Kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học tự nhiên xã hội

Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học.

Bạn đang xem: Kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học tự nhiên xã hội


Ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, KWLH, Bản đồ tư duy, kĩ thuật dạy học nhóm, kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn….

Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.

Để chuẩn bắt kịp các xu hướng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, năm học mới 2020-2021, Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoàng Công Chất đã chỉ đạo xuống các tổ, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cho các khối lớp của mình áp dụng các kĩ thuật dạy học mới vào giảng dạy.

Sau khi nhận được kế hoạch, giáo viên khối 2 đã cùng nhau tìm tòi, thống nhất ý kiến chọn và đưa ra những khó khăn trong quá trình dạy môn Tự nhiên xã hội ở lớp 2, bài: "Làm gì để cơ và xương phát triển". Đây là kiểu bài tương đối khó với học sinh vì vốn sống các em còn hạn chế và khó tưởng tượng. Và càng khó hơn nữa khi phải áp dụng các kĩ thuật dạy học mới vào tiết dạy. Khi đặt vấn đề, các cô giáo khối 2 rất băn khoăn, cùng nhau suy nghĩ bàn bạc, thảo luận để tìm và lựa chọn được các kĩ thuật hợp lí nhất, áp dụng vào bài giảng. Nhờ sự tư vấn của đồng chí Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Phương Dung, Tổ trưởng Cà Thị Thanh Bình, các thầy cô giáo khối 2 đã thống nhất chọn bài dạy: "Làm gì để cơ và xương phát triển" và áp dụng các kĩ thuật: Kĩ thuật KWLH, kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật viết tích cực, Kĩ thuật Trình bày một phút, Kĩ thuật Đặt câu hỏi. Thầy giáo Lê Thanh Hồng là người được lựa chọn thể hiện.

Trong tiết học, các em học sinh rất hào hứng, sôi nổi; có em không còn nhút nhát, tích cực trong hoạt động nhóm. Khi đặt câu hỏi, các em đã thể hiện cách trình bày lưu loát, rõ vấn đề cần hỏi. Với kĩ thuật Viết tích cực, giáo viên kiểm tra được mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh. Đặc biệt, với kĩ thuật KWLH, kĩ thuật chia nhóm học sinh được huy động vốn sống, vốn hiểu biết thực tế của các em qua nội dung các hoạt động, từ đó điều chỉnh nội dung bài dạy cũng như phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS của lớp mình.

Xem thêm: Tải Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh 10, Unit 12: Music [Phần 1]

Dưới đây là một số hình ảnh của tiết dạy:


Thầy giáo Lê Thanh Hồng đang đến hướng dẫn tại các nhóm

Việc vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học vào việc soạn giáo án và áp dụng vào các tiết dạy trên lớp góp phần không nhỏ trong việc thực hiện kế hoạch chuyên môn chung của Nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, khích lệ giáo viên thực hiện thường xuyên trong mỗi tiết dạy, nhằm đưa chất lượng giảng dạy đại trà ngày một đi lên. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn như: lớp học đông học sinh nên khó triển khai học nhóm, cơ sở vật chất lớp học chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, đồ dùng dạy học và thực hành chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, một số giáo viên ngại đổi mới,… Nếu khắc phục được những khó khăn kể trên tôi tin chắc rằng việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ thật sự hiệu quả.

Bạn đang quan tâm đến Kĩ Thuật Khăn Trải Bàn Trong Dạy Học Tự Nhiên Xã Hội, Kĩ Thuật Dạy Học Trong Khoa Học Tự Nhiên phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Kĩ Thuật Khăn Trải Bàn Trong Dạy Học Tự Nhiên Xã Hội, Kĩ Thuật Dạy Học Trong Khoa Học Tự Nhiên tại đây.

1. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

– Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp [có nhiều chủ đề]

– Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

– Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác [Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2].

Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”

VÒNG 1: Nhóm chuyên gia

Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mìnhKhi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Kỹ thuật “Các mảnh ghép”

VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép

Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới [1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…]Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhauKhi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyếtCác nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả

Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Các mảnh ghép”

– Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 [chuyên gia] cùng nghiên cứu một chủ đề.

– Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n [nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, … . Ví dụ A1, A2, … An, B1, B2, …, Bn, C1, C2, …, Cn].

– Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới [mảnh ghép] theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.

– Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.

Xem thêm: game granny

Ví dụ: Bài học tiếng Việt

– Vòng 1

Chủ đề A: Thế nào là câu đơn? Nêu ví dụ minh họa và phân tích .[màu đỏ]

Chủ đề B: Thế nào là câu ghép? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . [màu xanh]

Chủ đề C: Thế nào là câu phức? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . [màu vàng]

Lớp có 45 học sinh, có 12 bàn học.

Giáo viên có thể chia thành 6 nhóm: mỗi nhóm gồm học sinh 2 bàn ghép lại [mỗi nhóm có 7 hoặc 8 học sinh]. Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ đề A, nhóm 3,4 nhận chủ đề B, nhóm 5,6 nhận chủ đề C.

XEM THÊM:  Nanocare Có Tốt Không - Nanocare Trị Gout Có Hiệu Quả Không

Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1 đến 15. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm

– Vòng 2

Giáo viên thông báo chia thành 12 nhóm mới : mỗi nhóm 1 bàn [mỗi nhóm có từ 3 đến 6 học sinh]: nhóm 1 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2; nhóm 2 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4; nhóm 3 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 5; nhóm 4 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 6; … nhóm 12 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 14,15. Giáo viên thông báo thời gian làm việc nhóm mới

Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1.

Giao nhiệm vụ mới: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích ví dụ minh hoạ.

2. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Thế nào là kĩ thuật “Khăn trải bàn”?

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:

– Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

– Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

– Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

– Hoạt động theo nhóm [4 người / nhóm] [có thể nhiều người hơn]

– Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

– Tập trung vào câu hỏi [hoặc chủ đề,…]

– Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn [về chủ đề…]. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

– Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn [giấy A0]

Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Khăn trải bàn”

– Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.

– Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.

Xem thêm: trám răng có tốt không

– Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn

– Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.

Vậy là đến đây bài viết về Kĩ Thuật Khăn Trải Bàn Trong Dạy Học Tự Nhiên Xã Hội, Kĩ Thuật Dạy Học Trong Khoa Học Tự Nhiên đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Video liên quan

Chủ Đề