

Bài 1: Trăng sáng sân nhà em

Sân nhà em sáng quá

Nhờ ánh trăng sáng ngời

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mí

Những đêm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi

Bài 2: Chú ếch

Có chú là chú ếch con

Hai mắt mở tròn nhảy nhót đi chơi

Gặp ai ếch cũng thế thôi

Hai cái mắt lồi cứ ngước trơ trơ

Em không như thế bao giờ

Vì em ngoan ngoãn biết thưa biết chào

Bài 3: Hoa sen

Hoa sen đã nở

Rực rỡ đầy hồ

Thoang thoảng gió đưa

Mùi hương thơm ngát

Lá sen xanh mát

Đọng hạt sương đêm

Gió rung êm đềm

Sương long lanh chạy

Bài 4: Tay bé

Bàn tay bé uốn uốn

Là dải lụa bay ngang

Bàn tay bé nghiêng sang

Là chiếc dù che nắng

Bàn tay bé dang thẳng

Là cánh con ngỗng trời

Bàn tay bé bơi bơi

Là mái chèo nho nhỏ

Bài 5: Con ong chuyên cần

Con ong bé nhỏ chuyên cần

Mải mê bay khắp cánh đồng gần xa

Ong đi tìm hút nhụy hoa

Về làm mật ngọt thật là đáng khen

Bài 6: Thạch Sanh

Đàn kêu: ai chém chằn tinh

Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

Đàn kêu: ai chém xà vương

Đem nàng công chúa chiều Đường về đây?

Đàn kêu: hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong nhân?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân

Biết ăn quả lại quên ơn người trồng?

Bài 8. Mẹ

Mỗi con đường tôi đã đi qua đều có hình bóng mẹ, dù vui, dù buồn. Tôi luôn tự hào với bạn bè của mình vì có người bạn thân là mẹ. Trải qua nhiều vấp ngã, thành công trong những bước đi đầu đời, tôi đã hiểu mẹ mãi mãi là người yêu thương tôi nhất. Cho dù tôi có là ai, tôi vẫn tự hào tôi là con mẹ.

Bài 9. Giàn mướp

Thật là tuyệt!

Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.

Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra: bằng ngón tay, bằng con chuột, rồi bằng con cá chuối to... Có hôm, chị em tôi hái không xuể. Bà tôi sai mang đi biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi mỗi người một quả.

Bài 10. Lời khuyên của bố

Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với niềm hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm điếc mà vẫn thích học.

Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đẫm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bố tin rằng con sẽ luôn cố gắng và không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

Bài 11. Con quạ thông minh

Có một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một cái lọ nước. Nhưng nước trong lọ quá ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được. Nó nghĩ ra một cách: nó lấy mỏ gắp từng viên sỏi bỏ vào lọ. Một lúc sau, nước dâng lên, quạ tha hồ uống.

Bài 12. Con cáo và chùm nho

Một con cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng trên cành liền tìm cách hái chúng. Nhưng loay hoay mãi Cáo ta vẫn không với tới được chùm nho. Để dẹp nỗi bực mình, cáo ta bèn nói:

- Nho còn xanh lắm!

III. Bí quyết dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả

Chương trình học lớp 1 trẻ phải học đánh vần, ghép chữ, luyện phát âm chuẩn. Trẻ ở độ tuổi này đã nói được rất nhiều nhưng trẻ chưa biết cách đánh vần và phát âm đúng, nhiều trẻ còn gặp vấn đề nói lặp, nói ngọng… ảnh hưởng đến giao tiếp. Trẻ bắt đầu luyện đánh vần lớp 1 cần có phương pháp phù hợp để tạo hứng khởi cũng nhưng giúp trẻ dễ tiếp thu nhất. Gợi ý cho cha mẹ giúp con luyện đánh vần hiệu quả:

  • Sử dụng bảng đánh vần lớp 1 chuẩn với các hình ảnh minh hoạt, màu sắc thu hút, hình ảnh trực quan giúp trẻ liên tưởng hiệu quả. Bởi bộ não của bé rất nhạy cảm với màu sắc, hình ảnh.
  • Sử dụng các video dạy đánh vần, kết hợp với âm nhạc thu hút sự chú ý của trẻ. Cha mẹ cùng bé tập đánh vần theo video hướng dẫn.
  • Cho trẻ chơi các trò chơi đánh vần, với thành tích được ghi nhận, giúp bé vừa giải trí vừa đánh vần hiệu quả.

Chính cha mẹ sẽ là người đồng hành cùng con, tập đánh vần, luyện giọng chuẩn để làm gương cho bé. Kiên trì để bé không cảm giác bị áp lực, giúp trẻ ghi nhớ, hình thành phản xạ tự nhiên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Video liên quan

Chủ Đề